TQ: Huyền thoại ngành dệt may Chiết Giang tự tử

tusianman214

Lỗ đýt gợi cảm
Japan
Trong bối cảnh ngành dệt may Trung Quốc đang sụp đổ như một chuỗi hiệu ứng domino, thì “gậy thuế quan” của Mỹ lại càng khiến tình hình thêm tồi tệ. Ngành dệt may từng là trụ cột quan trọng nâng đỡ danh hiệu “công xưởng thế giới” của Trung Quốc, nay đã rơi vào cảnh thê lương, tiếng khóc than khắp nơi.

Tất Quang Quân, ông trùm ngành dệt may ở Chiết Giang, Chủ tịch công ty TNHH Công nghệ Dệt may Kim Điểm Tử, đã nhảy lầu tự tử hôm 16/4/2025. (Ảnh cắt từ video)
Từ nửa cuối năm 2024, tiếng chuông phá sản vang lên liên tục:

Tháng 9/2024, Công ty TNHH Dệt kim Khoa Kiều Thư Mạn, tọa lạc tại thành phố Thiệu Hưng – trung tâm dệt may của tỉnh Chiết Giang, tuyên bố phá sản; cùng ngày, một doanh nghiệp liên quan là Công ty TNHH Dệt Khoa Kiều Tân Nhàn cũng đi đến hồi kết.
Tháng 11/2024, công ty Dệt May Vạn Doanh Thiệu Hưng bước vào giai đoạn thanh lý phá sản.
Và đến ngày 16/4/2025, Chủ tịch công ty TNHH dệt kim Kim Điểm Tử Thiệu Hưng – ông Tất Quang Quân – đã nhảy lầu tự tử.
Có thể nói rằng chuỗi sự kiện sụp đổ doanh nghiệp và khủng hoảng lãnh đạo này là những tai nạn riêng lẻ, không hề liên quan đến nhau sao?

Tất nhiên là không đơn giản như vậy. Đây không phải là thất bại của một doanh nghiệp riêng lẻ, mà là sự sụp đổ có tính hệ thống của cả chuỗi ngành. Giá nguyên liệu thô tăng vọt, đơn hàng ồ ạt chảy ra nước ngoài, xuất khẩu bị cản trở, khó khăn trong việc vay vốn, nhu cầu nội địa suy giảm, cùng với môi trường bên ngoài đầy bất ổn (đặc biệt là căng thẳng thương mại Trung – Mỹ và thị trường Âu – Mỹ thu hẹp), tất cả khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không còn đường xoay sở.
Ngành dệt may từng là một trong những ngành tạo ra nhiều việc làm nhất, nay đường sống ấy đang bị cắt đứt. Trong ngành này có câu nói truyền miệng: “Một máy dệt ngừng, trăm người rầu 3 ngày”. Nhưng hiện tại, là hàng chục ngàn máy dệt đồng loạt ngừng chạy – người lo không chỉ là công nhân, mà còn là cả một thành phố, thậm chí là cả Trung Quốc.
Và câu hỏi lớn nhất là: Liệu cơn bão ngành nghề này này chỉ giới hạn ở ngành dệt may? Hay đây chỉ là tín hiệu cảnh báo “phần nổi của tảng băng trôi” trong nền kinh tế Trung Quốc?

127 phút cuối cùng của sự lưỡng lự
Đối mặt với chuỗi phá sản liên hoàn, những lựa chọn cực đoan và sự sụp đổ của cả một ngành công nghiệp, cần phải tự hỏi: Việc ông Tất Quang Quân nhảy lầu thật sự “không liên quan đến tình hình kinh doanh của công ty” sao? Hay nói cách khác, liệu có thể giả vờ rằng tất cả những chuyện này chỉ là những sự kiện ngẫu nhiên?

Theo cáo phó của nhóm lo hậu sự cho ông Tất Quang Quân, Chủ tịch Công ty Công nghệ dệt Kim Điểm Tử Thiệu Hưng qua đời vào ngày 16/4/2025, hưởng dương 56 tuổi, do “bị trầm cảm kéo dài”. Liệu đây có phải là lời giải thích chính thức, đã được thống nhất từ chính quyền?

Ngày 16/4/2025, ông chủ của công ty dệt may nổi tiếng ở Chiết Giang, Công ty Dệt Kim Điểm Tử Thiệu Hưng, đã nhảy lầu tự tử. (Ảnh từ mạng xã hội)
Theo báo cáo của tài khoản “Nhuệ Giải Chi Lạc” trên trang Wangyi, dựa trên hình ảnh từ camera giám sát, vào khoảng 6:00 sáng, ông Tất Quang Quân đã nhảy từ tầng 28 xuống. Trước khi nhảy lầu, ông đã một mình lặng lẽ đi lại trên sân thượng suốt 127 phút. Dưới chân ông, rải rác 23 đầu mẩu thuốc lá.
127 phút đó, lẽ ra là khoảng thời gian cuối cùng ông có thể được cứu sống – nhưng dường như chẳng ai để ý đến ông vào thời điểm đó. Trong số di vật của ông, có một bức thư để lại cho đứa con trai mắc chứng tự kỷ: “Bố đã cố gắng hết sức rồi, số tiền còn lại chắc là đủ để con vẽ tranh cả đời.”
Nguồn: https://trithucvn2.net/trung-quoc/tq-huyen-thoai-nganh-det-may-chiet-giang-tu-tu.html
 
Trong bối cảnh ngành dệt may Trung Quốc đang sụp đổ như một chuỗi hiệu ứng domino, thì “gậy thuế quan” của Mỹ lại càng khiến tình hình thêm tồi tệ. Ngành dệt may từng là trụ cột quan trọng nâng đỡ danh hiệu “công xưởng thế giới” của Trung Quốc, nay đã rơi vào cảnh thê lương, tiếng khóc than khắp nơi.

Tất Quang Quân, ông trùm ngành dệt may ở Chiết Giang, Chủ tịch công ty TNHH Công nghệ Dệt may Kim Điểm Tử, đã nhảy lầu tự tử hôm 16/4/2025. (Ảnh cắt từ video)
Từ nửa cuối năm 2024, tiếng chuông phá sản vang lên liên tục:

Tháng 9/2024, Công ty TNHH Dệt kim Khoa Kiều Thư Mạn, tọa lạc tại thành phố Thiệu Hưng – trung tâm dệt may của tỉnh Chiết Giang, tuyên bố phá sản; cùng ngày, một doanh nghiệp liên quan là Công ty TNHH Dệt Khoa Kiều Tân Nhàn cũng đi đến hồi kết.
Tháng 11/2024, công ty Dệt May Vạn Doanh Thiệu Hưng bước vào giai đoạn thanh lý phá sản.
Và đến ngày 16/4/2025, Chủ tịch công ty TNHH dệt kim Kim Điểm Tử Thiệu Hưng – ông Tất Quang Quân – đã nhảy lầu tự tử.
Có thể nói rằng chuỗi sự kiện sụp đổ doanh nghiệp và khủng hoảng lãnh đạo này là những tai nạn riêng lẻ, không hề liên quan đến nhau sao?

Tất nhiên là không đơn giản như vậy. Đây không phải là thất bại của một doanh nghiệp riêng lẻ, mà là sự sụp đổ có tính hệ thống của cả chuỗi ngành. Giá nguyên liệu thô tăng vọt, đơn hàng ồ ạt chảy ra nước ngoài, xuất khẩu bị cản trở, khó khăn trong việc vay vốn, nhu cầu nội địa suy giảm, cùng với môi trường bên ngoài đầy bất ổn (đặc biệt là căng thẳng thương mại Trung – Mỹ và thị trường Âu – Mỹ thu hẹp), tất cả khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không còn đường xoay sở.

Và câu hỏi lớn nhất là: Liệu cơn bão ngành nghề này này chỉ giới hạn ở ngành dệt may? Hay đây chỉ là tín hiệu cảnh báo “phần nổi của tảng băng trôi” trong nền kinh tế Trung Quốc?

127 phút cuối cùng của sự lưỡng lự
Đối mặt với chuỗi phá sản liên hoàn, những lựa chọn cực đoan và sự sụp đổ của cả một ngành công nghiệp, cần phải tự hỏi: Việc ông Tất Quang Quân nhảy lầu thật sự “không liên quan đến tình hình kinh doanh của công ty” sao? Hay nói cách khác, liệu có thể giả vờ rằng tất cả những chuyện này chỉ là những sự kiện ngẫu nhiên?

Theo cáo phó của nhóm lo hậu sự cho ông Tất Quang Quân, Chủ tịch Công ty Công nghệ dệt Kim Điểm Tử Thiệu Hưng qua đời vào ngày 16/4/2025, hưởng dương 56 tuổi, do “bị trầm cảm kéo dài”. Liệu đây có phải là lời giải thích chính thức, đã được thống nhất từ chính quyền?

Ngày 16/4/2025, ông chủ của công ty dệt may nổi tiếng ở Chiết Giang, Công ty Dệt Kim Điểm Tử Thiệu Hưng, đã nhảy lầu tự tử. (Ảnh từ mạng xã hội)
Theo báo cáo của tài khoản “Nhuệ Giải Chi Lạc” trên trang Wangyi, dựa trên hình ảnh từ camera giám sát, vào khoảng 6:00 sáng, ông Tất Quang Quân đã nhảy từ tầng 28 xuống. Trước khi nhảy lầu, ông đã một mình lặng lẽ đi lại trên sân thượng suốt 127 phút. Dưới chân ông, rải rác 23 đầu mẩu thuốc lá.

Nguồn: https://trithucvn2.net/trung-quoc/tq-huyen-thoai-nganh-det-may-chiet-giang-tu-tu.html

Trung Quốc sẵn sàng chiến tranh thương mại với Mỹ đến người cuối cùng. :vozvn (19)::vozvn (19)::vozvn (19):
 
Giang sơn rộng quá rất khó quản lý, thay vì đào tạo tâm phúc chia sẻ áp lực thì nhiều người hay có tư tưởng ôm đồm 1 mình, đến khi gặp khó khăn thì nghĩ quẩn
Nói hay lắm! Lúc sướng thì nhiều tâm phúc lắm, lúc khổ rồi sẽ thấy nó k cắn là may lắm, chứ ở đó mà giúp
 
Ngành dệt may của Việt Nam: kim ngạch xuất khẩu khoảng $40 tỷ (~ 10% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó:
- nhập khẩu vải thành phẩm: 6 tỷ mét vải thành phẩm trên nhu cầu 6.8 tỷ mét phục vụ cho hàng xuất khẩu, trong đó khoảng 55% nhập khẩu từ Trung Quốc.
Về bông và xơ sợi không thể ước tính do số liệu cực kỳ rời rạc, không được công bố.
Nhiêu đó là đủ biết ai nhảy lầu tiếp theo rồi.
Xin hãy xót thương con dân nước Việt.
:burn_joss_stick:
 
Ngành dệt may của Việt Nam: kim ngạch xuất khẩu khoảng $40 tỷ (~ 10% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó:
- nhập khẩu vải thành phẩm: 6 tỷ mét vải thành phẩm trên nhu cầu 6.8 tỷ mét phục vụ cho hàng xuất khẩu, trong đó khoảng 55% nhập khẩu từ Trung Quốc.
Về bông và xơ sợi không thể ước tính do số liệu cực kỳ rời rạc, không được công bố.
Nhiêu đó là đủ biết ai nhảy lầu tiếp theo rồi.
Xin hãy xót thương con dân nước Việt.
:burn_joss_stick:
thì lại kêu gọi giải cứu ngành dệt may thôi
mua nhiều sẽ được chứng nhận yêu nước
mãnh liệt tinh thần đông lào
tha hồ ngạo nghễ khắp nơi:vozvn (13):
 
Giang sơn rộng quá rất khó quản lý, thay vì đào tạo tâm phúc chia sẻ áp lực thì nhiều người hay có tư tưởng ôm đồm 1 mình, đến khi gặp khó khăn thì nghĩ quẩn
Sau khi Liêm Pha không được cầm quân ở Trường Bình phải về, ở vào lúc thất thế, khách khứa đều bỏ đi hết. Sau khi Triệu Quát thảm bại, ông mới được dùng trở lại thì khách khứa lại đến. Liêm Pha giận nói:

Các vị hãy rút lui cho!
Những người khách nói:

Ô! Sao ngài thấy việc muộn thế, đạo bạn bè trong thiên hạ, kết bạn với nhau như lối con buôn, trò giao dịch ngoài chợ. Khi ngài có thế thì chúng tôi theo, ngài không có thế thì chúng tôi đi, cái đó là lẽ dĩ nhiên chứ có gì đáng giận!

CÓ CÁI CON CẶC Á
 
Giang sơn rộng quá rất khó quản lý, thay vì đào tạo tâm phúc chia sẻ áp lực thì nhiều người hay có tư tưởng ôm đồm 1 mình, đến khi gặp khó khăn thì nghĩ quẩn
Nói thì dễ vcl. Cách đây 8 năm tao bắt đầu xây dựng một đội ngũ vài anh em tao coi như tâm phúc. Tao đối xử đúng kiểu anh em người nhà, tao có miếng thịt thì cũng chia cho ae miếng cá, từ lúc chúng nó bơ vơ, nhà có việc tao cũng hỏi han ứng trước tiền.
Có lúc công việc không thuận lợi, tao cũng đứng ra che chắn chứ cũng ko để đứa nào làm bia đỡ. Việc thì giao là tin, tao giao phó cả mảng và cho chúng nó chủ động quyết định.
Mà cái đcm, lúc đủ lông đủ cánh bắt đầu có ý tách riêng. Còn cả chuyện mập mờ sau lưng, làm không báo cáo, phò theo sếp khác.
Cũng may, việc lớn tao đã xong. Tao ngẫm lại làm đéo có tâm phúc, chỉ vì lợi ích cả thôi. Lúc lợi ích không đủ, nó đủ lông cánh kiểu đéo gì cũng có ý riêng. Tao muốn xử thì cũng chả khó, nhưng nghĩ chúng nó cũng chưa quá đáng, vs chút tình nghĩa nên thôi. Giờ an nhiên xây lại cái khác.
Nhớ thằng bạn (hội tao đều có số má hồi đi học) lúc ra trường nó bảo, mày cái gì cũng giỏi, nhưng đối với người thật quá. Đúng là mấy mươi năm đéo sửa đc.
 
Giang sơn rộng quá rất khó quản lý, thay vì đào tạo tâm phúc chia sẻ áp lực thì nhiều người hay có tư tưởng ôm đồm 1 mình, đến khi gặp khó khăn thì nghĩ quẩn
Hết vốn lưu động, bị nhiều bên cho giang hộ xuống đòi + môi trường kinh doanh tệ doanh thu thua chi phí sx.

Chứ ôm 1 mình gì. Tụ chung lại là không gồng lỗ nổi nữa thôi.
 

Có thể bạn quan tâm

Top