newboi
Thanh niên Ngõ chợ
6:40 08/05/2025
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Ai Cập đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ôtô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Lốp xe Việt Nam đối mặt nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá tại Ai Cập
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, ngày 6/5/2025, cơ quan này đã nhận được thông tin từ phía Ai Cập về việc nước này tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe ô tô tải và xe buýt (mã HS 4011.20.00.10) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ của Hải quan Ai Cập, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam đã tăng mạnh trong giai đoạn 2020-2024, từ 7 triệu USD lên đến 36 triệu USD, tương đương mức tăng hơn 400%. Đáng chú ý, hiện sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ Trung Quốc và Thái Lan đang bị nước này áp thuế chống bán phá giá, do đó sự gia tăng nhập khẩu từ Việt Nam có thể là một trong những yếu tố khiến Ai Cập cân nhắc khởi xướng điều tra.
ảnh trên
Về quy trình, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật số 161 năm 1998 của Ai Cập, trong vòng 7 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan điều tra Phòng vệ thương mại sẽ quyết định có chấp thuận hồ sơ hay không. Nếu được chấp thuận, trong vòng 30 ngày, cơ quan này sẽ tiến hành xác minh độ chính xác và đầy đủ của thông tin trong hồ sơ trước khi trình báo cáo lên Ủy ban Cố vấn. Ủy ban sẽ đưa ra khuyến nghị để Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ai Cập quyết định có khởi xướng điều tra chính thức hay không. Trong trường hợp điều tra được khởi xướng, cơ quan chức năng sẽ gửi bản câu hỏi điều tra đến các doanh nghiệp liên quan với thời hạn trả lời ban đầu là 30 ngày và có thể gia hạn.
Khuyến nghị cho hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu
Để ứng phó hiệu quả nếu vụ việc được khởi xướng, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị các hiệp hội ngành hàng chủ động thông báo tới các doanh nghiệp thành viên về khả năng bị điều tra, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu tại Ai Cập để theo dõi sát diễn biến vụ việc. Vai trò điều phối thông tin giữa các bên liên quan cũng cần được tăng cường để hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời và hiệu quả.
Với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, cần chủ động nghiên cứu kỹ quy định và quy trình điều tra chống bán phá giá của Ai Cập, đồng thời chuẩn bị sẵn các phương án, nguồn lực để phản hồi bản câu hỏi nếu điều tra được khởi xướng. Doanh nghiệp cũng được khuyến cáo thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để được hỗ trợ kỹ thuật, pháp lý và hướng dẫn về quy trình phù hợp. Bên cạnh đó, cần đặc biệt lưu ý tính minh bạch trong dữ liệu và khả năng chứng minh không bán phá giá, qua đó hạn chế tối đa nguy cơ bị áp mức thuế bất lợi nếu bị kết luận có hành vi bán phá giá.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Ai Cập đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ôtô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Lốp xe Việt Nam đối mặt nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá tại Ai Cập
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, ngày 6/5/2025, cơ quan này đã nhận được thông tin từ phía Ai Cập về việc nước này tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe ô tô tải và xe buýt (mã HS 4011.20.00.10) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ của Hải quan Ai Cập, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam đã tăng mạnh trong giai đoạn 2020-2024, từ 7 triệu USD lên đến 36 triệu USD, tương đương mức tăng hơn 400%. Đáng chú ý, hiện sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ Trung Quốc và Thái Lan đang bị nước này áp thuế chống bán phá giá, do đó sự gia tăng nhập khẩu từ Việt Nam có thể là một trong những yếu tố khiến Ai Cập cân nhắc khởi xướng điều tra.

Về quy trình, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật số 161 năm 1998 của Ai Cập, trong vòng 7 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan điều tra Phòng vệ thương mại sẽ quyết định có chấp thuận hồ sơ hay không. Nếu được chấp thuận, trong vòng 30 ngày, cơ quan này sẽ tiến hành xác minh độ chính xác và đầy đủ của thông tin trong hồ sơ trước khi trình báo cáo lên Ủy ban Cố vấn. Ủy ban sẽ đưa ra khuyến nghị để Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ai Cập quyết định có khởi xướng điều tra chính thức hay không. Trong trường hợp điều tra được khởi xướng, cơ quan chức năng sẽ gửi bản câu hỏi điều tra đến các doanh nghiệp liên quan với thời hạn trả lời ban đầu là 30 ngày và có thể gia hạn.
Khuyến nghị cho hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu
Để ứng phó hiệu quả nếu vụ việc được khởi xướng, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị các hiệp hội ngành hàng chủ động thông báo tới các doanh nghiệp thành viên về khả năng bị điều tra, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu tại Ai Cập để theo dõi sát diễn biến vụ việc. Vai trò điều phối thông tin giữa các bên liên quan cũng cần được tăng cường để hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời và hiệu quả.

Với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, cần chủ động nghiên cứu kỹ quy định và quy trình điều tra chống bán phá giá của Ai Cập, đồng thời chuẩn bị sẵn các phương án, nguồn lực để phản hồi bản câu hỏi nếu điều tra được khởi xướng. Doanh nghiệp cũng được khuyến cáo thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để được hỗ trợ kỹ thuật, pháp lý và hướng dẫn về quy trình phù hợp. Bên cạnh đó, cần đặc biệt lưu ý tính minh bạch trong dữ liệu và khả năng chứng minh không bán phá giá, qua đó hạn chế tối đa nguy cơ bị áp mức thuế bất lợi nếu bị kết luận có hành vi bán phá giá.