Môn nào cũng có giới hạn của nó. Quẻ chu dịch dựa vào tâm người xin quẻ nên áp dụng ngắn hạn được dài hạn thì khó.
M mới chi biết qua quẻ chu dịch chứ ko phải toàn bộ kinh dịch. Kinh dịch là nền tảng của nhiều môn khác như là tứ trụ, bát trạch,...
Thằng nào bảo Tử vi mà hơn kinh dịch thì chắc m chưa biết. Hi Di Trần Đoàn cũng học từ kinh dịch mà ra. Đến đời Thiệu Khang Tiết, Tử Bình tiên sinh, hay gần đây nhất là môn Thái Ất của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều dựa trên kinh dịch.
Lại nói tử vi học dễ, xem chung chung dễ, lý luận của nó dễ hiểu nên dễ tiếp cận. Nhưng mà muốn đi sâu vào cụ thể, tính toán hành vận thì lại cực khó.
Quay trở lại kinh dịch, Nguyễn Bỉnh Khiêm am hiểu phong thủy, kinh dịch như vậy nhưng vận số gia đình vẫn suy, ông hiểu được mệnh trời nên mới có giai thoại đi xin tiền.
Thiệu Khang Tiết đệ tử chân truyền của Hi Di ( phát minh ra tử vi) đến lúc sắp chết, vẫn đón nhận một cách thản nhiên.
Tóm lại càng hiểu được kinh dịch là càng thấy thấm thía luật nhân quả, thấy người đi trước, thấy bản thân chiêm nghiệm,... Càng thấy cái quy luật này nó đúng