Có Hình Tất tần tật về các Triều đại và các vua (kèm theo năm trị vì) của lịch sử Việt Nam. Tml nào dốt sử, lười học thì vào đây đọc qua là chém gió được.

thời thế mà mày, đáng lẽ dan phu dâm phụ bị chửi nhưng vừa lên đã chống được giặc phương Bắc, đập chết lâm ấp phía nam nên được phong anh hùng đúng òi

Đm toàn là ông tự tham ngôi vua nên đất nước bất ổn, giặc nó mới kéo đến. Khác mẹ gì Hồ Quý Ly. Giờ HQL mà đánh thắng quân Minh thì chắc cũng đéo ai phê phán nhà Hồ.
 
Lại ông ngáo này nửa.
Nếu đéo xứng đáng thì Lý Công Uẩn mới đéo xứng đáng nhé
Lê Hoàn cướp ngôi vua của người khác thì bị quả báo chứ sao :))). Đến đời con Lê Hoàn cũng bị Lý Công Uẩn giết sạch.
 
Đm Tây Sơn mà cũng tính 1 triều đại nữa hả :V thg thổ phỉ ăn hại đái khai, QT có khác gì tổng thống Diệm đâu, ko đc lòng dân, ko đc lòng tướng lĩnh, ko đc lòng quốc gia bảo hộ (dù nhận giặc làm cha nghĩa đen luôn) :V lúc sinh thời cầm quyền cũng ko hề cầm quyền full maps. Đúng là mấy thg cuồng QT chuyện gì cũng bịa ra đc nhìn thảm hại vl, ko biết còn ôm mộng lấy lại lưỡng quảng nữa ko =))
 
Gian phu dâm phụ đéo gì ở đây
Ông tào lao nửa
Đéo phải thế tao hỏi mày tại sao Đỗ Thích nó đủ tài giết được Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn mà ko giết luôn Đinh Toàn?
Dương Vân Nga sợ ĐBL mà chết, Đinh Liễn lên ngôi thì sẽ giết mẹ con mình nên mới thông đồng cùng Lê Hoàn giết vua Đinh, để mình làm Thái hậu. Ai dè gặp Lê Hoàn ko phải dạng vừa lại tự lên làm vua rồi chén luôn DVN.
Sau đó DVN chết năm 1000 thì Lê Hoàn sang năm 1001 giả vờ dẫn Đinh Toàn đi đánh giặc xong cũng cho lính bắn lén chết luôn.
 
hên là có Nguyễn Ánh chứ để đám thổ phỉ trị vì thêm mấy chục năm thì chỉ có ăn cứt
đéo có nguyễn ánh thì việt nam tiếp tục bị cai trị bởi tàu khựa, nguyễn huệ họ HỒ gốc 100% khựa, người Việt gốc không ai họ hồ cả
 
Có bằng chứng gì ko?
Mẹ giờ chỉ có thể phân tích thôi chứ bằng chứng cái cc.
Mỗi chuyện ai chỉ huy trận ĐBP mới 70 năm trước mà chúng mày còn cãi nhau nói đéo gì chuyện xảy ra hơn 1000 năm trước.
 

Xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII dưới con mắt một giáo sĩ phương Tây


vietnam xua (33).jpg

Vương Trí Nhàn
Lời dẫn
Trong cuốn Tư liệu văn hiến Thăng Long Hà Nội – Tuyển tập tư liệu phương Tây NXB Hà Nội 2010, nhà sử học Nguyễn Thừa Hỷ cho biết trong việc cung cấp cho người đọc hiện đại những nét phác họa về Thăng Long Kẻ Chợ thời Nam Băc phân tranh, thì Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài của giáo sĩ Jerome Richard thuộc loại tài liệu đáng chú ý nhất.
Theo sự chỉ dẫn đó, chúng tôi tìm đọc và thấy rõ cách đây hơn hai thế kỷ, cuốn sách đã được biên soạn theo hướng viết lịch sử xã hội là một việc mà ở ta chưa ai làm, nên càng cần thiết phải đọc.
Dưới đây là một số ý tưởng, một số nhận xét của tác giả mà khi đọc sách tôi đã ghi chép lại và thử diễn giải lại theo cách hiểu của mình. Giới thiệu chúng ở đây, chúng tôi chỉ muốn chia sẻ một hướng suy nghĩ trong khi làm việc, đó là muốn lý giải hiện tại phải trở lại với lịch sử. Và với cả cộng đồng, những nhận xét từ bên ngoài nhiều khi đau xót, nhưng là cần thiết trên con đường tự nhận thức.

Phần đầu của cuốn sách dành để miêu tả chung về nhiệt độ, khí hậu, cư dân… của Đàng Ngoài, trong đó đoạn nói về Vịnh Đàng Ngoài kể là có một hòn đảo, được người Hà Lan đặt tên là Đảo cướp. Chủ đảo là một võ tướng lo thu thuế.
Các “đô thị” – chỉ là để tập trung dân, mật độ ngang thành phố châu Âu. Các đô thị này chẳng có gì khác nhau. Chỉ có Kẻ Chợ đáng gọi đô thị. Thành phố trật tự, nhưng có những trò kỳ cục như bắn tên có mồi lửa trong đêm vào các nhà rơm rạ gây ra đám cháy.
Người Trung Hoa có mặt ở khắp nơi trong cả vùng đồng bằng. Ở đô thị càng đông, mạnh.
Các loại phương tiện giao thông
– Ngựa: quan;
– chân trần: dân;
– cáng: nhà giàu, người có địa vị
Từng có cầu đá do người Trung Hoa xây rồi vì chinh chiến, bị phá.
Vùng núi sống trong dốt nát và dã man. So sánh: lúc này ở Trung Hoa đã có lúa vụ ba. Nhưng ở Đàng Ngoài thì chưa.
Do thiên nhiên chiều đãi, con người nơi đây tế nhị, khéo léo nhưng yếu ớt và ít dũng cảm.

Cách cư trú, phong tục
Có khoảng 9.000 thôn xóm và 3.000 đơn vị phụ gọi là trại.
Dân miền núi bị coi là man di, nhưng theo các nhà truyền giáo, trong các dân cư ở đây, người H’mông – nhiều nhân tính nhất. Họ ghê sợ với tục lệ dân miền xuôi. Xứ miền núi này cung cấp những chiến binh dũng cảm khi cần. Có người Tartar. Sống du cư, giỏi chữ Hán, giỏi buôn bán. (Có lẽ là H’mông – VTNh)
Tính cách con người
Người dân đồng bằng bị các nhà truyền giáo coi là thô lậu, cả tin, mê tín. Như một bọn du đãng, sông trên thuyền, trên sông. Thật ra không phải vậy. Ở đây, dịu dàng và yêu thích bình yên là tính cách ngự trị. Cạnh đó lại hiếu động hay bị chia rẽ – thường xuyên nổi dậy và mưu phản.
Dân chúng bị lối cuốn vào các cuộc nổi dậy đó như một trò chơi, hơn là bởi tham vọng hay tư tưởng về một cuộc sống hạnh phúc hơn. Những vị quan đầu triều ( = những người ưu tú nhất) không bao giờ tham gia các cuộc nổi dậy này.
Đặc tính người bên lương (thờ Phật )
– luôn luôn không hài lòng với hiện trạng

– ham tài sản, độc ác, phản trắc
– coi cuộc đời như một cực hình
– sẵn sàng phụ bạc vì món lợi nhỏ.
Nhà nước cấm đạo. Chính ra dân cư các làng xóm lại hay đi tố giác để kiếm lợi. Sự mê tín + tâm lý vụ lợi = cuồng tín.
Giao thiệp với người châu Âu. Triều đình biết quá ít về những lợi ích của mình nên không buôn bán với người nước ngoài.
Một số trao đổi lặt vặt chỉ nhằm thỏa mãn những ao ước rất tầm thường: vài cái váy dạ, ít đồ gỗ. Vì người dân không đi đâu nên những cái vớ vẩn đó cũng thành hương xa hoa lạ. Xem chuyện nơi xa là hoang đường.
Ăn mặc: không tất, không giày, không quần lót.
Giày dép là để phân biệt ngôi thứ:
– dân thường bị cấm.
– chỉ hạng tiến sĩ mới được dùng dép
– chỉ người hoàng tộc mới được đi giày.
Đời sống tinh thần. Bộ máy quản lý
Nhìn chung dân có tinh thần sáng suốt, minh mẫn. Sẵn một bản năng khéo léo, chỉ thiếu khoa học – sinh ra tính ỳ.

Nhưng nghèo khổ quá khiến người ta chỉ nghĩ đến sinh tồn tức là phó mặc mình cho sự biếng nhác bẩm sinh. Bộ máy hành chính sẵn sàng “vét cạn” các mầm mống tài năng. Bộ máy này ngu dốt và kiêu căng, nhưng có quyền lực. Họ đối xử với những người khéo tay hơn họ và giàu hơn như nô lệ.
Quan lại đóng vai cái gì cũng biết hết. Thật ra họ không biết, họ dốt song làm bộ làm tịch coi người khác như công cụ. Thuế rất nặng. Dân ở các vùng cằn cỗi không nộp thuế bằng thóc gạo thì phải nộp bằng cỏ.
Việc quan: sáu tháng trong một năm. Hoặc việc công, hoặc đi phục dịch các đức ông.
Sở dĩ chính sách khắc nghiệt vì người ta cho là phải làm thế mới trị được một đám dân hiếu động và dễ phản loạn.
Các ông chủ chỉ yên tâm nghỉ ngơi khi mọi người lao động làm việc liên tục và chỉ có một đời sống tầm thường. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ một số người thử vận may trong buôn bán.
Theo những mẫu mực Trung Hoa .
Phong tục Đàng Ngoài bắt nguồn một phần lớn từ những tục lệ của nước Trung Hoa.
Người Hoa đã có một thời gian dài là chủ nhân xứ Đàng Ngoài. Họ đã đưa vào đây luật lệ, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo…Phong tục Đàng Ngoài cũng có nhiều mối liên hệ với phong tục Trung Quốc.

Ngôn ngữ Trung Hoa là ngôn ngữ bác học. Nho sinh Việt Nam gần giống Nho sinh Trung Quốc.
Vẫn có một thứ biệt ngữ. Một ngôn ngữ và một chữ viết riêng xuất phát từ Trung Hoa.
Luật pháp
Có luật, chẳng hạn luật cấm rượu nhưng ít được tuân thủ. Luật chỉ có tác dụng với kẻ non gan. Ngoài ra, nói chung, không tuân thủ không sao.
Sự phóng đãng được dung thứ, tức gần như được phép.
(VTNh: Luật chỉ có tính chất nửa vời)
– ít đi học vì nghèo
– Có hiện tượng bán con vì nghèo
– Nhận làm con nuôi quan chức để xin được bảo kê
Nạn vay nặng lãi phổ biến.
Người đi vay dễ vỡ nợ. Luật pháp đứng về phía chủ nợ.
Văn hoá
giao tiếp
Có sự phân biệt rõ ràng
– dân gian: buông thả
– quý tộc: nghi thức chặt chẽ hơn

Nhiều phụ nữ được coi là vô cùng dễ dãi. Họ buông thả mình cho những người ngoại quốc với cái giá rất xoàng…
Quan to đi chơi bằng ngựa. To nhỏ dựa vào số người đi hầu kèm theo hộ vệ.
Con người Đàng Ngoài không có xu hướng khám phá, không có tính thần học hỏi, kể cả trên phương diện nghệ thuật. Nhưng lại thích — với những gì sử dụng hàng ngày và những cái đã biết — chứng tỏ là mình xa hoa sang trọng. Họ rất ham thích khoái lạc. Lý do: khí hậu nóng bức, đất đai màu mỡ, dễ sống.
Người ta quen với chế độ chính trị chuyên chế; chịu đựng mà không thấy khổ. Biết nhà nước tự do là hay hơn. Nhưng không đủ sức đấu tranh.
Một số dũng cảm khởi nghĩa, dân chúng có theo và người ta hứa với họ đủ điều. Nhưng kết thúc bằng tái lập chế độ độc đoán.
Sau biến động, con người tự nhủ quá hạnh phúc khi có thể trở về bình yên dưới cái ách vốn có từ trước.
Trong giao thiệp thăm viếng con người, tránh nói chuyện buồn rầu. Không có đồng hồ. Thời gian chỉ được ước tính. Ai cũng vậy.
hay quá tiếp đi tml ơi, kiến thức này lấy ở đâu đấy :sweet_kiss:
 
Đéo có bằng chứng thì mày có quyền kết tội một cách vô lý tào lao đến từ suy diễn thế à
Mày có quyền kết luận ông Giáp ko chỉ huy trận ĐBP thì tao cũng có quyền kết luận như thế đúng ko?
Thế mày giải thích xem làm cách nào Đỗ Thích nó giết được cả 2 người? Trong khi còn quân cận vệ, rồi ĐBL và ĐL cũng chinh chiến bao nhiều năm trời? Chả nhẽ 2 ông ngủ chung giường xong Đỗ Thích nó chui từ dưới gầm ra giết luôn à?
 
con đĩ Dương Vân Nga được tôn sùng rồi thờ phụng này kia thật là vl
 
Thích là hoạn quan sát bên vua
Giết 2 người lúc say rượu nằm ngủ là dễ hơn ăn cháo
Lúc đó cấm vệ quân bên ngoài chứ ai cho vô sát vua
Lại còn hoạn quan…
Hoạn quan nó mất mẹ chym rồi thì hy vọng gì lên ngôi vua mà bảo nó đi giết vua.
Thêm nữa ĐBL định bỏ trưởng lập thứ, sau con thứ bị ĐL giết là 2 cha con đã bằng mặt ko bằng lòng rồi, có điên mới dám uống rượu đến say rồi nằm ngủ với nhau.
 
Ko nhé
Chồng vân nga chết bà ấy mới lấy chồng mới
Có gì mà lăng loàn?
Nếu sử viết Lê Hoàn giết vua cướp ngôi rồi lấy bà ta thì ok t k nói, thân phận phụ nữ không có tiếng nói nên cam chịu. Đằng này sử viết là bà ta tự trao mũ ấn, khoác hoàng bào các kiểu cho Lê Hoàn để ổng làm vua. Vậy thì bả là hoàng hậu tiền triều, có công lớn giúp LH lên ngôi nhưng LH lại muốn lấy bà ta mà bà ta cũng đồng ý luôn??? Chi tiết này m không thấy nó có vấn đề à?? LH là thần tử của ĐBL, thần tử mà lấy vợ của chủ? đã thế vợ của chủ cũ cũng chịu, cũng ok luôn ?? Hoàng đế chứ có phải chủ sơn trại đâu?? Sử thời Đinh thì triều Tiền Lê viết, chẳng lẽ Lê Hoàn kêu viết là "trẫm thông dâm với DVN và cùng hợp mưu với bả giết ông Lĩnh để cướp ngôi"? ??? LH mà không có công đánh Tống thì vụ này không chìm êm v đâu. Lịch sử VN và cả TQ làm đéo gì có người thứ 2 làm hoàng hậu của cả 2 vị vua khai quốc của 2 triều đại kế tiếp nhau, không biết vô liêm sỉ à?. Hoàng hậu mà cứ tưởng trại chủ phu nhân của 1 nhóm sơn tặc!
 
M trích thì phải đưa Toàn thư chẳng hạn: Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?
 
Mày đang nói chuyện hài hước hả?
Thứ nhất hoàn cảnh Lê Hoàn lên ngôi là các tướng làm sức ép
Tống đang sát biên ải
Chiêm đang lăm le sau lưng
Dương Vân Nga còn lựa chọn nào khác ko?
Sau này anh Uẩn lên ngôi cũng thế
Bá quan đồng lòng là anh ấy lên ngôi
Đéo cần ai khoác hoàng bào cả.
Còn bà ấy lấy Lê Hoàn cũng tương tự mẹ Ngô Nhật Khánh lấy Bộ Lĩnh
Được xem như dùng hôn nhân duy trì sự liên kết và hy vọng bảo tồn cho con trai bà ta.
Sử nhà Tiền Lê viết thì đương nhiên phải viết đẹp cho LH rồi, có cả ngàn lí do để LH lên ngôi hợp tình hợp đạo. Lại còn bá quan đồng lòng, má khờ vl. Nếu thái hậu DVN giao toàn quyền chỉ huy chống Tống cho LH thì không được à??? làm tới thập đạo tướng quân thì coi như nắm binh quyền trong tay, tướng nào dám cãi??
DVN lấy LH khác hoàn toàn mẹ Ngô Nhật Khánh lấy ĐBL. Lúc đó Ngô Nhật Khánh chỉ là 1 sứ quân bt như các sứ quân khác. Bà ta cũng không phải vợ của vua trước đó.
Còn DVN là hoàng hậu tiền triều, là VỢ của VUA Đinh. vợ vua triều trước lấy vua triều sau???? Lịch sử mấy ngàn năm có ai như bả k???
 
Không nhé.
Lúc đó DVN đéo trao quyền thì Lê Hoàn làm thịt sạch cả DVN lẫn con bà ta.
Thời điểm Lê Hoàn ko có khái niệm trung quân
Ai giỏi người đó làm vua
Còn vợ vua tiền triều thì có Lý Uyên lấy 2 bà vợ của Tùy Dạng Đế
Lý Trị lấy Võ Tắc Thiên là vợ cha mình
Nguyễn Ánh lấy vợ Quang Toản đấy thôi
Lê Hòn chỉ là Chỉ huy sứ, nắm trong tay chưa đến 3000 quân, thịt kiểu gì hả mày?
 
Lý Uyên lên ngôi lấy 2 bà vợ Tùy Dạng Đế
Trần Cảnh lên ngôi lấy chị dâu kiêm luôn chị vợ đang có thai về làm vợ mình.
Có vô liêm sĩ không?
Phúc Ánh lên ngôi vẫn lấy hoàng hậu Ngọc Bình vợ Toản làm đệ tam đức phi đấy
Nguyễn Ánh, Lý Uyên, là cướp ngôi vua. Đã là cướp ngôi thì lấy bà nào chẳng được????? Trần Cảnh có lấy vợ vua trước à????
Sử viết Lê Hoàn lên ngôi hợp tình hợp đạo đấy. Thế mà lấy vợ vua Đinh, khác nào phản chủ k?
 
Trích Việt Sử Lược
Năm thứ 10 hiệu Thái Bình (979), Tiên Vương bị giết hại. Vệ Vương còn nhỏ tuổi, vua bèn quyền nhiếp chính sự trong nước, xưng là phó vương. Nguyễn Bặc, Đinh Điền thấy vua sẽ bất lợi cho ấu chúa bèn cùng khởi binh đánh vua”. Vua đem quân đánh chém được Điền ở trước trận, bắt được Bắc đem về kinh giết đi.

như vậy theo Việt Sử Lược thì Lê Hoàn chả có tư thông gì với Dương Thị mẹ của Đinh Toàn
Lúc này Lê Hoàn tự xưng phó vương giành quyền nhiếp chính
Nguyễn Bặc Đinh Điền tự làm loạn đánh Hoa Lư lý do sợ Lê Hoàn bất lợi cho ấu chúa bị Lê Hoàn bắt đem chém.
Sang Sử Toàn thư viết tương tự
Dĩ nhiên có thể thêm thắt vài chi tiết thú vị
Vua nối ngôi khi mới 6 tuổi. Lê Hoàn nhiếp chính, làm công việc như Chu Công267 , tự xưng là Phó Vương. Bọn Định quốc công Nguyễn Bặc, ngoại giáp Đinh Điền, Phạm Hạp ngờ Hoàn sẽ làm điều bất lợi cho vua nhỏ, bèn cùng nhau dấy binh, chia hai đường thủy bộ, muốn tiến về kinh đô giết [7b] Hoàn, nhưng không đánh nổi, bị giết. Trước đó khi Điền và Bặc cất quân, Thái hậu nghe tin, lo sợ bảo Hoàn rằng: "Bọn Bặc dấy quân khởi loạn làm kinh động nước nhà ta. Vua còn nhỏ yếu chưa kham nỗi nhiều nạn, các ông nên liệu tính đi chớ để tai họa về sau". Hoàn nói: "Thần ở chức Phó Vương nhiếp chính, dù sống chết biến họa thế nào, đều phải đảm đương trách nhiệm". Rồi đó chỉnh đốn quân lữ, đánh nhau với Điền, Bặc ở Tây Đô (Hoàn người Ái Châu, [sau lên ngôi] đóng đô ở Hoa Lư, cho nên sử gọi Ái Châu là Tây Đô). Điền, Bặc thua chạy, lại đem quân thủy ra đánh. Hoàn nhân chiều gió phóng lửa đốt thuyền chiến, chém Điền tại trận, bắt được Bặc đóng củi đưa về kinh sư, kể tội rằng: "Tiên đế mắc nạn, thần người đều căm thẹn. Ngươi là tôi con lại nhân lúc tan tóc bối Krối mà dấy quân bội nghĩa. Chức phận tôi con có đâu như thế?". Bèn chém đầu đem bêu.

Điền, Bặc đã chết, quân Phạm Hạp mất hết khí thế, tan chạy về hương Cát Lợi ở Bắc Giang. Hoàn dẫn quân đuổi theo, bắt sống được Phạm Hạp đem về [8a] Kinh sư.


như vậy trong cả hai bộ sử thời kỳ đầu không hề có nghi án nào về việc Lê Hoàn giết vua hay Lê Hoàn tư thông cùng Dương Vân Nga
Việc Nguyễn Bặc Đinh Điền Phạm Hạp làm loạn theo lý do là sợ Lê Hoàn gây bất lợi cho ấu chúa.
Không phải để báo thù cho chủ cũ hay vì Lê Hoàn tư thông với thái hậu
Cả 3 đánh thua bị Lê Hoàn giết.
Thời điểm này Lê Hoàn chưa cướp ngôi
M đọc hết toàn thư chưa?
Toàn thư ghi rõ là thông dâm đấy
 
Trích Việt Sử Lược
Năm thứ 10 hiệu Thái Bình (979), Tiên Vương bị giết hại. Vệ Vương còn nhỏ tuổi, vua bèn quyền nhiếp chính sự trong nước, xưng là phó vương. Nguyễn Bặc, Đinh Điền thấy vua sẽ bất lợi cho ấu chúa bèn cùng khởi binh đánh vua”. Vua đem quân đánh chém được Điền ở trước trận, bắt được Bắc đem về kinh giết đi.

như vậy theo Việt Sử Lược thì Lê Hoàn chả có tư thông gì với Dương Thị mẹ của Đinh Toàn
Lúc này Lê Hoàn tự xưng phó vương giành quyền nhiếp chính
Nguyễn Bặc Đinh Điền tự làm loạn đánh Hoa Lư lý do sợ Lê Hoàn bất lợi cho ấu chúa bị Lê Hoàn bắt đem chém.
Sang Sử Toàn thư viết tương tự
Dĩ nhiên có thể thêm thắt vài chi tiết thú vị
Vua nối ngôi khi mới 6 tuổi. Lê Hoàn nhiếp chính, làm công việc như Chu Công267 , tự xưng là Phó Vương. Bọn Định quốc công Nguyễn Bặc, ngoại giáp Đinh Điền, Phạm Hạp ngờ Hoàn sẽ làm điều bất lợi cho vua nhỏ, bèn cùng nhau dấy binh, chia hai đường thủy bộ, muốn tiến về kinh đô giết [7b] Hoàn, nhưng không đánh nổi, bị giết. Trước đó khi Điền và Bặc cất quân, Thái hậu nghe tin, lo sợ bảo Hoàn rằng: "Bọn Bặc dấy quân khởi loạn làm kinh động nước nhà ta. Vua còn nhỏ yếu chưa kham nỗi nhiều nạn, các ông nên liệu tính đi chớ để tai họa về sau". Hoàn nói: "Thần ở chức Phó Vương nhiếp chính, dù sống chết biến họa thế nào, đều phải đảm đương trách nhiệm". Rồi đó chỉnh đốn quân lữ, đánh nhau với Điền, Bặc ở Tây Đô (Hoàn người Ái Châu, [sau lên ngôi] đóng đô ở Hoa Lư, cho nên sử gọi Ái Châu là Tây Đô). Điền, Bặc thua chạy, lại đem quân thủy ra đánh. Hoàn nhân chiều gió phóng lửa đốt thuyền chiến, chém Điền tại trận, bắt được Bặc đóng củi đưa về kinh sư, kể tội rằng: "Tiên đế mắc nạn, thần người đều căm thẹn. Ngươi là tôi con lại nhân lúc tan tóc bối Krối mà dấy quân bội nghĩa. Chức phận tôi con có đâu như thế?". Bèn chém đầu đem bêu.

Điền, Bặc đã chết, quân Phạm Hạp mất hết khí thế, tan chạy về hương Cát Lợi ở Bắc Giang. Hoàn dẫn quân đuổi theo, bắt sống được Phạm Hạp đem về [8a] Kinh sư.


như vậy trong cả hai bộ sử thời kỳ đầu không hề có nghi án nào về việc Lê Hoàn giết vua hay Lê Hoàn tư thông cùng Dương Vân Nga
Việc Nguyễn Bặc Đinh Điền Phạm Hạp làm loạn theo lý do là sợ Lê Hoàn gây bất lợi cho ấu chúa.
Không phải để báo thù cho chủ cũ hay vì Lê Hoàn tư thông với thái hậu
Cả 3 đánh thua bị Lê Hoàn giết.
Thời điểm này Lê Hoàn chưa cướp ngôi
Ngay cái đoạn Lê Hoàn nhiếp chính mà tự xưng phó Vương là nó có vấn đề rồi. Có quan hệ họ hàng gì với vua mà cả gan tự gọi là Vương, phó Vương cũng là Vương.
 

Có thể bạn quan tâm

Top