nhật bản BỆNH HOẠN
Bát sứ hư hỏng
CHÂU ÂU TRỞ NÊN GIÀU CÓ VÀ THỊNH VƯỢNG NHƯ THẾ NÀO?
CHUYÊN MỤC: KHÁM PHÁ CHÂU ÂU- March 16, 2018
Trong thời đại của các cường quốc và những đế chế lớn mạnh, chỉ một khu vực trên thế giới có kinh nghiệm phát triển kinh tế phi thường. Bằng cách nào?

Quảng trường Dam với Tòa thị chính Mới đang xây dựng (1656) bởi Johannes Lingelbach. Ảnh Bảo tàng Amsterdam / Wikipedia
Bằng cách nào và tại sao thế giới hiện đại và sự thịnh vượng chưa từng có của châu lục này bắt đầu? Các sử gia, các nhà kinh tế học, các nhà khoa học chính trị và các học giả khác đã viết vô số sách với những lời giải thích làm thế nào và tại sao quá trình tăng trưởng kinh tế hiện đại hay vì sao Kỷ Đại Thịnh vượng (the Great Enrichment) bùng nổ ở Tây Âu vào thế kỷ 18. Một trong những lời giải thích lâu đời nhất và thuyết phục nhất chính là sự chia rẽ về mặt chính trị trong một thời gian dài của châu Âu. Trong suốt nhiều thế kỷ, không một nhà lãnh đạo nào có thể thống nhất châu Âu theo cách mà người Mông Cổ hay Đại Minh từng thống nhất Trung Quốc.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng thành công của châu Âu không phải là kết quả của bất kỳ sự ưu việt nào vốn có của nền văn hoá này (ít người Kitô giáo hơn). Nó được biết đến như là một tài sản nổi lên từ thời đại của Hy Lạp và La Mã cổ đại, một kết quả phức tạp và không ngờ đến của các tương tác đơn giản trên toàn bộ châu lục. Phép màu kinh tế châu Âu hiện đại là hệ quả ngẫu nhiên, tình cờ của thể chế. Nó không hề được thiết kế hay lên kế hoạch từ trước. Nhưng nó vẫn xảy ra, và một khi đã bắt đầu, nó sẽ tạo ra một động lực phát triển kinh tế mà nhờ đó, tăng trưởng dựa trên tri thức vừa trở nên khả thi, vừa bền vững.
Tại sao lại như vậy? Nói ngắn gọn thì sự chia rẽ chính trị tại châu Âu đã thúc đẩy sự cạnh tranh năng suất. Các nước thống trị tại cựu lục địa phải cạnh tranh nhau để thu hút những trí thức và thợ thủ công xuất sắc nhất. Nhà sử học kinh tế Eric L Jones gọi đây là “Hệ thống Thành bang”. Cái giá của việc nền chính trị châu Âu bị chia nhỏ thành nhiều thành bang cạnh tranh lẫn nhau là không nhỏ: chiến tranh gần như liên miên, cơ chế bảo hộ, nhiều hợp tác thất bại. Dù vậy, nhiều học giả giờ đây tin rằng, trong dài hạn, việc các thành bang cạnh tranh với nhau lợi nhiều hơn là hại. Cụ thể, mô hình đó khuyến khích các sáng tạo khoa học và công nghệ hơn hẳn so với một lục địa thống nhất.
Có ý kiến cho rằng sự chia rẽ chính trị ở Châu Âu, mặc dù tốn kém nhưng mang lại những lợi ích to lớn, mang lại một nền kinh tế chính trị khác biệt. Trong chương cuối của cuốn “Lịch sử trượt dốc và sụp đổ của đế chế La Mã (1789)”, Edward Gibbon từng viết: “Châu Âu hiện bị chia nhỏ thành 12 vương quốc hùng mạnh nhưng không đồng đều”. Ba trong số đó được gọi là “những vương quốc thịnh vượng đáng trân trọng”, số còn lại là những vương quốc nhỏ hơn, nhưng vẫn độc lập. Việc có nhiều quốc gia kìm chân nhau khiến cho người thống trị khó lạm dụng sự chuyên chế độc tài. Họ vừa lo sợ, vừa ngại với các thành bang láng giềng, Gibbon phân tích. Các nền cộng hòa có được trật tự, kỷ cương và sự ổn định. Nền quân chủ thấm nhuần nguyên tắc của tự do, hoặc ít nhất là có sự tiết chế. Theo thời gian, tinh thần danh dự và công lý cũng dần được đưa vào hiến pháp.
Nói cách khác, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, và sự tiên phong của họ đối với các nước còn lại cũng cải thiện một số những điều tồi tệ nhất có khả năng sẽ xảy ra của chủ nghĩa độc tài chính trị. Gibbon nói thêm rằng trong hòa bình, sự tiến bộ của kiến thức và công nghiệp được đẩy nhanh bởi sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ tích cực. Hai học giả khác, David Hume và Immanuel Kant, cũng có cùng suy nghĩ trên. Từ những cải cách trong thế kỷ thứ 18 của Đại Đế Peter của nước Nga đến sự huy động công nghệ kinh hoàng của Hoa Kỳ để đáp trả lại việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957, cạnh tranh giữa các quốc gia là một động lực kinh tế to lớn. Có lẽ quan trọng hơn, “hệ thống thành bang” đã hạn chế khả năng của các nhà chức trách chính trị và tôn giáo trong vấn đề kiểm soát sự đổi mới trí tuệ. Nếu những nhà thống trị bảo thủ cản trở sáng tạo gốc, các công dân thông minh nhất của họ sẽ bỏ sang vương quốc khác sinh sống (và thực tế đã chứng minh điều này).
Bottom of Form
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng sự chia rẽ chính trị là chưa đủ. Tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Đông cũng chia rẽ trong gần suốt chiều dài lịch sử, châu Phi thậm chí còn chia rẽ hơn thế, nhưng họ đều không trải qua Kỷ Đại Thịnh Vượng. Rõ ràng còn có các yếu tố “cần và đủ” khác nữa. Quy mô của “thị trường” sẽ quyết định việc các sáng chế công nghệ và khoa học có nhận được đủ sự chú ý mà chúng xứng đáng được nhận hay không. Lấy thí dụ, năm 1769, Matthew Boulton từng viết cho đối tác James Watt (nhà vật lý học sáng chế ra động cơ hơi nước) của mình rằng “Sẽ không đáng để tôi mất thời gian nếu động cơ sản xuất ra chỉ phục vụ được 3 quận. Nhưng nếu như phục vụ cả thế giới thì lại hoàn toàn xứng đáng”.
Những gì đúng với động cơ hơi nước thì cũng đúng đối với những quyển sách và bài luận về thiên văn học, y học và toán học. Để viết một cuốn sách liên quan đến chi phí cố định thì quy mô thị trường là rất quan trọng. Nếu sự chia rẽ chính trị khiến phạm vi phục vụ của sự sáng tạo bị thu nhỏ lại thì động lực sáng tạo và cải cách cũng sẽ không còn nhiều.