Nếu tìm hiểu qua thắng pháp thì sẽ có thể nhận biết rõ sự khác nhau giữa một loài hữu tình với ai. Theo PGNT, mọi chúng sinh trên thế gian được cấu thành từ 3 sự thật chân đế là sắc ( những thứ liên quan đến vật chất), tâm, và tâm sở, những cái này là riêng biệt nhau và k cái nào tạo ra cái nào cả. Trong đó tâm chỉ đơn giản là sự nhận biết cảnh thuần túy và tâm sở là sự trải nghiệm cảnh và tác ý với cảnh, phụ thuộc vào tâm và sanh khởi với tâm. Với AI thì hoàn toàn được tạo ra từ vật chất, về cấu tạo có thể thấy nó cũng có sự tương tự với con người khi có sự nhận biết cảnh, có sự tác ý cảnh, nhưng tâm của AI đc tạo ra từ vật chất nên tâm đó nó vẫn thuộc sắc pháp, nó khác hoàn toàn với tâm của chúng sanh.
Còn trong 12 nhân duyên, cái gì vô minh, thì đó chính là tâm của kiếp đó, do vô minh nên có tác ý hay tạo nghiệp, và do nghiệp nên dẫn dắt chúng sinh tái sanh với danh - sắc hay thân - tâm mới. Việc truy tìm khởi nguyên của 12 nhân duyên là bất khả thi, k thể tìm được điểm khởi đâu hay kết thúc nó cũng giống như việc tìm số bé nhất hoặc lớn nhất trên cõi đời này vậy. Và rõ ràng tâm của kiếp này và tâm của kiếp trước là 2 tâm khác nhau, thậm chí theo thắng pháp ngay trong 1 giây có hàng triệu triệu sát na tâm sinh diệt liên tục vì vậy PGNT chủ trước bác bỏ cái tâm hay linh hồn bất biến, nếu nói đúng hơn thì tâm của kiếp sau được kế thừa từ tâm của các kiếp trước qua tác ý ( nghiệp) của tâm thì đúng hơn. Vì vậy nếu nói chết là hết thì cũng k đúng nốt.
Thực ra tất cả các giáo lý của PGNT về thập nhị nhân duyên, khổ, vô thường vô ngã, tứ niệm xứ,... đều nhằm mục đích cho chúng sinh buông bỏ cái ta, buông bỏ tham ái. Chẳng cần nói về phật giáo, tự bản thân chúng m cũng thấy rằng, tất cả những phiền não chúng ta gặp phải trong cuộc sống đều do sự tham ái của tâm, bản thân t cũng tự thấy 1 điều là thân tâm này rồi cũng 1 ngày nó phải ra đi, k sai khác được. Việc luyến ái vào sự hiện hữu thường còn chỉ đem đến lại sự đau khổ. Và K cần nói đến kiếp sau hay thế nào, khi tu tập để bớt cái tham ái trong tâm và tu tập để điều phục cái tâm nó cũng giúp chúng ta ngay trong hiện tại bớt được rất nhiều phiền não rồi.
Tao cần những thằng có quan điểm và tư duy rõ ràng thế này để có thể nói chuyện. Chứ tao ko thể nào nói chuyện cái kiểu chỉ biết dựa vào kinh sách và nhai lại kiến thức được. Thế cũng là một dạng mê tín mà thôi.
Như tao đã nói, cuối cùng thì chúng mày sẽ luôn phải thừa nhận một "cái gì đó" không sinh không diệt, ko từ đâu sinh ra và cũng ko bao giờ mất đi, là nền tảng của sự tồn tại. Có người gọi đó là linh hồn, có người gọi là God, có người gọi là Phật tính, Như Lai, có người gọi là Đạo, cái danh từ ko quan trọng, cái quan trọng là ý nghĩa bất sinh bất diệt. Như ông sư Thích Nhất Hạnh có hẳn quyển sách tựa đề :"Không sinh không diệt đừng sợ hãi", và ngay cả trong vài đoạn trong kinh điển Nikaya, ngài Gautama cũng nói rằng: "Có cái không sinh không diệt, cho nên mới có thể giác ngộ và giải thoát." Vui lòng đọc trong quyển Đức Phật và Phật pháp của sư Nadara - một sư cụ nổi tiếng của Therevada, tao ko rảnh tìm lại.
Nói tiếp, theo cái mà mày đang hiểu từ "thắng pháp", thì Hữu tình được tạo ra từ 3 thứ riêng biệt: sắc, tâm, và tâm sở. 3 thứ đó ko cái nào tạo ra cái nào. Như vậy thì mày đang hiểu rằng 3 thứ đó tự nó có sẵn, tồn tại độc lập, có từ vô thủy tới bây giờ? Với mày tâm và sắc là hai thứ khác nhau, tách biệt, ko liên quan tới nhau, và tự nó có sẵn. Như vậy thì lại mâu thuẫn với thuyết duyên khởi cho rằng mọi thứ đều do duyên sinh, đều được sinh ra từ sự kết hợp của các thứ khác, không có cái gì tự nó tồn tại độc lập có sẵn. Có nghĩa là TÂM + TÂM SỞ - cái phân biệt hữu tình với AI, là một thứ độc lập tự nó tồn tại, không có điểm khởi đầu? Quan niệm như thế thì chỉ là một cách phát biểu khác về linh hồn - vì các đạo khác định nghĩa y hệt như vậy về Linh Hồn. Cũng chẳng có ai bảo Linh hồn là thứ bất biến, ngược lại, linh hồn liên tục trưởng thành và thay đổi, nhưng nó là 1 dòng chảy liên tục, cái sau kế tiếp cái trước, do đó nó định nghĩa nên tính "cá nhân" của một hữu tình. Cái làm cho tao khác với mày. Mặc dù có chung bản chất nhưng vẫn là khác nhau. Cái TÂM đó không bao giờ bị diệt đi mất, vì nó có sinh ra bao giờ đâu, y hệt như khái niệm về Linh hồn bất tử mà thôi.
Vấn đề của những thằng theo đạo Phật hiện nay, là chúng nó luôn nghĩ rằng duy nhất Đạo Phật là "khoa học" và duy lý, còn bọn đạo khác mê tín hết, u mê tin vào "linh hồn" và "God". Nhưng cái mà Phật giáo Đại thừa nói là Phật tính, Như Lai Tạng, nó y hệt khái niệm Linh hồn của các tôn giáo khác, có chăng chỉ sai biệt rất nhỏ. Và ngay cả thằng theo PGNT như mày, khi giải thích về TÂM thì lại giải thích y hệt cách giải thích về Linh hồn.
Ông sư Dalai Lama, trong các quyển sách của mình, nói rất rõ ràng rằng cái TÂM QUANG MINH là bản chất của hữu tình, nó có sẵn từ vô thủy, nhưng vì Vô Minh nên trôi lăn trong luân hồi, và nhiệm vụ của việc tu tập là quay trở về nhận ra cái TÂM QUANG MINH đó - cái TÂM có sẵn tính biết, và nó chỉ là tính biết thuần khiết - không còn bị đánh lừa bởi các hình tướng. Và cái khái niệm này y hệt khái niệm Brahman của bên Hindu.
Hoặc ông Lục Tổ Huệ Năng, khi nói về Tự Tánh, đã nói rằng: Tự Tánh không sinh không diệt, từ Tự Tánh sinh ra vạn pháp. Thế thì cái Tự Tánh đó chỉ là một cách phát biểu khác về Linh hồn Nguyên Thủy- cái đã sinh ra vạn vật. Chứ khác gì mà bảo là khác biệt?
Chúng mày đã luôn bị tẩy não rằng Đạo Phật là cái gì đó đặc biệt khác biệt lắm. Trong khi chính bọn Ấn, chúng nó chỉ bảo rằng Đạo Phật là 1 cách phát biểu khác của chân lý, do ở thời ông Gautama sinh ra, khi đó đạo Hindu bị hiểu sai nghiêm trọng, các tu sĩ không hiểu hết ý nghĩa kinh điển mà chú trọng vào hình thức. Do đó ngài Gautama, buộc phải phủ nhận toàn bộ kinh điển Veda, và tìm cách phát biểu "chân lý" theo một cách khác, duy lý hơn, với các lập luận logic rõ ràng chứ ko dựa vào sách vở. Sau này với sự ra đời của nhiều bậc giác ngộ khác, như Shankara, người được dân Ấn coi là hóa thân của Shiva, thì đạo Hindu đã quay trở lại vị trí độc tôn ở Ấn Độ. Chúng mày nên biết rằng, Phật không phải là người duy nhất được dân Ấn coi là giác ngộ, thậm chí cùng thời với Phật còn có ông Mahavira cũng được coi là bậc giác ngộ, chưa kể các đời trước và các đời sau. Cuối cùng thì chúng mày vì sao tin Phật là bậc giác ngộ, chẳng qua cũng chỉ là vì nghe người ta kể lại thế thôi đúng không? Là từ lời truyền miệng của mấy thằng Ấn Độ cách đây 2000 năm chứ chúng mày đã gặp bao giờ đâu mà biết? Mà cho dù gặp thì chúng mày lấy cái gì xác nhận về sự giác ngộ của Phật? Làm sao thằng trẻ con lớp 1 xác nhận được thành tựu của 1 thằng tiến sĩ? Làm sao thằng lớp 1 biết thằng này là tiến sĩ hay cũng mới chỉ tốt nghiệp lớp 10? Nó nằm quá khả năng của mày. Do đó mọi sự tuyên bố chắc chắn như đinh đóng cột đều là cực đoan.
Nếu chúng mày tự hào là đệ tử của Gautama, thì tao nghĩ là chúng mày nên nghi ngờ và đặt câu hỏi ngược lại với tất cả những gì chúng mày học từ sách vở, và có điểm nào ko rõ ràng thì phải nhận thức rõ chỗ đó là chỗ phải "chấp nhận", là không thể suy luận được tiếp. Ví dụ như đến 1 lúc chúng mày sẽ buộc phải thừa nhận Luân Hồi tự nó có, các quy luật sinh diệt tự nó có, không do ai sinh ra, Tâm tự nó có, không do ai sinh ra, không có điểm khởi đầu.
Tuy nhiên khi buộc phải thừa nhận như vậy, chúng mày phải thấy rằng mình ko hề có gì hơn một thằng Ấn Giáo, khi nó cũng thừa nhận rằng God tự có sẵn, ko ai sinh ra God, God tạo ra thế giới và các quy luật để thế giới vận hành, đưa các linh hồn vào đó để các linh hồn học hỏi và tiến hóa.
Bản thân tao không theo 1 quan niệm nào, tao bỏ ngỏ các hai khả năng, vì tao thấy cả hai đều có thể là sự thật. Nếu nói tiến hóa tạo ra loài người, thì tao suy tư và thấy là không chính xác. Do đó có "khả năng" rằng God hoặc "ai đó" đã tạo ra loài người. Chỉ cho đến khi nào có một lý thuyết hoàn chỉnh, đủ logic và bằng chứng về sự hình thành của loài người, và các loài hữu tình, thì khả năng đó vẫn còn được bỏ ngỏ. Bởi vì mọi lý thuyết hiện tại, dù của bất kỳ tôn giáo nào hay của khoa học, đều chưa hoàn chỉnh, và chưa 100% chính xác về nguồn gốc của vũ trụ, nguồn gốc của loài người, về mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Cho nên bất kỳ sự bám chấp và khẳng định nào, theo tao đều là 1 dạng mê tín. Bám chấp vào Vô thần cũng là mê tín, bám chấp vào God và linh hồn cũng là mê tín.
Chúng mày thực hành theo một Đạo -và thấy nó mang lại kết quả cho chúng mày, thì ko có nghĩa những thằng đang thực hành theo phương pháp khác là sai, là u mê. Vì bọn kia cũng đang cảm thấy Đạo của chúng nó mang lại cho chúng nó rất nhiều, làm chúng nó tốt lên rất nhiều, và chúng nó cũng có logic của chúng nó mà mày ko thể nào bác bỏ được. Khi ăn thua đủ lôi nhau lên bàn lý luận, chúng mày sẽ thấy lý luận của chúng mày cũng đầy sơ hở ko có gì là "sáng suốt" hơn bọn kia đâu. Chúng mày cũng đang chấp nhận những thứ không thể chứng minh được và buộc phải dùng niềm tin vậy thôi.