tml cho t hỏi. Quyền lực thực tế giữa chủ tịch và bí thư thì ông nào to hơn ?
Tại sao không gộp chủ tịch và bí thư lại làm một.
T thấy trong quân đội hay có chức chính ủy viên, chuyên làm nhiệm vụ đốc thúc tinh thần lý tưởng cho anh em.
Bên dân sự, các chi bộ có chức vụ nào tương tự không tml?
ở địa phương, bí thư đảng ủy to hơn chủ tịch ủy ban, vì đảng lãnh đạo tuyệt đôí, trực tiếp về mọi mặt nhé. Đảng ủy ra nghị quyết rùi thì chủ tịch phải điều hành các sở, ngành thực hiện đạt được mục tiêu nghị quyết đề ra. Còn tại sao ko hợp nhất 2 ông thành 1 vì như vậy dễ xảy ra tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còn, hoặc là quyền lực quá lớn, dễ xảy ra tiêu cực.
Trong quân đội có chính ủy, chính trị viên là người chủ trì về công tác đảng, công tác chính trị. Ở cấp đại đội, tiểu đoàn và ban chỉ huy quân sự huyện gọi là chính trị viên, cấp trung đoàn trở lên gọi là chính ủy, riêng cấp bộ quốc phòng thì ko có chính ủy, mà chỉ có tổng bí thư là bí thư quân ủy trung ương, chủ nhiệm tổng cục chính trị chịu trách nhiệm về công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân. Ở địa phương, bí thư cấp ủy địa phương (tỉnh, huyện, xã) đồng thời là bí thư cấp ủy quân sự địa phương đó, và bí thư tỉnh ủy thì cũng nằm trong đảng ủy của quân khu mà tỉnh đó thuộc địa bàn.
Mối quan hệ giữa chính ủy, chính trị viên với chỉ huy đơn vị là mối quan hệ phối hợp công tác, hay còn gọi là song quyền, chứ ko phải là môí quan hệ cấp trên cấp dưới. Tuy nhiên, trong tình huống khẩn cấp hoặc trong chiến đấu, nếu 2 vị này mà có quan điểm khác nhau, không thống nhất thì người chỉ huy có quyền quyết định, để bảo đảm khỏi bị nhỡ thời cơ, tuy nhiên chỉ huy phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp mình và cấp trên về quyết định đó.
Bên dân sự thì ko có chức nào tương tự, công an cũng đã thí điểm mô hình chính ủy, chính trị viên, nhưng hình như ko thành công, nên đã bỏ rùi, cái này t ko rõ lắm. Còn ở các doanh nghiệp thì thường là 1 phó giám đốc kiêm bí thư cấp ủy doanh nghiệp