Trong 4 năm, gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả được đưa ra thị trường Việt Nam, trong đó có tới 305 sản phẩm sữa giả nộp hồ sơ công bố ở tỉnh Hòa Bình.
Đáng nói, 305 sản phẩm chưa từng được kiểm tra hậu kiểm và những chi nhánh của công ty đều là "chi nhánh ma".
"Chi nhánh Hòa Bình" của sữa giả là phòng khám sản phụ khoa
Theo tìm hiểu của báo Tuổi Trẻ, các công ty trong đường dây sản xuất sữa giả đã thành lập 4 chi nhánh tại tỉnh Hòa Bình để tự công bố sản phẩm.
Trong đó, theo hồ sơ đăng ký công bố, tự công bố sản phẩm gửi đến Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Hòa Bình thì chi nhánh Hòa Bình - Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group và chi nhánh Hòa Bình - Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma có cùng địa chỉ tại số 335 đường Trần Hưng Đạo, phường Quỳnh Lâm, TP Hòa Bình.
Còn chi nhánh Hòa Bình - Công ty cổ phần dược quốc tế Big Four Pharma và chi nhánh Hòa Bình - Công ty CP dinh dưỡng y học BFF, có cùng địa chỉ số 10 khu liền kề Dạ Hợp, tổ 12, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình. Đây là các công ty trong cùng "hệ sinh thái" sữa giả.
Đến địa chỉ 335 Trần Hưng Đạo, TP Hòa Bình - nơi được hai công ty "cầm đầu" đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả đăng ký "chi nhánh", chúng tôi bất ngờ địa chỉ này không hề có chi nhánh như bản đăng ký công bố công ty gửi đến.
Thay vào đó, tại đây có một phòng khám sản phụ khoa và một cửa hàng hàng bia hơi cùng địa chỉ 335 Trần Hưng Đạo.
Trong phòng khám, bà Phạm Thị Thoa - quản lý phòng khám - đang dọn dẹp để chuẩn bị mở cửa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Thoa bất ngờ khi địa chỉ phòng khám của mình lại là chi nhánh của công ty sản xuất sữa giả. Bà cho hay đã làm việc tại đây suốt 8 năm qua và chưa từng bán sữa, cũng như chưa được công ty nào đề cập đến việc đặt chi nhánh phân phối tại cửa hàng.
"Mấy ngày nay, khi có thông tin công ty sữa giả có cùng địa chỉ với phòng khám đã có rất nhiều người thân gọi điện hỏi han, họ tưởng tôi cũng bán sữa giả với công ty. Điều này gây ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Tôi không hiểu tại sao các công ty lại lấy địa chỉ phòng khám làm chi nhánh", bà Thoa bức xúc nói.
Cũng như bà Thoa, ông Thuần - chủ nhà 335 Trần Hưng Đạo - cũng tỏ ra bất ngờ khi nhà mình được đặt làm chi nhánh của công ty sữa. Ông cho hay chỉ cho bà Thoa thuê để làm phòng khám và một phần để con trai sử dụng kinh doanh quán bia. "Không có công ty nào ở đây cả, họ chỉ lấy địa chỉ nhà tôi để đăng ký giấy tờ", ông Thuần khẳng định.
Tại địa chỉ số 10 khu liền kề Dạ Hợp, tổ 12, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình - nơi được 2 công ty trong "hệ sinh thái" buôn bán sữa giả đặt làm địa chỉ - chỉ cách trụ sở Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Hòa Bình chưa đầy 100m.
Tại đây không có biển hiệu của Công ty Big Four Pharma, nhưng có biển hiệu của Công ty y học BFF và một công ty xây dựng trên địa bàn.
Bên trong chi nhánh này không có dấu vết của sản phẩm dinh dưỡng nào mà chỉ có một nhân viên của công ty xây dựng làm việc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông T. - chủ công ty xây dựng - cho hay tòa nhà được ông thuê để nhân viên làm việc. Về biển hiệu của Công ty y học BFF, ông T. nói "do người quen nhờ gắn hộ", không biết công ty này sản xuất gì.
Dù đang bị điều tra, biển hiệu công ty vẫn được "treo nhờ" ngay ngắn, thậm chí dưới biển hiệu của công ty vẫn còn sót lại "hộp thư góp ý".
Như vậy, 4 công ty đăng ký chi nhánh tại Hòa Bình nhưng chỉ là những địa chỉ "ma", không có hoạt động sản xuất, không kinh doanh, không trưng bày sản xuất.
Thế nhưng chỉ trong 3 năm, 4 công ty này đã nộp hồ sơ đăng ký 305 sản phẩm, chiếm hơn 53% toàn bộ nhãn hiệu sữa giả.
305 sản phẩm được cấp phép thế nào?
Theo thông tin từ Chi cục An toàn thực phẩm Hòa Bình, các công ty này bắt đầu xin cấp phép tại chi cục từ năm 2023. Trong 3 năm, bốn công ty này đã nộp 184 hồ sơ công bố sản phẩm và 121 hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Các công ty thay phiên nhau nộp hồ sơ đăng ký. Chẳng hạn, tháng 1 Công ty Hacofood nộp hồ sơ, đến tháng 2 Công ty Rance Pharma nộp hồ sơ..., mỗi tháng các công ty này công bố hàng chục sản phẩm ra thị trường.
Ông Vũ Đức Toàn - trưởng phòng thanh tra - nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình, cho hay theo quy định về hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm hiện nay, các công ty có chi nhánh trên địa bàn có thể nộp hồ sơ đến chi cục như chi cục ông.
"Các công ty chuẩn bị hồ sơ theo quy định, đầy đủ các giấy tờ liên quan, sau đó sẽ gửi đến chi cục bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp. Ngay sau khi nộp hồ sơ, theo quy định các công ty có thể sản xuất sản phẩm và đưa ra thị trường.
Chi cục có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, đăng tải thông tin hồ sơ, giấy công bố tiếp nhận lên hệ thống. Sau đó sẽ tiến hành công tác hậu kiểm", ông Toàn nói.
Như vậy, những công ty này ngay sau khi có chi nhánh tại tỉnh Hòa Bình, trong 3 năm đã nộp 305 hồ sơ, tuy nhiên sau 3 năm, ông Toàn cho hay chưa hậu kiểm bất kỳ sản phẩm nào của các công ty này.
Lý giải về việc 305 sản phẩm nhưng chưa một sản phẩm nào "dính" hậu kiểm, ông Toàn nói do các sản phẩm sữa của các công ty đều đăng ký gia công tại tỉnh khác và chưa nhận được phản ánh của người tiêu dùng.
Trong quá trình kiểm soát mối nguy, kiểm tra trên thị trường thì trên địa bàn tỉnh hoàn toàn không có những sản phẩm này, do đó việc kiểm tra lấy mẫu đánh giá, kiểm tra chất lượng lại không có.
Ông cho hay đơn vị cũng không tiếp nhận thông tin từ kênh khác, ví dụ như các phản ánh của người tiêu dùng thì cũng không có phản ánh nào về những sản phẩm sữa này.
Chi nhánh "ma" không thuộc quản lý của Chi cục An toàn thực phẩm
Không hậu kiểm sản phẩm do không có mẫu, thế nhưng chỉ trong vòng 3 năm với 305 sản phẩm được đăng ký và riêng năm 2024, 4 công ty chiếm đến 90% số hồ sơ tự công bố trên địa bàn. Vậy ai quản lý những chi nhánh đăng ký kinh doanh này?
Việc hàng trăm hồ sơ tự công bố trên địa bàn nhưng không có sản phẩm nào để hậu kiểm có phải là chuyện lạ cần làm rõ?!
Trả lời câu hỏi này, ông Toàn cho hay việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh không thuộc thẩm quyền của chi cục mà do đơn vị khác (Sở Kế hoạch và Đầu tư - PV), chi cục chỉ tiếp nhận hồ sơ gửi đến. Các công ty đăng ký kinh doanh hợp lệ thì chi cục tiếp nhận.
Theo ông Toàn, việc các công ty này sản xuất gia công tại một tỉnh thành, đăng ký công bố sản phẩm ở tỉnh thành khác và thị trường cung ứng ở nơi khác nữa đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý.
"Đặc biệt là công tác hậu kiểm, đánh giá sản phẩm. Mặc dù mọi việc đang thực hiện đúng quy định nhưng có một số quy định đã không còn phù hợp, cần điều chỉnh", ông Toàn nhận định.
Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đang rà soát
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hằng năm cục đều có các văn bản chỉ đạo sở y tế các địa phương, triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Trao đổi với đại diện Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, vị này cho hay công tác hậu kiểm được giao về Chi cục An toàn thực phẩm. Sau khi vụ việc xảy ra, đơn vị đang tiến hành rà soát và sẽ cung cấp thông tin khi có kết quả.
tuoitre.vn

Đáng nói, 305 sản phẩm chưa từng được kiểm tra hậu kiểm và những chi nhánh của công ty đều là "chi nhánh ma".
"Chi nhánh Hòa Bình" của sữa giả là phòng khám sản phụ khoa
Theo tìm hiểu của báo Tuổi Trẻ, các công ty trong đường dây sản xuất sữa giả đã thành lập 4 chi nhánh tại tỉnh Hòa Bình để tự công bố sản phẩm.
Trong đó, theo hồ sơ đăng ký công bố, tự công bố sản phẩm gửi đến Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Hòa Bình thì chi nhánh Hòa Bình - Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group và chi nhánh Hòa Bình - Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma có cùng địa chỉ tại số 335 đường Trần Hưng Đạo, phường Quỳnh Lâm, TP Hòa Bình.
Còn chi nhánh Hòa Bình - Công ty cổ phần dược quốc tế Big Four Pharma và chi nhánh Hòa Bình - Công ty CP dinh dưỡng y học BFF, có cùng địa chỉ số 10 khu liền kề Dạ Hợp, tổ 12, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình. Đây là các công ty trong cùng "hệ sinh thái" sữa giả.
Đến địa chỉ 335 Trần Hưng Đạo, TP Hòa Bình - nơi được hai công ty "cầm đầu" đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả đăng ký "chi nhánh", chúng tôi bất ngờ địa chỉ này không hề có chi nhánh như bản đăng ký công bố công ty gửi đến.
Thay vào đó, tại đây có một phòng khám sản phụ khoa và một cửa hàng hàng bia hơi cùng địa chỉ 335 Trần Hưng Đạo.
Trong phòng khám, bà Phạm Thị Thoa - quản lý phòng khám - đang dọn dẹp để chuẩn bị mở cửa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Thoa bất ngờ khi địa chỉ phòng khám của mình lại là chi nhánh của công ty sản xuất sữa giả. Bà cho hay đã làm việc tại đây suốt 8 năm qua và chưa từng bán sữa, cũng như chưa được công ty nào đề cập đến việc đặt chi nhánh phân phối tại cửa hàng.
"Mấy ngày nay, khi có thông tin công ty sữa giả có cùng địa chỉ với phòng khám đã có rất nhiều người thân gọi điện hỏi han, họ tưởng tôi cũng bán sữa giả với công ty. Điều này gây ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Tôi không hiểu tại sao các công ty lại lấy địa chỉ phòng khám làm chi nhánh", bà Thoa bức xúc nói.
Cũng như bà Thoa, ông Thuần - chủ nhà 335 Trần Hưng Đạo - cũng tỏ ra bất ngờ khi nhà mình được đặt làm chi nhánh của công ty sữa. Ông cho hay chỉ cho bà Thoa thuê để làm phòng khám và một phần để con trai sử dụng kinh doanh quán bia. "Không có công ty nào ở đây cả, họ chỉ lấy địa chỉ nhà tôi để đăng ký giấy tờ", ông Thuần khẳng định.
Tại địa chỉ số 10 khu liền kề Dạ Hợp, tổ 12, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình - nơi được 2 công ty trong "hệ sinh thái" buôn bán sữa giả đặt làm địa chỉ - chỉ cách trụ sở Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Hòa Bình chưa đầy 100m.
Tại đây không có biển hiệu của Công ty Big Four Pharma, nhưng có biển hiệu của Công ty y học BFF và một công ty xây dựng trên địa bàn.
Bên trong chi nhánh này không có dấu vết của sản phẩm dinh dưỡng nào mà chỉ có một nhân viên của công ty xây dựng làm việc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông T. - chủ công ty xây dựng - cho hay tòa nhà được ông thuê để nhân viên làm việc. Về biển hiệu của Công ty y học BFF, ông T. nói "do người quen nhờ gắn hộ", không biết công ty này sản xuất gì.
Dù đang bị điều tra, biển hiệu công ty vẫn được "treo nhờ" ngay ngắn, thậm chí dưới biển hiệu của công ty vẫn còn sót lại "hộp thư góp ý".
Như vậy, 4 công ty đăng ký chi nhánh tại Hòa Bình nhưng chỉ là những địa chỉ "ma", không có hoạt động sản xuất, không kinh doanh, không trưng bày sản xuất.
Thế nhưng chỉ trong 3 năm, 4 công ty này đã nộp hồ sơ đăng ký 305 sản phẩm, chiếm hơn 53% toàn bộ nhãn hiệu sữa giả.
305 sản phẩm được cấp phép thế nào?
Theo thông tin từ Chi cục An toàn thực phẩm Hòa Bình, các công ty này bắt đầu xin cấp phép tại chi cục từ năm 2023. Trong 3 năm, bốn công ty này đã nộp 184 hồ sơ công bố sản phẩm và 121 hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Các công ty thay phiên nhau nộp hồ sơ đăng ký. Chẳng hạn, tháng 1 Công ty Hacofood nộp hồ sơ, đến tháng 2 Công ty Rance Pharma nộp hồ sơ..., mỗi tháng các công ty này công bố hàng chục sản phẩm ra thị trường.
Ông Vũ Đức Toàn - trưởng phòng thanh tra - nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình, cho hay theo quy định về hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm hiện nay, các công ty có chi nhánh trên địa bàn có thể nộp hồ sơ đến chi cục như chi cục ông.
"Các công ty chuẩn bị hồ sơ theo quy định, đầy đủ các giấy tờ liên quan, sau đó sẽ gửi đến chi cục bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp. Ngay sau khi nộp hồ sơ, theo quy định các công ty có thể sản xuất sản phẩm và đưa ra thị trường.
Chi cục có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, đăng tải thông tin hồ sơ, giấy công bố tiếp nhận lên hệ thống. Sau đó sẽ tiến hành công tác hậu kiểm", ông Toàn nói.
Như vậy, những công ty này ngay sau khi có chi nhánh tại tỉnh Hòa Bình, trong 3 năm đã nộp 305 hồ sơ, tuy nhiên sau 3 năm, ông Toàn cho hay chưa hậu kiểm bất kỳ sản phẩm nào của các công ty này.
Lý giải về việc 305 sản phẩm nhưng chưa một sản phẩm nào "dính" hậu kiểm, ông Toàn nói do các sản phẩm sữa của các công ty đều đăng ký gia công tại tỉnh khác và chưa nhận được phản ánh của người tiêu dùng.
Trong quá trình kiểm soát mối nguy, kiểm tra trên thị trường thì trên địa bàn tỉnh hoàn toàn không có những sản phẩm này, do đó việc kiểm tra lấy mẫu đánh giá, kiểm tra chất lượng lại không có.
Ông cho hay đơn vị cũng không tiếp nhận thông tin từ kênh khác, ví dụ như các phản ánh của người tiêu dùng thì cũng không có phản ánh nào về những sản phẩm sữa này.

Chi nhánh "ma" không thuộc quản lý của Chi cục An toàn thực phẩm
Không hậu kiểm sản phẩm do không có mẫu, thế nhưng chỉ trong vòng 3 năm với 305 sản phẩm được đăng ký và riêng năm 2024, 4 công ty chiếm đến 90% số hồ sơ tự công bố trên địa bàn. Vậy ai quản lý những chi nhánh đăng ký kinh doanh này?
Việc hàng trăm hồ sơ tự công bố trên địa bàn nhưng không có sản phẩm nào để hậu kiểm có phải là chuyện lạ cần làm rõ?!
Trả lời câu hỏi này, ông Toàn cho hay việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh không thuộc thẩm quyền của chi cục mà do đơn vị khác (Sở Kế hoạch và Đầu tư - PV), chi cục chỉ tiếp nhận hồ sơ gửi đến. Các công ty đăng ký kinh doanh hợp lệ thì chi cục tiếp nhận.
Theo ông Toàn, việc các công ty này sản xuất gia công tại một tỉnh thành, đăng ký công bố sản phẩm ở tỉnh thành khác và thị trường cung ứng ở nơi khác nữa đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý.
"Đặc biệt là công tác hậu kiểm, đánh giá sản phẩm. Mặc dù mọi việc đang thực hiện đúng quy định nhưng có một số quy định đã không còn phù hợp, cần điều chỉnh", ông Toàn nhận định.
Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đang rà soát
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hằng năm cục đều có các văn bản chỉ đạo sở y tế các địa phương, triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Trao đổi với đại diện Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, vị này cho hay công tác hậu kiểm được giao về Chi cục An toàn thực phẩm. Sau khi vụ việc xảy ra, đơn vị đang tiến hành rà soát và sẽ cung cấp thông tin khi có kết quả.

Không tin nổi cách sữa giả 'trăm hoa đua nở' ở Hòa Bình
Trong 4 năm, gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả được đưa ra thị trường Việt Nam, trong đó có tới 305 sản phẩm sữa giả nộp hồ sơ công bố ở tỉnh Hòa Bình.