Áp thuế toàn cầu, ông Trump có đang tặng quà cho Trung Quốc?

Ông Tập Cận Bình, ông Trump

Nguồn hình ảnh,Getty Images
5 tháng 4 2025
Chiến tranh thương mại toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể làm suy yếu mục tiêu chiến lược của chính nước này đối với Trung Quốc, theo Reuters.
Trong những tháng đầu tiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hành động để ngăn chặn Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng, báo hiệu rằng Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hỗ trợ nhiều hơn cho Đài Loan.
Nhưng với thông báo về thuế quan toàn cầu vào hôm 2/4, ông Trump có thể đã làm suy yếu chiến lược của chính quyền mình.
Mặc dù Trung Quốc là một mục tiêu của các biện pháp kinh tế này nhưng các nước khác, kể cả các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các đối tác mới hơn như Việt Nam và Ấn Độ, đều cùng phải chịu các mức thuế mới.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng kết quả có thể là một "tường hào kinh tế" xung quanh Mỹ và sau cùng làm suy yếu các mục tiêu chiến lược của Washington đối với Trung Quốc.
Joe Mazur, nhà phân tích địa chính trị tại công ty tư vấn chính sách Trivium, nói:
"Việc Trump có khả năng làm mất lòng quá nhiều đối tác thương mại của Mỹ cùng một lúc, theo quan điểm của tôi, chắc chắn làm suy yếu tác động tổng thể (đối với chính sách Trung Quốc của ông ấy)."
"Điều này cũng có thể cho phép Trung Quốc tìm được tiếng nói chung với các quốc gia khác đang phải đối phó với thuế quan của Trump. Nếu không cùng phối hợp phản ứng, thì điều này ít nhất sẽ khuyến khích các quốc gia khác hàn gắn quan hệ với Trung Quốc."
Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng không trả lời ngay yêu cầu bình luận từ Reuters. Ông Trump thì đã chỉ trích những người nghi ngờ khi công bố vòng thuế quan của mình.
"Đừng bao giờ quên, mọi dự đoán của đối thủ về thương mại trong 30 năm qua đều đã được chứng minh là hoàn toàn sai," ông nói vào ngày 2/4.
Tổng thống Trump nói sẽ áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và các mức thuế cao hơn đối với hàng chục đối tác thương mại lớn nhất của nước này, đảo ngược trật tự toàn cầu về tự do hóa thương mại đã định hình trong hàng chục năm qua.
Trung Quốc sẽ bị đánh thuế thêm 34%, các đồng minh Liên minh châu Âu sẽ phải chịu thuế 20%, và Đài Loan, hòn đảo dân chủ nằm ở trung tâm của những căng thẳng địa chính trị Mỹ-Trung, sẽ bị đánh thuế 32%, bên cạnh các loại thuế khác mà chính quyền Trump đã công bố kể từ tháng 1/2025.
Scott Kennedy, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhận định chính sách thương mại của chính quyền có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ và làm rạn nứt quan hệ với các quốc gia có cùng chí hướng.
"Tôi thực sự lo ngại rằng chúng ta sẽ, vì mục đích tạo ra việc làm trong ngành sản xuất, hy sinh những lợi thế to lớn của mình trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế, vốn là động lực chính của việc làm, sự thịnh vượng cũng như sức mạnh kinh tế và quân sự quốc tế của chúng ta," ông Kennedy nói.
"Chúng ta có thể sẽ bị cô lập."

Tái lập sự răn đe​

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth trong chuyến công du Philippines hồi tháng 3/2025

Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth trong chuyến công du Philippines hồi tháng 3/2025
Chính quyền Trump đã công khai về việc xây dựng năng lực quân sự của Mỹ để đối phó với Trung Quốc.
Cuối tháng Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth nói trong một cuộc họp báo ở Philippines trong chuyến công du đầu tiên tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rằng Mỹ sẽ "chuyển hướng sang khu vực này của thế giới theo cách chưa từng có", đồng thời nói thêm rằng họ cam kết tái lập răn đe "trước sự xâm lược của Trung Quốc ******** trong khu vực".
Đội ngũ ông Trump đã hành động để tăng cường hỗ trợ an ninh cho Đài Loan, bằng cách cho phép hòn đảo này nhận được khoản tài trợ quân sự nước ngoài sớm hơn dự kiến, sau khi chính quyền trước đó tạm dừng việc này.
Tuy nhiên, các bước khác của chính quyền có thể làm xói mòn ảnh hưởng của Mỹ theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Trump đã cắt giảm viện trợ nước ngoài và tìm cách loại bỏ các dịch vụ tin tức của Mỹ, chẳng hạn như Đài Á châu Tự do (RFA), vốn được thiết kế để chống lại tuyên truyền từ các đối thủ của Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc.
Nỗ lực của ông nhằm mua lại Greenland và giành lại kênh đào Panama - mặc dù được định vị là một cách để chống lại Trung Quốc - đã gây ra sự phẫn nộ cho các đồng minh và đặt ra câu hỏi về cam kết của Mỹ đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Lizzi Lee, học giả tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc của Viện Chính sách Châu Á, bình luận rằng thuế quan toàn cầu có thể phản tác dụng.
"Thêm vào đó là các động thái của chính quyền Trump khi thu hẹp quyền lực mềm - như cắt giảm viện trợ nước ngoài và loại bỏ Đài Á châu Tự do - khiến nhiều người coi đây là một nước cờ rủi ro có thể mang lại lợi thế cho Trung Quốc hơn dự định," bà nói.
Nhưng đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chiến thuật của ông Trump cũng tạo ra rủi ro.
Thuế quan - và bất kỳ hậu quả kinh tế rộng lớn nào - sẽ giáng đòn đau vào Trung Quốc vốn đang vật lộn với nền kinh tế trì trệ.
"Tôi không nghĩ người Trung Quốc đang cảm thấy đắc thắng... thuế quan làm bất ổn nền kinh tế Mỹ có thể gây hại cho Trung Quốc chẳng kém gì thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc," Christopher Beddor, phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, nói với Reuters.
"Điều đáng lo nhất là chính sách thương mại tổng thể của Trump có thể tạo ra một cú sốc lớn cho nền kinh tế thế giới, một cú sốc mà chúng ta sẽ rất khó đối phó."

Ván cờ dài hạn của ông Tập​

Ông Trump và ông Tập tại Bắc Kinh vào năm 2017

Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Ông Trump và ông Tập tại Bắc Kinh vào năm 2017
Mặc dù có những lời lẽ cứng rắn từ Bắc Kinh và sự trả đũa nhanh chóng sau hai vòng thuế quan bổ sung kể từ khi ông Trump tái xuất, nhiều nhà phân tích đồng ý rằng các biện pháp của Trung Quốc cho đến nay tương đối kiềm chế, nhằm tạo không gian cho đối thoại.
"Chúng tôi chưa cắt đứt các kênh liên lạc, tôi nghĩ hành động của chúng tôi có qua có lại nhưng chúng tôi không cố tình khiêu khích," Tôn Thừa Hạo (Sun Chenghao), học giả tại Trung tâm An ninh và Chiến lược Quốc tế của Đại học Thanh Hoa, bình luận.
"Trump dường như bận tâm với nhiều thứ bên ngoài Trung Quốc. Chúng tôi không cần phải đưa mình vào trọng tâm chú ý của ông ấy. Tôi tin rằng đây không phải là điều Trung Quốc muốn."
Craig Singleton, học giả cấp cao tại Quỹ Bảo vệ các Nền dân chủ, dự báo Bắc Kinh sẽ tránh phản ứng thuế quan trên diện rộng nhưng vẫn gây áp lực lên các mặt hàng xuất khẩu nhạy cảm về chính trị của Mỹ như nông sản và máy móc công nghiệp, đồng thời tăng cường các động thái quản lý đối với các công ty Mỹ.
Ông nhận xét Trung Quốc cũng có khả năng báo hiệu cho châu Âu và các đối tác truyền thống khác của Mỹ rằng họ vẫn mở cửa kinh doanh.
"Ông Tập đang chơi ván cờ dài hạn," ông Singleton bình luận với Reuters về vị chủ tịch Trung Quốc.
"Tránh nhượng bộ, chịu tổn thất và đặt cược Trump sẽ chùn bước."
 
Trump gà thôi, không bẻ từng thằng 1, mà 1 phát chơi cả bó đũa. Dân kinh doanh thì tầm nhìn chính trị nó vẫn hơi đuối :vozvn (1):
 
  • Vodka
Reactions: lhx
Trump gà thôi, không bẻ từng thằng 1, mà 1 phát chơi cả bó đũa. Dân kinh doanh thì tầm nhìn chính trị nó vẫn hơi đuối :vozvn (1):
Chưa chắc. Họ tư duy khác mình. Mình đang nhìn theo hướng ông ấy phang cả thế giới. Nhưng trewn cương vị của ông ta thì lại tư duy khác và với mục đích khác.

Trump gà thôi, không bẻ từng thằng 1, mà 1 phát chơi cả bó đũa. Dân kinh doanh thì tầm nhìn chính trị nó vẫn hơi đuối :vozvn (1):
Chưa chắc. Họ tư duy khác mình. Mình đang nhìn theo hướng ông ấy phang cả thế giới. Nhưng trewn cương vị của ông ta thì lại tư duy khác và với mục đích khác.
 

Có thể bạn quan tâm

Top