Đồng chí mày họp hơi lâu, t vẫn đang đợi đấy nhé
Đây đây, đồng chí tao đây,
1. Vụ thở: mày thở thế là chuẩn rồi. Tao cũng khuyến khích 2-2 cho đơn giản. Nhiều anh chị em cứ thích 4-4 cho pờ-rồ nhưng cá nhân tao thì thấy không nên. Cứ 2-2 nhẹ nhàng, không căng thẳng.
Về vụ dùng bụng: để quen thì mày nên tập dùng cơ bụng để thở bằng bằng cách đi bộ. Vì đi bộ chậm, mình chả phải nghĩ về bàn chân, về cánh tay, về cái con khỉ gì cả, chỉ tập sao cho hít vào thì bụng phình ra - thở ra thì bụng hóp lại. Tức là chỉ tập một thứ thôi, thì nhanh quen, quen rồi thì khi chạy tự nó hoạt động, không cần nghĩ đến nữa.
Nguyên lý là: thay vì tập tất cả mọi thứ cùng một lúc, thì tách ra tập từng thứ một.
2. Vụ mũi chân: tao nghĩ (đúng hơn là đoán - vì tao không nhìn thấy mày chạy) rằng đồng chí mày bị cố để
gót giày không chạm đất. Thế mới thành kiễng. Quan trọng là
gót chân của mày
không tiếp đất
trước. Còn vì giày dép bây giờ, gót giày khự ra, thì nhìn từ bên ngoài, kiểu gì cũng thấy cả bàn chân tiếp đất.
Tao nghĩ có một mẹo thế này: bọn Tây, với bước chạy, bọn nó dùng từ strike - tấn công, dịch ra nghe ngu nhỉ?! Tao hay nói là "Tưởng tượng mình sục mũi chân vào cát khi đi dạo bãi biển ấy". Hình dung như thế trong đầu, thì tự cài bàn chân sẽ có xu hướng xục (hay là
sục) mũi xuống. Mẹo này không tốt về lâu dài, nhưng ban đầu để tập thì hình dung như thế, rồi - như trên tao nói tập từng thứ một ấy - có một hai buổi chỉ quan tâm đến tiếp đất thôi, thì khi xục/sục bàn chân mình chủ tâm để ý xem phần nào của bàn chân có cảm giác va chạm. Cứ thấy gót
chân êm là được, không cần để ý gót
giày có chạm đất không.
3. Dinh dưỡng: tao ăn thoải mái, chỉ tránh mỗi đường. Đường, bao gồm tất cả đồ ngọt trên đời và gạo. Cho nên hai chục năm nay tao hầu như không ăn cơm tí nào. Chỉ trước buổi chạy dài (26km) thì tao nhồi đĩa mỳ Ý Đại Lợi. Rau (thật nhiều), thịt, cá, trứng.
Đường phá hoại cơ bắp, đồng thời do phần năng lượng dư thừa do đường tạo ra góp phần to lớn vào việc tạo ra mỡ nội tạng.
Đừng nhịn ăn, đừng ăn kiêng. Chỉ cần ăn đủ. Đủ, tức là phân biệt lượng mình cần, với lượng làm mình
no. Ăn no, có cảm giác no, thật ra đã là thừa rồi. Ban đầu, ăn mà thấy lưng lửng bụng khó chịu lắm, không quen, cứ thấy thiếu thiếu, nhưng thật ra cơ thể mình không cần nhiều đến mức ấy để hoạt động, cho nên cầu kỳ ra thì đo thử một bữa điển hình, đo một lần để làm chuẩn thôi, rồi sau
nương theo đó mà ăn uống. Tao nói là nương theo, tức là có thể lên có thể xuống, chứ quá nghiêm ngặt thì lại hại tinh thần, rách việc lắm, cũng không nên.
4. Những ki-lô-mếch đầu thấy mệt: chuyện ấy là tự nhiên mà. Chạy dài, thì 5km đầu là khó khăn nhất, dễ bỏ nhất. Rồi đến km thứ 26 là suy sụp tinh thần, km thứ 32 là suy sụp thể chất - có mấy mốc như thế.
Tự mày cũng thấy, đến đoạn sau mày thấy nhẹ nhàng mà. Nên chả lo. Khuyến nghị của tao là 2km đầu tiên đừng chạy nhanh. Hãy chạy thật chậm - nếu mày có đeo đồng hồ chạy, nếu mày dưới 45 tuổi, thì 2km đầu tiên chạy làm sao nhịp tim chỉ khoảng 140 là đẹp. Sau đó tăng tốc dần.
5. Nhảy dây: hay chứ! Rất nên. Nện độ 1000-2000 cái, hoặc kiểu: 2 phút nhảy dây - chống đẩy 20 cái, lặp lại 3-4 vòng thì cũng rất tốt rồi. Mà đơn giản. Làm ở nhà, chả cần đi đâu.
Mưa gió bão bùng mà vác xác đi chạy thì kể cũng hâm, nhưng thật ra, trời mưa chạy rất mát. Mát thì chạy dễ hơn, xa hơn, nhanh hơn.
6. Cuối cùng là form: đúng là cái này mà dùng văn để tả thì khó, tốt nhất là mày nhờ vợ con bạn bè người tình quay lại một đoạn. Rồi so với một vài video bọn nó bốt trên Chạy 365 hoặc Vietnam Marathon là tự chỉnh được mà.
Viết dài thoòng rồi. Tạm thế. Mày cần thêm gì thì cứ hỏi nhé.