newboi
Thanh niên Ngõ chợ
Thứ năm, 15/05/2025 16:35 (GMT+7)
nước thành viên BRICS Ả Rập Xê Út vừa ký kết với Mỹ thỏa thuận hợp tác trị giá 600 tỉ USD, làm dấy lên câu hỏi liệu có phải Riyadh đang rời xa BRICS
Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Bin Salman tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13.5, giữa lúc Riyadh bị nghi rời xa BRICS. ảnh trên: Tân Hoa Xã
ngày 13 tháng 5 năm 2025 trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp mang tính bước ngoặt với Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Bin Salman tại Riyadh. Hai bên ký kết một bản ghi nhớ hợp tác chiến lược khổng lồ, trải rộng trên các lĩnh vực năng lượng, quốc phòng, khai khoáng, y tế và văn hóa, trị giá lên đến 600 tỉ USD.
Đặc biệt, Mỹ cam kết hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng vũ trang Ả Rập Xê Út và thúc đẩy hợp tác an ninh nội bộ, bao gồm phối hợp giữa Bộ Nội vụ Ả Rập Xê Út và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Thỏa thuận lịch sử này không chỉ củng cố quan hệ song phương mà còn đánh dấu sự “chuyển hướng địa chính trị” rõ nét của Riyadh.
việc Ả Rập Xê Út quay sang Mỹ khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ, bởi Riyadh chỉ mới gia nhập BRICS vào cuối năm 2023, như một phần trong nỗ lực đa phương hóa quan hệ kinh tế.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump tái nhiệm và tỏ rõ lập trường cứng rắn với BRICS - như từng đe doạ áp thuế 150% nhằm vào khối này, Ả Rập Xê Út dường như bị đẩy vào thế lưỡng nan.
Một số nhà phân tích cho rằng nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới đã “chọn phe”. Tuy nhiên, giám đốc nghiên cứu Abdulaziz Alghashian (ảnh dưới: phải) của Tổ chức Quan sát Trung Đông tại Riyadh - nhận định: “Thỏa thuận với Mỹ phản ánh chiều sâu chiến lược trong quan hệ hai nước, nhưng không đồng nghĩa với việc Ả Rập Xê Út từ bỏ các đối tác khác”.
Chưa rõ liệu đây có phải là dấu hiệu của việc Ả Rập Xê Út rời xa BRICS, hay là chiến lược cân bằng khôn khéo trong bối cảnh cạnh tranh siêu cường. Tuy nhiên, Riyadh dường như đang nghiêng dần về phía Washington, không chỉ về mặt kinh tế mà cả an ninh, công nghệ và quân sự.
nước thành viên BRICS Ả Rập Xê Út vừa ký kết với Mỹ thỏa thuận hợp tác trị giá 600 tỉ USD, làm dấy lên câu hỏi liệu có phải Riyadh đang rời xa BRICS

Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Bin Salman tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13.5, giữa lúc Riyadh bị nghi rời xa BRICS. ảnh trên: Tân Hoa Xã
ngày 13 tháng 5 năm 2025 trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp mang tính bước ngoặt với Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Bin Salman tại Riyadh. Hai bên ký kết một bản ghi nhớ hợp tác chiến lược khổng lồ, trải rộng trên các lĩnh vực năng lượng, quốc phòng, khai khoáng, y tế và văn hóa, trị giá lên đến 600 tỉ USD.

Đặc biệt, Mỹ cam kết hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng vũ trang Ả Rập Xê Út và thúc đẩy hợp tác an ninh nội bộ, bao gồm phối hợp giữa Bộ Nội vụ Ả Rập Xê Út và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Thỏa thuận lịch sử này không chỉ củng cố quan hệ song phương mà còn đánh dấu sự “chuyển hướng địa chính trị” rõ nét của Riyadh.
việc Ả Rập Xê Út quay sang Mỹ khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ, bởi Riyadh chỉ mới gia nhập BRICS vào cuối năm 2023, như một phần trong nỗ lực đa phương hóa quan hệ kinh tế.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump tái nhiệm và tỏ rõ lập trường cứng rắn với BRICS - như từng đe doạ áp thuế 150% nhằm vào khối này, Ả Rập Xê Út dường như bị đẩy vào thế lưỡng nan.
Một số nhà phân tích cho rằng nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới đã “chọn phe”. Tuy nhiên, giám đốc nghiên cứu Abdulaziz Alghashian (ảnh dưới: phải) của Tổ chức Quan sát Trung Đông tại Riyadh - nhận định: “Thỏa thuận với Mỹ phản ánh chiều sâu chiến lược trong quan hệ hai nước, nhưng không đồng nghĩa với việc Ả Rập Xê Út từ bỏ các đối tác khác”.

Chưa rõ liệu đây có phải là dấu hiệu của việc Ả Rập Xê Út rời xa BRICS, hay là chiến lược cân bằng khôn khéo trong bối cảnh cạnh tranh siêu cường. Tuy nhiên, Riyadh dường như đang nghiêng dần về phía Washington, không chỉ về mặt kinh tế mà cả an ninh, công nghệ và quân sự.