Về cái huyền thoại cấm vận dầu khí Nga của các anh trai Tây, em chi tiết rõ hơn cho các cụ hiểu nhé, thớt nhiều cụ uyên sâu nhưng cũng nhiều cụ ngô nghê quá.
Có cấm vận dầu khí Nga được không. Em trả lời luôn là KHÔNG ạ. Nước đơn lẻ nào cấm thì cấm (kiểu không nhập dầu Nga như Canada) chứ không cấm toàn bộ được. Kể cả Mẽo các cụ nhé, nó cấm mồm thế nhưng nó sẽ mở đường cho doanh nghiệp nó nhập qua bên thứ ba, một cách thật sự kín đáo. Nga nó chỉ cần giảm 10% sản lượng thôi cả thế giới đã loạn, không cần phải nói đến cả 100% của nó.
Câu chuyện các cụ hay nói mấy hôm nay là về dầu thô, chứ chưa phải là xăng. Dầu thô thì khách hàng của nó là các nhà máy lọc dầu chứ không phải là người dân hay doanh nghiệp sản xuất các cụ nhé. Một tổ hợp lọc dầu của nó ngoài xăng còn điện đạm khí các kiểu nữa, dài phải vài km nhà máy. Và rất thú vị là các nhà máy lọc dầu mua dầu của Nga phần đông là của quan anh ở Tây làm chủ sở hữu. Dầu thô nó có cái hay lắm, là mang tiếng cùng là dầu nhưng đặc tính vật lý nó rất khác nhau, như kiểu cùng là nước giải khát thằng thì là coca, thằng lại như chanh muối, có thằng lại như nước vối, nên lọc được ra xăng (đầu ra chủ yếu, còn phụ phẩm thì cả tỉ thứ) thì mỗi nhà máy lọc dầu nó phải căn chỉnh công nghệ lọc (cái này từ khâu thiết kế các cụ nhé, nhà máy lọc thế hệ mới nó dễ chuyển đổi hơn nhưng vẫn rất mất thời gian) phù hợp. Dầu Nga nó khác dầu Mỹ, dầu Ả rập, và giữa các vùng của nó cũng khác nhau. Các nhà máy lọc dầu nó phải ký các hợp đồng dài hạn mua dầu tại các nhà cung cấp cụ thể, chứ không phải hứng lên là mua. Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nó mua dầu ở Ku oét về lọc các cụ nhé, ký hợp đồng vài chục năm, chứ nó không mua dầu của PVN mấy đâu ah. Nó thường ký hợp đồng khung dài hạn về khối lượng, riêng giá thì theo thị trường.
Các cụ để ý thì dầu Nga bán cho thằng to thứ hai là thằng Hà Lan. Thằng này thì bé tẹo, chưa đến 20 triệu dân, nhưng nó có Royal Dutch Shell là cũng loại hổ báo trong ngành, nó mua dầu Nga về nó lọc rồi bán cho cả Châu Âu chứ không phải mình trong nước nó. Cấm nhập dầu Nga thì toàn bộ nhà máy lọc dầu liên quan của nó dừng hoạt động ạ. Nên ông Anh cấm thì cũng để cuối năm là deadline cho các nhà máy lọc dầu nó điều chỉnh, hoặc tìm nguồn khác tương đương dầu Nga thay thế. Em đồ rằng trong giai đoạn chuyển giao này, Anh sẽ cực lực đẩy mạnh mua dầu Nga về dự trữ cái đã. Cấm ngay bây giờ là vỡ miệng ngay đấy ah.
Còn Mẽo thì sao, ông hoàng showbiz, gào mồm lên cấm vận Nga mà vẫn nhập dầu của Nga (mặc dù cực ít) thì quá nhục. Nên phải bảo cấm thôi, không thì còn ra cái thể thống gì nữa. Nhưng, vâng lại là nhưng, để cứu các nhà máy lọc dầu chuyên dầu Nga, Mẽo nó sẽ tinh tế tạo một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp của nó vẫn mua dầu Nga qua bên thứ ba. Tất nhiên là Mẽo phải bỏ thêm chi phí trung gian rồi và Nga thì vẫn bán được hàng.
Vậy tổng kết lại là gì ạ, Nga nó vẫn bán dầu của nó full công suất với mức giá cao hơn. Giả dụ trong trường hợp xấu, nếu trừ đi 2% công suất nó bán cho Anh Mỹ đi còn 98%, nhân với giá tăng 10% thì tính ra nó được lợi thêm 7,8% so với trước. Có nghĩa là lệnh cấm nhập dầu của Mỹ sẽ làm lợi cho Nga ạ.
Lưu ý các cụ là Ả rập Xê út có xả hàng thì các nhà máy lọc dầu này cũng chịu ah. Nó phải sửa lại công nghệ, quy trình, thời gian có khi bằng năm. Và cũng không thằng ngu nào nó đi làm trò này thời điểm hiện nay vì nó sửa xog mất mớ tiền lại bình thường hoá với Nga thì nó lại đi sửa lại lần hai à. Mà sửa xong Nga nó thả nấm thằng Ả Rập vì tội làm phản thì seo. Tây nó đâu có ngu.
Dầu của Nga nó là hàng hoá độc quyền nhé, các cụ tạm hiểu như vậy, ít nhất là trong ngắn hạn. Và dầu của Saudi hay UAE nó cũng là độc quyền, một dạng độc quyền ngách.
Còn khí đốt của Nga thì là độc quyền cả ngắn và dài hạn luôn. Cụ nào bảo Đức nó k thèm mua, nó quay sang khí hoá lỏng của Mỹ thì các cụ về thử xem cái bếp gas nhà các cụ, đang dùng bình khí nén, quay sang lắp bình nước đầy òng ọc gas hoá lỏng thì bếp nó có bật được không, hay nó lại ướt nhoẹt ra rồi mủn mất. Đức muốn nhập gas hoá lỏng nó phải xây dựng cảng chuyên biệt để nhận được tàu chở gas (tàu to vcđ luôn các cụ), hệ thống truyền dẫn, chuyển đổi, hệ thống đầu cuối. Nói chung là thay lại hết sạch, đập bếp cũ đi rồi mua cái bếp gas mới. Làm được cái này đơn vị thời gian là chục năm các cụ nhé chứ không phải năm. Và tất nhiên với mức giá gấp 3.
Đối với tư bản thì đây được xem là ý tưởng của những thằng đần. Nó có thể giảm thiểu chi phí rất đơn giản bằng cách làm hoà lại với Nga, là xong. Nó chửi mấy hôm cho sướng mồm chứ nó không có ngu.
Một nguồn cung cấp khí đốt khả dĩ có thể thay thế được Nga cho Đức hiện nay là từ Na Uy (đang chiếm tầm 1/4 nhu cầu của Đức). Tuy nhiên rất đáng tiếc là đã full công suất, và còn buồn hơn là công suất cung ứng càng ngày càng giảm do các mỏ đã cạn kiệt. Hơn nữa các mỏ này nằm khá gần biên giới phần cực bắc của Nga, các cụ hiểu ý em không.
Như vậy là Đức, hay rộng hơn là EU đã, đang và sẽ mãi là con tin khí đốt của Nga. Đức sẽ cố gắng đa dạng hoá nguồn cung hơn, nhưng sẽ tốn rất nhiều thời gian và đa dạng hay không, khí Nga vẫn chiếm thị phần không thể thay thế được.