Ấn Độ đề nghị cắt giảm thuế mang tính đột phá trong đàm phán với Mỹ

newboi

Thanh niên Ngõ chợ
thứ Sáu, 20:02, 09/05/2025
Ấn Độ vừa đưa ra một đề xuất mới về thuế quan với phía Mỹ, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán song phương đang diễn ra. Theo đó, Ấn Độ đề nghị cắt giảm mức chênh lệch thuế quan với Mỹ xuống dưới 4% so với mức gần 13% hiện nay, để đổi lấy việc được miễn trừ khỏi đợt tăng thuế “hiện tại và tiềm năng” của Mỹ
India, UK agree ‘historic’ trade deal including tariff cuts

Nếu như đề xuất mới này được phía Mỹ chấp thuận, điều này có nghĩa là chênh lệch thuế quan trung bình giữa Ấn Độ và Mỹ, được tính trên tất cả các sản phẩm mà không tính đến khối lượng thương mại, sẽ giảm 9 điểm phần trăm. Đây là một trong những thay đổi toàn diện nhất mà Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ năm thế giới cam kết đưa ra nhằm hạ thấp rào cản thương mại đối với các đối tác bên ngoài. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, với tổng giá trị thương mại song phương đạt khoảng 129 tỷ USD vào năm 2024. Cán cân thương mại hiện đang có lợi cho Ấn Độ, quốc gia có thặng dư 45,7 tỷ đô la với Mỹ.

hôm 8 tháng 5 năm 2025 tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố “thỏa thuận đột phá” đầu tiên của chính quyền Mỹ với Anh. Thỏa thuận này sẽ hạ mức thuế quan trung bình của Anh đối với hàng hóa của Mỹ nhưng vẫn giữ nguyên mức thuế cơ bản 10% do Mỹ áp dụng đối với hàng hóa của Anh. Thỏa thuận này có khả năng thiết lập khuôn mẫu cho cách tiếp cận của Mỹ với các đối tác thương mại khác.

An Do dua ra de xuat cat giam thue mang tinh dot pha trong dam phan voi my hinh anh 1

Bộ trưởng Công thương Ấn Độ Piyush Goyal tại cuộc gặp với Đại diện Thương mại Mỹ tại Washington D.C. (Mỹ) tháng 10/2024 (ảnh trên ANI)
tháng 4 năm 2025 tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tạm dừng trong 90 ngày đối với các mức thuế quan có đi có lại mà chính quyền của ông áp với các đối tác thương mại toàn cầu, bao gồm mức thuế 26% đối với Ấn Độ, trong khi Mỹ đàm phán các thỏa thuận thương mại. Mức thuế cơ bản 10% vẫn tiếp tục được áp dụng cho Ấn Độ và nhiều quốc gia khác trong thời gian tạm dừng. Sau Vương quốc Anh, Ấn Độ và Nhật Bản nhiều khả năng là hai quốc gia tiếp theo chuẩn bị hoàn tất thỏa thuận với Mỹ.

Để đạt được điều này, New Delhi đã đề nghị giảm thuế xuống 0% đối với 60% các dòng thuế trong giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận đang được đàm phán. Các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đã đề nghị tiếp cận ưu đãi đối với gần 90% hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Sluggish European markets sour Indian grape exporters' prospects | Pune  News - The Indian Express

Bên cạnh việc miễn thuế, Ấn Độ cũng đề xuất được tiếp cận thị trường ưu đãi cho các ngành xuất khẩu chính của nước này bao gồm đá quý và đồ trang sức, da, hàng may mặc, hàng dệt may, nhựa, hóa chất, hạt có dầu, tôm và các sản phẩm làm vườn như chuối và nho. Theo đánh giá của các nhà đàm phán Ấn Độ, tiếp cận thị trường ưu đãi cho Ấn Độ sẽ có nghĩa là các điều khoản thương mại tốt hơn cho những mặt hàng này so với các đối tác thương mại khác của Mỹ.

Ấn Độ cũng đang tìm kiếm các nhượng bộ giúp họ có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp “các sản phẩm được quan tâm”. Tuy nhiên, kỳ vọng của Ấn Độ về việc được miễn hoàn toàn thuế đối với hàng xuất khẩu của mình lại trái ngược với thỏa thuận đã đạt được giữa Mỹ và Anh. Để thỏa thuận hấp dẫn hơn đối với Mỹ, Ấn Độ đã đề nghị nới lỏng các quy định xuất khẩu đối với một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao của Mỹ, bao gồm máy bay và phụ tùng, xe hơi hạng sang và xe điện, thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, hydrocarbon, rượu vang và rượu whisky, quả mọng, mận khô, một số hóa chất và thức ăn chăn nuôi.
UK, India Agree Trade Deal as Modi, Starmer Eye Trump Tariff Fallout -  Bloomberg

Ngoài thuế quan, Ấn Độ cũng yêu cầu Mỹ đối xử ngang bằng như với các đồng minh hàng đầu khác của Mỹ như Anh, Úc và Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng như AI, viễn thông, công nghệ sinh học, dược phẩm và chất bán dẫn. Trước đây, mong muốn chia sẻ các công nghệ quan trọng với các đối tác thân thiết như Ấn Độ của Mỹ thường gặp phải rào cản do các quy tắc hạn chế của chính phủ Mỹ.
 

Có thể bạn quan tâm

Top