Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025, Malaysia sẽ chủ trì cuộc họp đặc biệt với các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về thuế quan Mỹ vào ngày 10/4.
Theo TTXVN, cuộc họp đặc biệt này sẽ do Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp (MITI) Tengku Zafrul Abdul Aziz chủ trì. MITI thông tin cuộc họp dự kiến thảo luận về những tác động sâu rộng của thuế quan Mỹ với dòng chảy thương mại và đầu tư trong khu vực.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ bàn về phản ứng phối hợp, nhằm duy trì lợi ích kinh tế của khu vực và cam kết lâu dài với một hệ thống thương mại cởi mở, công bằng. Đồng thời, họ cũng tìm giải pháp nhằm giảm thiểu gián đoạn với thương mại ASEAN, chuỗi cung ứng và đầu tư xuyên biên giới.
Theo MITI, cuộc họp nhằm giúp Đông Nam Á tiếp tục là một khu vực ổn định, cạnh tranh và hấp dẫn với thương mại, đầu tư toàn cầu.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cũng vừa có các cuộc trao đổi qua điện thoại với người đồng cấp Indonesia, Philippines, Brunei, Singapore để thống nhất và cùng phối hợp đưa ra phản ứng chung trước chính sách thuế mới của Mỹ.
"Với vai trò Chủ tịch ASEAN, Malaysia mong các nước thành viên đồng thuận trong thiết lập nguyên tắc công bằng và bình đẳng tại mọi cuộc đàm phán thương mại", ông Ibrahim chia sẻ trong một bài đăng trên Facebook. Theo ông, tại hội nghị hôm 10/4, các nước sẽ cùng tìm ra giải pháp tốt nhất.
Trước đó, hôm 2/4, ông Donald Trump đã công bố thuế đối ứng, trong đó, mức áp dụng với một số nước ASEAN tăng mạnh. 6 trong 9 quốc gia Đông Nam Á bị đưa vào danh sách áp thuế mới cao hơn nhiều dự báo trước đó với mức áp dụng từ 32% đến 49%.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho biết trong lá thư gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 rằng sẽ giảm thuế 19 nhóm hàng nhập khẩu Mỹ từ mức cao nhất 35% xuống còn 5%. Động thái này "nhằm thể hiện thiện chí và tăng cường quan hệ thương mại song phương". Campuchia bị Mỹ áp thuế đối ứng 49% - cao nhất với một nền kinh tế châu Á và cao thứ ba thế giới.
Hiện nay, một số quốc gia ASEAN khác như Malaysia, Thái Lan chuẩn bị đàm phán với Mỹ về vấn đề này. Tại Indonesia, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện (DPR) Said Abdullah kêu gọi chính phủ sớm thực hiện các biện pháp ứng phó với mức thuế nhập lên đến 32% của Mỹ. Trong đó, ông Abdullah mong muốn Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra các chính sách nhằm tạo môi trường thương mại lành mạnh và công bằng hơn, song song với duy trì tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tại Việt Nam, cuối ngày 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Tô Lâm cho biết sẵn sàng trao đổi với Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% với hàng nhập từ nước này. Đồng thời, ông cũng đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự với hàng nhập khẩu của Việt Nam.
Theo TTXVN, cuộc họp đặc biệt này sẽ do Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp (MITI) Tengku Zafrul Abdul Aziz chủ trì. MITI thông tin cuộc họp dự kiến thảo luận về những tác động sâu rộng của thuế quan Mỹ với dòng chảy thương mại và đầu tư trong khu vực.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ bàn về phản ứng phối hợp, nhằm duy trì lợi ích kinh tế của khu vực và cam kết lâu dài với một hệ thống thương mại cởi mở, công bằng. Đồng thời, họ cũng tìm giải pháp nhằm giảm thiểu gián đoạn với thương mại ASEAN, chuỗi cung ứng và đầu tư xuyên biên giới.
Theo MITI, cuộc họp nhằm giúp Đông Nam Á tiếp tục là một khu vực ổn định, cạnh tranh và hấp dẫn với thương mại, đầu tư toàn cầu.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cũng vừa có các cuộc trao đổi qua điện thoại với người đồng cấp Indonesia, Philippines, Brunei, Singapore để thống nhất và cùng phối hợp đưa ra phản ứng chung trước chính sách thuế mới của Mỹ.
"Với vai trò Chủ tịch ASEAN, Malaysia mong các nước thành viên đồng thuận trong thiết lập nguyên tắc công bằng và bình đẳng tại mọi cuộc đàm phán thương mại", ông Ibrahim chia sẻ trong một bài đăng trên Facebook. Theo ông, tại hội nghị hôm 10/4, các nước sẽ cùng tìm ra giải pháp tốt nhất.
Trước đó, hôm 2/4, ông Donald Trump đã công bố thuế đối ứng, trong đó, mức áp dụng với một số nước ASEAN tăng mạnh. 6 trong 9 quốc gia Đông Nam Á bị đưa vào danh sách áp thuế mới cao hơn nhiều dự báo trước đó với mức áp dụng từ 32% đến 49%.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho biết trong lá thư gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 rằng sẽ giảm thuế 19 nhóm hàng nhập khẩu Mỹ từ mức cao nhất 35% xuống còn 5%. Động thái này "nhằm thể hiện thiện chí và tăng cường quan hệ thương mại song phương". Campuchia bị Mỹ áp thuế đối ứng 49% - cao nhất với một nền kinh tế châu Á và cao thứ ba thế giới.
Hiện nay, một số quốc gia ASEAN khác như Malaysia, Thái Lan chuẩn bị đàm phán với Mỹ về vấn đề này. Tại Indonesia, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện (DPR) Said Abdullah kêu gọi chính phủ sớm thực hiện các biện pháp ứng phó với mức thuế nhập lên đến 32% của Mỹ. Trong đó, ông Abdullah mong muốn Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra các chính sách nhằm tạo môi trường thương mại lành mạnh và công bằng hơn, song song với duy trì tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tại Việt Nam, cuối ngày 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Tô Lâm cho biết sẵn sàng trao đổi với Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% với hàng nhập từ nước này. Đồng thời, ông cũng đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự với hàng nhập khẩu của Việt Nam.