Nguồn gốc bánh tét
Theo những ghi chép còn sót lại, đòn Bánh Tét có nguồn gốc từ chủ nhân vùng đất này. Đó là người Chăm Pa trong lịch sử (tiền thân là người Sa Huỳnh) định hình lãnh thổ quốc gia dân tộc từ cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên (cách ngày nay khoảng gần 2 thiên niên kỷ). Khi đó, người Chăm có một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao. Nền văn hóa ẩm thực cũng phong phú.
Từ sự hình tượng hóa của yếu tố Linga của thần Siva (mà nay còn biểu hiện rõ nhất ở khu đền tháp Mỹ Sơn) cùng với tín ngưỡng nông nhiệp vốn có nên các cư dân sau này đã tạo ra chiếc bánh Tét như ngày nay. Rồi dần đà, đòn bánh Tét được sinh thành và “thai nghén” lúc nào cũng không rõ.
Có một sự tích láo xạo của người bắc về nguồn gốc của bánh tét là do vua Quang Trung bake cho quân lính làm bánh chưng với hình dạng nhỏ gọn để đem theo trong khi đánh quân Thanh năm 1789. Câu chuyện này được tuyên truyền rộng rãi trên mạng nhầm xoá bỏ nguồn gốc Bánh Tét của người miền nam.
Cụ thể như sau:
"Tương truyền để có thể tạo được cuộc tiến công thần tốc từ Thuận Hóa ra đến Thăng Long, đạo quân gồm 7 vạn binh lính của Quang Trung phải thực hiện cuộc hành quân ngày đêm không nghỉ.
Quân đội được chia thành từng tổ, mỗi tổ 3 người, mang theo một cái cáng. Cứ thế một người nằm nghỉ và ăn uống trên cáng thì 2 người còn lại sẽ gánh đi suốt dọc đường, đến giờ lại thay phiên nhau một người nằm nghỉ thì hai người sẽ cáng đi.
Để đảm bảo lương thực cho quân lính, vua Quang Trung cho người nấu bánh chưng, nhưng lại thay đổi hình dạng của bánh chưng miền bánh thành hình đòn như bánh tét miền Nam ngày nay để tiện mang theo, không cồng kềnh, không phải dừng lại nấu nướng."
