Có Hình 3 que là gì?

taolagenz

Xàm 0 Lít
Dạo gần đây trên mạng xã hội có xuất hiện các câu nói ám chỉ như: " 3 que", " 3 que xỏ lá". Mà đa phần người nói những câu này là những thanh niên miền Bắc sanh sau đẻ muộn. Một số người Miền Nam không hiểu nói như vậy có ý nghĩa gì. Sau một hồi lâu theo dõi tui mới biết ý họ nói và ám chỉ những người Việt quốc gia, người Việt tỵ nạn, người Việt Nam trong nước mà yêu quý Sài Gòn... Thì họ sẽ gọi là " 3 que" do lá cờ VNCH có 3 cái sọc màu đỏ.
"3 que" có phải một từ để phân biệt? Theo tui được biết "3 que" là một từ xuất phát từ miền Bắc. Sở dĩ có từ "3 que" xuất hiện là có lý do của nó. Từ sau hiệp định Geneva 1954, Việt Nam bị chia thành 2 miền. Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 đổ ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Miền Nam từ vĩ tuyến 17 đổ vào là Quốc-gia Việt-Nam đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa mà mọi người biết thời đó miền Bắc theo kinh tế tập trung tự cung tự cấp xài tem phiếu, hàng hóa nghèo nàn, hạn chế, mua gì cũng khó thiếu thốn trăm bề.
Thời đó, diêm là mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt từ nhóm lửa, thắp sáng, châm thuốc... Nên nhà nào người nào cũng cần nhưng vì thời bao cấp nên hàng hóa ít ỏi mua phải chầu chực xếp hàng, ưu tiên gia đình cán bộ. Cán bộ thì mua được 3 hộp, người dân thì một hộp nên que thứ nhứt là que diêm. Que thứ 2 là cái que xỏ dép, những người Miền Bắc thì không còn xa lạ gì với đôi rép râu. Loại dép đế làm bằng vỏ xe, râu dép bằng ruột xe xỏ với nhau nên mang mà ướt thì duột, xứt quai ra hoặc khi đạp xe đạp thì bị xứt nên mấy cán bộ thì hay có cái que xỏ dép để trong cái cặp để đề phòng dép xứt quai câu nói hay nghe là " cậu có que xỏ dép không cho tớ mượn". Cũng thời bao cấp Miền Bắc thì giấy rất quý hiếm vải cũng vậy thì do đó lấy đâu ra giấy vệ sinh nên các cụ lấy lá mà chùi nhất là lá chuối khô
🤣
. Các cụ xưa hay lắm trữ lá trong nhà nhỡ mà mắc thì có mà đi liền nên có cái que để xỏ lá để dành mà đi vệ sinh. Vác cái cuốc xa xa làm và cuốc là giải được bầu tâm sự. Que xỏ lá là cái que thứ 3.
Sau khi giải phóng một số người ở thành phố dần đủ ăn đủ mặc hơn nhu yếu phẩm có chút dư giả thì hay chê, miệt thị mấy anh ở nông thôn là "3 que". Do vậy, nên từ "3 que" là các anh Miền Bắc gọi với nhau thời trước dần sau này nó sống lại được các thành niên Miền Bắc gọi người Việt quốc gia, người Việt tỵ nạn, người Việt Nam trong nước mà yêu quý Sài Gòn... Là "3 que" thì ý nghĩa tượng trưng nó đã thay đổi. Mỗi lần họ gọi "3 que" để chửi mấy người đó thì tui phì cười khác nào chửi tổ tiên... Không tin hỏi mấy cụ già già ngoài Bắc coi đúng không!
image.png
 
Top