Đọc nhiều thằng nhận thức ấu trĩ quá. Câu chuyện ccmn chết người chỉ là bề nổi của vấn đề.
1. Quy hoạch các thành phố lớn quá kém: không giãn các khu đại học, hành chính ra khỏi nội đô. Lý do: đây là quyền lợi của bọn lãnh đạo thành phố cũng như các đơn vị. Ví dụ: bộ cớm còn mở rộng thêm trụ sở ngay trong khu đất siêu chật chội bằng cách đẩy dân đi. Hạ tầng không đáp ứng nổi dẫn đến dân phải cố vào trung tâm sống nhồi nhét để còn đi học đi làm.
2. Chỉ chú trọng phân lô bán nền ngoại thành để kiếm ăn. Kết quả quỹ đất lẽ ra dành cho di chuyển cơ quan hành chính, làm hạ tầng kết nối với trung tâm cũ vừa thiếu, vừa tản mát, vừa không có tiền đầu tư.
3. Thủ tướng đéo có thực quyền. Mỗi thằng bộ trưởng lại là một ông vua con. Thậm chí còn thêm bố của ông vua con là bọn Đảng và thủ lĩnh của bọn Đảng còn to hơn thủ tướng. Kết quả chả đứa nào nghe đứa nào dẫn đến chỉnlo đấu đá giành ghế. Tầm nhìn dài hạn bị bỏ qua.
3. Kinh tế phát triển nhanh nhưng trình độ quản lý không theo kịp. Tốc độ tăng dân mỗi năm 200.000 ở Hà Nội, nhưng quản lý chỉ lo phân chia quận huyện, lo kiếm chác tranh thủ nhiệm kỳ. Tiêu chuẩn pccc cũng liên tục được cập nhật, có nghĩa là nó đầy chỗ hổng vì có những cái đã được ban hành rồi, người dân xưa họ làm đúng và được cấp phép rồi, giờ làm sao tước được. Và tiêu chuẩn còn thiếu rất nhiều, ngoài thiếu thì lại có những thứ nhảm nhí. Ví dụ: khu công nghiệp, tiêu chuẩn nhà để xe sơn chịu lửa 5 tiếng, giá cực đắt. Nhà để xe kcn nó chỉ là cái khung sắt có mái che. Vậy bắt người ta sơn chống cháy làm gì? Trong khi tiêu chuẩn cho nhà dân thì còn chưa xây dựng xong.
4. Nói về bộ cớm thì lượng Pccc là lực lượng ăn bẩn chỉ sau giao thông và kinh tế. Lẽ ra làm đúng thì doanh nghiệp chỉ cần đi mua thiết bị hoặc thuê nhà thầu giá cả hợp lý miễn sao đảm bảo chất lượng Pccc rồi gọi bọn nó qua kiểm tra. Nhưng không, một bộ báo cháy vài trăm nghìn phải qua cty sân sau của lãnh đạo pccc mới được phê duyệt, và giá tăng lên VÀI TRĂM LẦN. Vì nút thắt cổ chai này, mà hàng hoá bị đội giá, thời gian nghiệm thu cấp phép kéo dài. Rốt cục chủ nhà chi tiền để pccc phạt rồi lơ đi. Khi có sự cố thì pccc phủi tay với lý do: đã phạt và yêu cầu dừng. Chủ nhà và khách thuê lĩnh đủ.
5. Do thói quen của chính người dân. Ai cũng muốn phải sở hữu cái nhà, đi thuê là không chịu. Cầu dẫn đến cung: hàng loạt ccmn ra đời đáp ứng cho nó. Ccmn thì 99.9999% là không đạt tiêu chuẩn vì nó quá ngõ nghách để thiết bị pccc có thể triển khai. Đất quá đắt đỏ nên diện tích sử dụng chung bị cắt giảm tàn hại, bỏ luôn cả thang thoát hiểm. Còn mỗi thang bộ, dĩ nhiên chẳng chống cháy gì hết.
6. Ý thức của cả chủ đầu tư lẫn dân đều như cứt. Chủ thì chỉ làm sao thu nhiều tiền nên cứ đồ rẻ tiền mà làm. Dân thì ý thức kém. Cầu thang bộ vất đầy đồ đạc chắn lối. Không cháy còn khó vượt qua nữa là trong tình huống hoảng loạn.
7. Nhận thức xã hội kém. Đi mua cái nhà chung cư mà ban công bịt kín bằng nan sắt thì thoát kiểu gì khi có sự cố? Ai cũng biết, nhưng tặc lưỡi: chắc không sao đâu. Lâu ngày thành quen, cả thành phố có vài nghìn cái ccmn còn đáng cháy hơn. Nhưng năm bữa nửa tháng nữa tất cả lại quên và cuộc sống tiếp tục trở lại như cũ.
Đấy, toàn bộ câu chuyện. Tự chúng mày sẽ thấy bản thân mình trong đó.