Có Hình Kỳ tích Lam Sơn, trận buồi nào cũng lấy ít địch nhiều.

Danh sách tướng lĩnh, quan chức nhà Minh
☠️
chết trong hơn 20 năm chiến tranh với Đại Việt:
1. Tiền quân Đô đốc thiêm sự Cao Sĩ Văn cầm binh đến châu Quảng Nguyên đánh quân nổi dậy, trúng phi pháo chết. 1407
2. Đô đốc thiêm sự Lữ Nghị chết trận Bồ Cô (1409)
3. Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn chết trận Bồ Cô (1409)
4. Giao Chỉ Bố chính ty Tham chính Lưu Dục chết trận ở Bồ Cô (1409)
5. Số chỉ huy Liễu Tông chết trận ở Bồ Cô (1409)
6. Giao Chỉ Bố chính ty Tả bố chính sứ Trương Hiển Tông chết bệnh (1409)
7. Thanh Lâm tri châu Vương Bân chết bệnh (1409)
8. Vũ Ninh trí châu Nguỵ Tư Thiện chết bệnh (1409)
9. Đô chỉ huy Đồng Tri đánh nhau với Hậu Trần, chết trận ở Bàn Than (1409)
10. Vân Dương bá Trần Húc, phó Tổng binh Giao chỉ bệnh chết (1410)
11. Quảng Đông Đô chỉ huy Tôn Toàn đánh nhau với Hậu Trần, thua trận chết (1410)
12. Giao Chỉ Bố chính ty Hữu bố chính sứ Vương Bình chết bệnh (1413)
13. Hữu quân Đô đốc đồng tri Hàn Quan chết bệnh (1414)
14. Đô chỉ huy thiêm sự Điền Chân chết bệnh (1415)
15. Tả quân Tả đô đốc Tống Quảng chết bệnh (1418)
16. Giao Chỉ Hữu tham chính Hầu Bảo đánh nhau với Lam Sơn, chết trận (1420)
17. Tả tham chính Phùng Quý đánh nhau với Lam Sơn, chết (1420)
18. Phong Thành hầu Lý Bân, Tổng binh Giao Chỉ, bệnh chết (1422)
19. Hậu quân Đô đốc thiêm sự Trình Khoan bệnh chết (1422)
20. Giao Chỉ Bố chính ty Hữu tham chính Bàng An bệnh chết (1423)
21. Giao Chỉ Đô chỉ huy đồng tri Từ Nguyên bệnh chết (1424)
22. Xương Giang vệ Chỉ huy Ngũ Vân chết trận khi đánh nhau với Lam Sơn ở Trà Lân (1424)
23. Đô chỉ huy đồng tri Trần Trung đánh nhau với Lam Sơn, chết (1424)
24. 25. Binh bộ Thượng thư Trần Hiệp, Chỉ huy Lý Đằng chết trận ở Ninh Kiều (1426)
26. 27. 28. 29. 30. Đô chỉ huy Lý Nhậm, Chỉ huy Cố Phúc, Chỉ huy Lưu Thuận, Nội quan Phùng Trí, Tri phủ Lưu Tử Phụ chết trận trong thành Xương Giang (1427)
31. Thái tử Thái phó, An Viễn hầu, Tổng binh Giao Chỉ Liễu Thăng… (1427)
32. 33. Bảo Định bá Lương Minh, Thượng thư Lý Khánh bệnh chết sau khi lên thay Liễu Thăng chỉ huy quân Minh (sử ta ghi là chém được Lương Minh)
34. 35. 36. Lang trung Lại An, Chủ sự Trần Dung, Chủ sự Lý Tông Phòng chết trận ở ngoài thành Xương Giang (1427)
37. 38. 39. Chỉ huy sứ Từ Anh, Yên Sơn Tả vệ Phó thiên hộ Quế Thắng, Chính Bình châu Tri châu Hà Trung bị Lam Sơn giết (1427)
40. 41. 42. Nam Ninh vệ Chính thiên hộ Thái Ngung, Từ Lân (không rõ chức vụ), Lạng Sơn tri phủ Dịch Tiên chết trận trong thành Khâu Ôn (1427)
43. 44. Giao Chỉ Tiền vệ Chỉ huy thiêm sự Chu An, Chỉ huy Trần Lân theo Đô đốc Thái Phúc hàng Lam Sơn nhưng sau đó mưu làm loạn, bị phát giác và giết (1427)
Trên đây chỉ là những người được ghi chép lại và thấp nhất cũng cỡ Thiên hộ. Con số thực tế phải cao hơn. Ngoài ra còn 1 số trường hợp khác:
1. Chinh di tướng quân, Tổng binh, Thành quốc công Chu Năng bệnh chết trên đường tiến quân sang nước ta (1406)
2. Đô đốc Thái Phúc bị nhà Mình xử tử (1428)
3. 4. 5. Các Đô chỉ huy là Chu Quảng, Tiết Vụ, Vu Toản bị xử tử (1428)
6. 7. Chỉ huy Lữ Quý, Thiên hộ Lý Trung bị xử tử (1428)
Như vậy, chỉ xét những trường hợp được ghi lại thì có 51 người. Trong đó, bệnh chết 15 người, bị nhà Minh xử tử 6 người, còn 30 người tử trận (5 khi đánh với Hậu Trần, 24 khi đánh nhau với Lam Sơn, 1 khi đánh nhau với quân nổi dậy khác, 0 có trường hợp tướng lĩnh nào chết khi đánh nhau với quân nhà Hồ)
🐧
 
Tản mạn về quân Thiết Đột - Tổ nghề đặc công Đại Việt
Chúng ta đều biết rằng Thiết đột là tên gọi những đội quân tinh nhuệ thời vua Lê Lợi khởi nghĩa. Tên gọi này còn tồn tại dưới thời vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và biến mất dưới thời vua Lê Thánh Tông, có thể là từ sau cuộc cải cách quân đội năm 1466.
Không hề có tài liệu ghi chép nào nói cụ thể về cách tổ chức, quân số, trang bị, chiến thuật của quân Thiết đột cả. Tuy nhiên bằng việc đối chiếu các sử liệu khác nhau, người viết cũng có một vài suy đoán của riêng mình.
106178202_565345747439013_3462837214306717948_n.jpg

I Nguồn gốc:
Buổi đầu khởi nghĩa, vua Lê Lợi có một đội quân thiết kỵ gồm 200 người (Lam Sơn thực lục) do Lê Thạch giữ chức Thứ thủ (Đại Việt thông sử). Đây có lẽ là tiền thân ban đầu của quân Thiết đột. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì tháng 2 năm 1428, vua Lê Lợi tổ chức ban thưởng cho các chỉ huy và quân nhân Thiết đột có công khó nhọc ở Lũng Nhai gồm 121 người. Rất có thể đây là những người còn sống sót của đội thiết kỵ 200 người ban đầu kia.
Lê Thạch hy sinh năm 1421, đâu đó gần khoảng thời gian này Nguyễn Xí được trao chức chỉ huy đội Thiết đột thứ nhất (Đại Việt thông sử). Ta có thể hiểu là cùng với sự lớn mạnh của quân Lam Sơn thì lực lượng thiết kỵ đã được mở rộng ra thành Thiết đột, có nhiều đơn vị hơn và có cả các đơn vị không được trang bị ngựa, vì ngựa chiến với quân Lam Sơn vẫn rất khan hiếm.
II Tổ chức
Trong lời dụ vào tháng 4 năm 1427 của vua Lê Lợi, ta biết được rằng thời điểm đó có 14 vệ Thiết đột. Trong đó có các vệ kỵ binh và các vệ không phải kỵ binh. Cụ thể là theo Đại Việt thông sử, các tướng Lê Lâm, Đinh Liệt, Trịnh Khả được chép là làm “thứ thủ vệ quân Thiết đột”, trong khi các tướng Lê Nhân Chú, Lê Lý, Lê Văn An, Lê Thận thì được chép là làm “thứ thủ vệ kỵ binh trong quân Thiết đột”. Một điều đáng suy ngẫm là những tướng từng chỉ huy vệ kỵ binh của quân Thiết đột thì về sau đều được phong tước cao hơn các tướng kia nhiều nên các đơn vị kỵ binh này có lẽ có tầm quan trọng đặc biệt thế nào đó.
III Quân số
Vậy ta đã biết sơ qua về tổ chức của quân Thiết đột, tiếp theo ta tìm hiểu xem đội quân này có bao nhiêu người ?
Theo sách Binh chế chí thì “thời Lê thái tổ khởi nghĩa có đặt ra 14 vệ là: Thiết đột, Kim ngô, Ngọc kiểm, Phùng thần, Xa kỵ, Câu kiềm, Thiên ngưu, Phùng thánh, Tráng sĩ, Thần võ, Du nỗ, Thần tý, Võ lâm, Thiên uy, Ngũ uy.” (ở đây có 15 cái tên, có lẽ người dịch đã ngắt câu sai ở đâu đó). Lam Sơn thực lục nói rằng Lê thái tổ thời gian này có được hơn 5 vạn tinh binh.
Làm một phép tính nhanh thì ta có thể đoán quân số của một vệ tinh binh là xấp xỉ 3571 người. Vệ Thiết đột lại chia thành 14 vệ nhỏ như đã nói ở trên, mỗi vệ nhỏ xấp xỉ 255 người.
Con số này sẽ khá hợp lý nếu xét đến 2 sự kiện: tháng 3 năm 1427, Đinh Lễ và Nguyễn Xí đem 500 quân Thiết đột đến giải vây cho Tây Phù Liệt, nghĩa là quân số của xấp xỉ hai vệ nhỏ. Đội quân này bị sa lầy và thiệt hại gần hết tại My Động. Đến tháng 9 năm đó, tướng Phạm Vấn đem 3000 quân Thiết đột, nghĩa là toàn bộ quân số trong 12 vệ còn lại đến trợ chiến cho trận đồng Xương Giang để dứt điểm đạo viện binh của nhà Minh.
Tuy nhiên cũng có cách hiểu khác về dòng in nghiêng trên kia là: “thời Lê Thái Tổ khởi nghĩa đặt ra 14 vệ Thiết đột là: Kim Ngô, Ngọc Kiềm… Trong trường hợp này thì ta biết được chi tiết tên của 14 đơn vị Thiết đột nhưng không biết quân số có bao nhiêu. Chỉ biết là lần huy động nhiều nhất được ghi lại là 3000 người.
IV Trang bị:
Không hề có sử liệu nào mô tả trang bị của quân Thiết đột. Tuy nhiên ta đang đặt giả thiết rằng tiền thân của lực lượng này là thiết kỵ, cũng như nhiệm vụ xung kích trong những trận giáp lá cà nên có thể đoán rằng quân Thiết đột được trang bị áo giáp hạng nặng. Tình trạng thiếu thốn thời kỳ đầu có lẽ sẽ khiến quân sĩ phải sử dụng lại áo giáp chiến lợi phẩm của quân Minh và ngụy quân. Có nghĩa là loại Đinh giáp – giáp tán đinh kiểu brigandine hoặc Sơn Văn giáp – loại áo giáp tấm được ghép lại từ các mảnh kim loại hình chữ “sơn”. Tất nhiên là có sự sửa đổi để phù hợp với tình hình quân đội và để tránh quân ta nhận lầm. Được biết là trong những năm sau này của thời Lê, quân sĩ thích vẽ Hổ phù lên trên khiên. Vũ khí sử dụng đầu thời Lê là mỗi người được trang bị đại trà một cây đao, một tấm mộc và vài mũi lao ngắn. Ngoài ra mỗi người sẽ dùng một trong những món sau: giáo dài, câu liêm, phi liêm, nỏ. Ngoài ra còn có hỏa đồng, chiến thuyền… Không có gì lạ khi quân Thiết đột cũng dùng các vũ khí tương tự.
V Sức mạnh:
Từ buổi đầu ở Lũng Nhai, quân Thiết đột đã là lực lượng nòng cốt quan trọng. Các chỉ huy Thiết đột như Lê Lý, Lê Văn An… được ghi nhận là đã can đảm xông lên trước hãm trận, giành phần thắng trong những trận đánh ngặt nghèo không cân sức như trận Sách Khôi năm 1422, trận Khả Lựu năm 1424. Tướng Đinh Lễ chỉ dùng duy nhất 500 quân Thiết đột mà đuổi quân Minh chạy dài, giải vây được cho Tây Phù Liệt. Và trong trận đồng Xương Giang, 3000 quân Thiết đột của Phạm Vấn đã là nhân tố quan trọng để làm nên trận dã chiến có quy mô lớn nhất lịch sử trung đại Việt Nam.
VI Tuyển mộ và ưu đãi:
Quân Thiết đột được tuyển mộ từ những người khỏe mạnh, bất kể là người Thanh – Nghệ hay Bắc Hà. Theo Sử ký toàn thư thì những người tham gia hoặc phụ giúp quân Thiết đột sau chiến tranh sẽ được trả lại ruộng đất từng bị quân Minh cướp đoạt. Ngoài ra quân Thiết đột còn được ban cho ruộng đất riêng và con cháu của họ được miễn một số nghĩa vụ quân sự , lao dịch.
VII Phát triển và suy tàn:
Sau kháng chiến chống Minh, lực lượng Thiết đột được tổ chức lại thành 5 “quân” là Tiền, Hậu, Tả, Hữu, Trung. Trong các đời vua Thái Tông, Nhân Tông, đội quân này có tham gia một số trận đánh dẹp phản quân ở Lạng Sơn năm 1434, kinh lược Ai Lao 1435, hay thậm chí là vét sông. Năm 1448 đời vua Nhân Tông, vua ra lệnh giảm bớt biên chế chỉ huy các đạo quân. Đến năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải cách quân đội, chia quân cả nước làm 5 phủ (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung quân phủ), năm 1470 biên chế nhiều vệ quân nhưng từ đó về sau không còn có tên vệ Thiết đột nữa.
-Chôm từ bạn Việt Dũng Vũ - Nhóm nghiên cứu lịch sử -
 
Lính khu này được gọi là Kiêu Binh. Đội này sử dụng thì sức chiến đấu khá mạnh, đoàn kết nhưng mà để duy trì thời bình thì lại k hay vì tập tính kéo bè kết đảng.
Kiêu binh thì mãi 200 năm sau tới thời Chúa Trịnh mới xảy ra mày ơi. Thời Lê Sơ này làm gì có từ kiêu binh
 
ý tao nói là nguồn gốc từ Kiêu binh ấy mày. chỉ lính khu vực Thanh Nghệ này. Còn kiêu binh có từ thời Lê trung hưng rồi
Mà mãi sau này đến thời đánh K với Tàu thì lính vùng này vẫn chiến hăng nhất. Tao đọc và nghe bao nhiêu hồi kí chiến tranh mà chưa thấy 1 bài nào chê lính vùng này
 
Mà mãi sau này đến thời đánh K với Tàu thì lính vùng này vẫn chiến hăng nhất. Tao đọc và nghe bao nhiêu hồi kí chiến tranh mà chưa thấy 1 bài nào chê lính vùng này
Thì chuẩn mà mày, sự đoàn kết của vùng này nó tốt lại có độ máu chiến chứ ra chận mà chân run thì đánh đấm đéo gì nữa. Nhưng mà thời bình thì kéo bè kéo cánh quá vì do có sự đoàn kết cao nên cái gì cũng có 2 mặt mày ah
 
Chuẩn mày, cụ Trãi chẳng qua là tuyên truyền viên. Chả có mưu sâu kế hiểm gì, quả kèo bỏ Thanh Hoá đánh vào miền Tây Nghệ An của cụ Chích mới gọi là đỉnh cao.
Ông Trãi đéo biết tại sao đc lăng xê , chắc nhờ bài Bình ngô đại cáo. Chứ vai trò ông Trãi chắc chỉ ngang như quan thư lại có cho đẹp trong đội hình.
 
Cụ Hoàn cũng đóng cọc nhưng không thành công mày à. Trận thủy chiến Bạch Đằng 981, quân Tống nó hốt sạch đạo thủy của cụ Hoàn, thu 200 chiến thuyền chém ngàn người. Quân Đại Việt khi đó phải tổ chức thủ cứng trong nội địa tới mấy tháng. Hưng Đạo có nhắc đến một tòa thành Bình Lỗ vô cùng kiên cố giúp kháng địch của cụ Hoàn đó.
Lúc đó lính Tống còn thiện chiến mới thống nhất tq xong, sau triệu quang nghĩa đánh Liêu bại trận ở U Yến nên lính tống sạch sẽ hết.
 
Tao mà nhiều tiền như Vịn vương tao tài trợ cho VN làm phim truyền hình thời Lê Thái Tổ.
 
Gần 600 năm sau, nạn kiêu binh tái diễn. Nhưng lần này kiêu binh cầm đầu bởi nhóm Hưng Yên, thành phần có mặt khắp các lộ chư hầu. Kiêu binh ra sức đàn áp dân chúng qua các hình thức thổi kèn ra cồn, quên tắt xinhan, không lắp gương hậu, quá tốc độ ... Nhân dân lầm than không kể xiết
 
Ông Trãi đéo biết tại sao đc lăng xê , chắc nhờ bài Bình ngô đại cáo. Chứ vai trò ông Trãi chắc chỉ ngang như quan thư lại có cho đẹp trong đội hình.
Sao nhiều đứa phải sân si với ông Nguyễn Trãi thế nhỉ. Nếu không rõ thì cứ lật sử nguồn ra mà đọc chứ vặn vẹo đéo gì.
Vương dùng Nguyễn Trãi làm Lại Bộ thượng thư nhập nội hành khiển kiêm giữ công việc viện Xu Mật.

Trước kia, Vương đóng ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi, "tay cầm roi ngựa"1392 , đến yết kiến Vương, dâng sách lược dẹp giặc Ngô, được Vương khen và tiếp nhận, phong làm Tuyên phụng đại phu hàn lâm thừa chỉ, tham dự bàn mưu ở nơi màn trướng. Phàm những lời Trãi bàn nói đều được Vương nghe theo. Đến đây, Vương dùng Trãi làm thượng thư nhập tướng1393 .
Đầu tiên là cái chức của ông Trãi "Lại Bộ thượng thư nhập nội hành khiển kiêm giữ công việc viện Xu Mật". Chức này tương đương với Á tướng, đứng dưới Tể Tướng chuyên việc tham vấn cho Vua. Đây là chức to chứ không phải là nhỏ.
Nguyễn Trãi tham gia vào nghĩa quân Lam Sơn khi Bình Định Vương về đóng tại Lỗi Giang. Đó là năm 1420. Tức là chỉ 2 năm sau khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
Công lao và đóng góp của Nguyễn Trãi là không nhỏ trong Lam Sơn. Giống như người làm truyền thông cho Lê Lợi. Giúp nghĩa quân đoạt thành mà không phải động binh.
Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo, viết Lam Sơn thực lục, biên thư với tướng giặc, đối đáp triều Minh,...
Nói chung đéo phải ngẫu nhiên mà người đời sau lại tôn vinh ông này. Ngay Sài Gòn còn có đường Nguyễn Trãi tồn tại từ thời VNCH.
 
Sửa lần cuối:
Lịch sử mà, thắng viết sao chẳng đúng. Trong suốt 1000 năm đô hộ thì nói ngược lại chẳng là 1000 năm không đánh được thì là gì ? Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Việt Nam chưa bao giờ là của tq, dù có đô hộ thế tq cũng ko đồng hoá đc người Việt dù đã thành công với hầu hết tộc Bách Việt và hàng loạt dân tộc khác.
 
Nguyễn Trãi đúng là có công lớn trong việc thu phục nhân tâm Bắc Hà , do gốc của Lê Lợi là người Mường (Trại) nên lòng người Bắc Hà không theo. Không có Nguyễn Trãi giúp sức thì tốn thêm nhiều sức nữa mới đánh được Minh
Tôi còn đang ngờ vụ mượn gươm thần rùa được Nguyễn Trãi Media lên ý tưởng chứ cụ Lợi thời đầu vừa đánh vừa trốn đã bở hơi rồi đầu óc đâu mà nghĩ ngợi đến nhân tâm.
 
nghèo mà bình dương
T tìm hiểu lịch sử ĐL chả thấy có j tự hào hết
Mục đích cuối cùng như 8 keo nói Xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh chưa bjo đạt dc
Xuyên suốt chiều dài lịch sử ĐL chưa bjo là nc giàu
Yêu nước các thứ là cái bình phong vua quan phong kiến lôi ra phục vụ cho mục đích thâu tóm quyền lực
Xong xuôi rồi thì phuổi tay
Dữ liệu cho thấy cuộc sống ng dân ĐL dưới thời Pháp là khá nhất, khá hơn triều Ng~ trước đó & Bao cấp sau đó
Ng nào làm chủ mà dân ấm lo ng đó mới là công thần
Chứ ko phải ng Việt làm chủ mà ngon
 
Lịch sử mà, thắng viết sao chẳng đúng. Trong suốt 1000 năm đô hộ thì nói ngược lại chẳng là 1000 năm không đánh được thì là gì ? Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Việt Nam chưa bao giờ là của tq, dù có đô hộ thế tq cũng ko đồng hoá đc người Việt dù đã thành công với hầu hết tộc Bách Việt và hàng loạt dân tộc khác.
Các thời khác thì tôi không bàn, nhưng thời cụ Lợi thì đúng là kỳ tích. Trước khi quân Minh chiếm, Đại Việt thời trần đã chế được loại súng hỏa mai cực mạnh, bên Tàu gọi là Súng Giao Chỉ tức Giao súng. Loại súng được mô tả xuyên khiên giáp làm Chế Bồng Nga chết ngay trên thuyền chiến.
Khi nhà Minh sang thì tất cả vũ khí bị thu mang về Trung Quốc. Các thợ thuyền nghệ nhân súng ông cũng bị bắt về bên cạnh các nghệ nhân tài hoa ngành khác. Ông tổ đúc thần công Hồ Nguyên Trừng là ví dụ đó.
Bởi vậy mà Lam Sơn thời đầu vũ trang cái gì cũng thiếu so với quân Minh trang bị đến tận răng. Vừa quân ít mà vũ trang thiếu thế mà vẫn thắng hết trận này đến trận khác.
 
ê chúng mày cho tao hỏi thời nhà Minh anh em sông Hồng thi nhau lên Thượng Kinh thi làm quan không? và anh em sông Hồng thích được dưới văn minh Minh triều hơn hay là thích bị dưới quyền của dân Mường TNT hơn?
ae sông Hồng an phận nên thằng nào thống trị cũng đc nhé. Chứng minh là 1000 năm đô hộ của tàu, 100 thuộc địa pháp.
 
Như ĐL thì tốt nhất là sát nhập vào 1 thằng lớn để ăn sái
Làm khu tự trị ngon hơn
Vì sao:
- Vì bản thân ko có năng lực
- Tách ra nhưng toàn copy lại nó, sống lươn lẹo bị tay to ngứa mắt nên chèn ép đủ đường
Có thằng này nói đúng này.
Tao nghĩ mấy vụ sử nói bọn phương Bắc bóc lột này kia là mấy thằng sử gia phịa cmnr. Đm, không khéo nó phải mang gạo sang cứu đói ấy chứ.
Mấy thằng sau nổi loạn chiếm được chính quyền hay bốc phét lắm.

Éo tin được cái sử Việt Nam.
 
Sao nhiều đứa phải sân si với ông Nguyễn Trãi thế nhỉ. Nếu không rõ thì cứ lật sử nguồn ra mà đọc chứ vặn vẹo đéo gì.

Đầu tiên là cái chức của ông Trãi "Lại Bộ thượng thư nhập nội hành khiển kiêm giữ công việc viện Xu Mật". Chức này tương đương với Á tướng, đứng dưới Tể Tướng chuyên việc tham vấn cho Vua. Đây là chức to chứ không phải là nhỏ.
Nguyễn Trãi tham gia vào nghĩa quân Lam Sơn khi Bình Định Vương về đóng tại Lỗi Giang. Đó là năm 1420. Tức là chỉ 2 năm sau khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
Công lao và đóng góp của Nguyễn Trãi là không nhỏ trong Lam Sơn. Giống như người làm truyền thông cho Lê Lợi. Giúp nghĩa quân đoạt thành mà không phải động binh.
Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo, viết Lam Sơn thực lục, biên thư với tướng giặc, đối đáp triều Minh,...
Nói chung đéo phải ngẫu nhiên mà người đời sau lại tôn vinh ông này. Ngay Sài Gòn còn có đường Nguyễn Trãi tồn tại từ thời VNCH.
Vậy cụ Nguyễn tao là tổ ngành DLV hả mày?
 
Nguyễn Trãi đúng là có công lớn trong việc thu phục nhân tâm Bắc Hà , do gốc của Lê Lợi là người Mường (Trại) nên lòng người Bắc Hà không theo. Không có Nguyễn Trãi giúp sức thì tốn thêm nhiều sức nữa mới đánh được Minh
Kinh lộ đa tùng tặc dĩ phản. Dân Bắc Hà thời đó phản theo giặc luôn chứ ko theo đã đỡ. Cha Nguyễn Trãi cũng theo giặc chứ có phải như mấy ông sử Việt bịa ra chuyện bị bắt khóc lóc bảo con về cứu nước đéo đâu
 
Cụ Lê nhà mình dùng mỗi kế là Dĩ Dật Đãi Lao. Đến phát phủ đầu cho trận rồi rút. Ít nhiều lính địch cũng sợ
 
Có thằng này nói đúng này.
Tao nghĩ mấy vụ sử nói bọn phương Bắc bóc lột này kia là mấy thằng sử gia phịa cmnr. Đm, không khéo nó phải mang gạo sang cứu đói ấy chứ.
Mấy thằng sau nổi loạn chiếm được chính quyền hay bốc phét lắm.

Éo tin được cái sử Việt Nam.
T luôn nhìn vào thực tế để đánh giá
- Ở phạm vi nhỏ: 1 cty, chúng m muốn làm ở cty VN hay cty nc ngoài Mỹ, Thụy Điển hả ???
Đm chả thích làm cty Âu Mỹ quá, cty VN ng VN làm chủ đấy sao chúng m ko thích ???
- Ở phạm vi quốc gia: Nhìn lại các thuộc địa của thực dân trước kia
Đài Loan: thuộc địa Nhật
Hongkong: thuộc địa Anh
Macao: thuộc địa Bồ
Sing: thuộc địa Anh
Bây h nó ra sao thì t chắc k phải nói
Vua chúa thời phong kiến, CS thời CCRĐ đập phá hết các công trình chùa chiền, nhà thờ,...
Người Pháp, Nhật, Mỹ trước khi rút họ có đập phá à ?
Đm nói đâu xa mấy cái tòa nhà lớn ở HN, HP cũng đều xây từ thời Pháp thuộc
Hệ thống đường sắt như nào ? ai xây ? ai phá hả đám ăn rau má ?
Đến bjo những ng Việt định cư nc ngoài, có ai mấy ai muốn trở về
- Chốt lại: T thích tư duy ng Mỹ, hợp chủng quốc, cần cặc gì quan tâm lãnh đạo là ng nc nào, điều quan trọng là họ làm đc gì cho đất nước này
Điều nj càng đúng với đất nc mà ng dân k có tố chất như xứ nj. ĐL có triết học riêng à, tôn giáo riêng à, chữ viết ng việt sáng chế ra à... rõ ràng dân tộc ta toàn copy. Chỉ dựa vào nội lực có mà ăn cức
 
Đéo hiểu ngày xưa hệ số đếm có khác bây giờ ko, chứ tao thấy chiến tranh toàn mấy chục vạn quân, tính ra cũng mấy trăm nghìn quân, mà dân số ngày xưa đâu có đông như giờ.
Ngày xưa chiến tranh tổng lực nhưng hậu cần yếu , 1 thằng lính đánh nhau được phải kéo theo 3 thằng dân phu nên số nó mới to như thế , chứ ra trận oánh nhau thực tế được 1/5 là nhiều
 

Có thể bạn quan tâm

Top