Câu này hay nè, trong Phật giáo về Luật nhân quả => ở điểm này
trước đến tận bây giờ tôi vẫn còn vướng mắc và khó chịu.
Đại thể như ông có thể thấy:
1/ Như ông mô tả trường hợp giả định (thực tế nhiều trường hợp như vậy xảy ra) - Vô cớ bị đánh và không làm gì sai => theo quan niệm của Luật nhân không bao giờ có trường hợp vô cớ, không có sự kết hợp của nhân đã được gieo trong quá khứ cùng với vô vàn nhân duyên thức đẩy mà có quả trổ sanh ở hiện tại, chỉ có cái nhân đó được gieo ở thời điểm lâu xa quá cộng với quá trình tâm luân chuyển liên tục đuổi theo các trần mà có sự che lấp khiến đối tượng gieo quên đi thời điểm mình đã gieo. Sự luân chuyển của tâm theo đuổi các trần có thể kéo dài qua nhiều kiếp sống - Luân Hồi - nên ở ngay thời điểm giả định ông đưa ra ông nhận kết quả => ông cho là vô cớ. Quá trình Luân chuyển tâm qua nhiều kiếp sông, nếu ông tin vào việc chết không phải là hết thì chỉ dựa vào nền tảng khoa học đưa ra về thời gian mà nền văn minh con người đã tồn tại trên trái đất này ít nhất cũng cả hàng ngàn năm (đang cho là từ khi có người văn minh, thoát khỏi giai đoạn hình thái vượn theo khoa học) => thì ông có thể mường tượng được việc tìm được điểm khởi đầu của nhân đã gieo trong quá khứ là khó xác định chừng nào, nhưng không phải là bất khả thi - theo quan điểm của Phật giáo, ông có thể thực hành rèn luyện để sắp xếp cái nhà kho tâm thức lại cho nó gọn gàng bằng các pháp hành từ thiền Phật giáo cho đến thậm chí các pháp hành của Ngoại đạo có năng lực làm tâm lắng đọng trước các trần cảnh, đủ để ông có thể truy xuất dữ liệu về các nghiệp hành quá khứ trong kho tàng ấy nhanh chóng (cái này không bàn sâu, ai dọn tâm thức rồi thì cảm nhận)
2/Từ giai đoạn nhận kết quả cho 1 nghiệp quá khứ ở trên, nếu ông là một người tin rằng con người sinh ra là chỉ có 1 ĐỜI SỐNG DUY NHẤT LÀ hiện tại như phần đông =>
ông trải qua giai đoạn 1 năm thời gian từ lúc bị đánh với nhiều sự kiện xảy ra cho đến đúng thời điểm ông gặp lại kẻ mà ông cho là đã gieo cái nhân trên với ông (Túc Nghiệp hoàn mãn, các yếu tố thúc đẩy nhân trổ sanh thành quả đã đầy đủ), thực hiện hành vi trả thù thì xét chỉ dựa vào niềm tin của ông về việc con người chỉ sinh ra và sống 1 lần => đúng là
có thể xem như ông kết thúc chuỗi nhân quả ở phía của ông.
Nhưng như ông tự để ý chiêm nghiệm thì có thể thấy, lúc ông bị đánh thì tiến trình tâm nó nổi lên mong muốn trả thù và sự trả thù thường sẽ được thực hiện với hành động và mong muốn làm tổn thương sâu hơn cho đối tượng đã gây ra cho chính mình và sẽ thực hiện đúng như vậy khi gặp đầy đủ thuận duyên như đã đề cập giả định phía trên (*)
Về phía đối tượng kia, dù là kẻ đã gieo xuống một nhân bất thiện với ông mà ông cho là một cách vô cớ khi ông không làm gì sai, trải qua một quãng thời gian dài với đủ các sự kiện xảy ra khiến cho tâm thức bị kéo theo và quay cuồng/Luân chuyển không ngừng nghỉ => cái tâm lúc đánh ông ở đối tượng trên nó đã Sanh/Diệt không biết bao nhiêu lần và bị thay thế bởi hằng hà sa số các tâm khác, thậm chí đối tượng do Vô Cớ Đánh Ông Dù Ông Không Làm Sai có thể còn chẳng biết ông - ông bị đánh lầm - và cũng chẳng còn buồn nhớ ông là ai. Đến thời điểm ông gặp lại và thực hiện hành vi trả thù để kết thúc tiến trình nhân quả của bản thân nhằm thõa mãn tâm sân hận của chính mình, chính ngay lúc đó các yếu tố đã đề cập trong dấu (*) phía trên được thực hiện và cũng là lúc ông gieo thêm một hạt giống phát sanh từ chính quả ông đang gặt vào tâm thức đối tượng trên => các tiến trình một lần nữa được lập lại với kẻ đã quên đi/với hậu quả nhận được sự trả thù từ ông lớn hơn nhân đã gieo/với một kẻ đã chìm đắm trong các nghiệp hành bất thiện nên chỉ còn tuân theo sự trói buộc lôi kéo của các nghiệp hành như phản xạ quán của thói quen => đưa đến điểm số (3) mà ông đề cập...
Ngược lại tiến trình trên sẽ không lặp lại theo khuôn mẫu như thế nếu đối tượng kia không quên đi + ăn năn về hành động quá khứ của mình + chấp nhận hậu quả lớn hơn nhận lại so với hành động đã gieo như phần lãi phát sinh => đã khởi sanh nơi kẻ đó tuệ tri thấy biết rõ ràng về ác quả của các nghiệp hành quá khứ và mong muốn đoạn trừ tận diệt nó/ chặt đứt sự liên kết oan gia đưa đến chuỗi các ác quả kéo dài do tâm thức đã sáng tỏ => tâm kẻ đó không còn là mảnh đất phù hợp để hạt giống bất thiện mới trổ sanh (chỉ giới hạn trong phạm vi tâm thức kẻ đó) họ bẻ được một mắt xích liên kết trói buộc thân tâm họ trong oán thù
Trở lại với ông mặt dù hạt giống ông vô tình ông gieo xuống không thể lún sâu cắm rễ trên mặt ruộng tâm thức kẻ thù, nhưng không có nghĩa là nó nằm yên đó, mà nó trôi lăn gặp đủ các duyên để khi đúng thời - như quá trình 1 năm mà ông đưa ví dụ - nó trổ quả một lần nữa => ông gặp một kẻ đang chuẩn bị BẮT ĐẦU TẠO MỘT ÁC HÀNH để trả, ông gặp TAI NẠN/DỊCH HỌA v.v, cái cuối thì như trong trích dẫn phía dưới tôi không nhớ
Kết luận lại tiến trình và quy luật vận hành của Luật Nhân Quả cũng không nằm ngoài sự khống chế của các yếu tố Duyên Sanh Giả hợp => Đối tượng tâm tiếp nhận là một yếu tố, sự vận hành tự thân của Luật Nhân Quả là một yếu tố, các hoàn cảnh là một yếu tố nữa... Ông có thể cho là Vũ Trụ Tự Vận Hành để sự việc diễn ra, nhưng thực tế như đã phana tích khái quát phía trên chính bản thân ông hoặc đối tượng giả định trên có thể tự mình cắt đứt các mắt xích đang trói buộc Thân Tâm mình khỏi vòng quay vận hành trên mà vòng quay vẫn là vòng quay, còn bản thân ông và đối tượng trên đã vượt thoát ra khỏi vòng quay đó => vì thế đi một vòng xong trở về gốc, hãy tìm hiểu thế nào là Khổ, Tập, Diệt, Đạo...
Khả năng tôi ít ỏi, các ngôn từ còn chưa đến được gốc tủy sự thật, nhưng hi vọng có thể làm một yếu tố Duyên Hợp góp mặt trong triến trình mà ông đang đi.