Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

(Dân trí) - Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị ngã nằm ở lề đường trong tình trạng chân tay co quắp, sùi bọt mép do co giật sau chấn thương đầu nên vội vã xuống hỗ trợ.
Nạn nhân co giật qua cơn nguy kịch nhờ được hỗ trợ kịp thờiKhoảng 22h30 ngày 7/5, trên đường đưa cả gia đình đi chơi thể thao trở về nhà, đi qua khu vực ngã tư Mỗ Lao, Hà Đông (Hà Nội), bác sĩ Phạm Tiến Mạnh (38 tuổi) chứng kiến cảnh tai nạn giao thông xảy ra gần ngã tư.
Thấy nạn nhân nữ bị xe máy đâm vào, ngã lăn xuống đất nằm bất tỉnh, bác sĩ Mạnh vội bật xi nhan, tấp xe vào lề đường. Qua kiểm tra, bác sĩ thấy nạn nhân xuất hiện tình trạng chân tay co quắp, có dấu hiệu bị co giật, mắt không nhắm kín và lưỡi chảy máu do bị răng cắn vào.

Hà Nội: Bác sĩ vô tình cứu cô gái gặp nạn và chiếc xe có dòng chữ lạ
(Dân trí) - Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị ngã nằm ở lề đường trong tình trạng chân tay co quắp, sùi bọt mép do co giật sau chấn thương đầu nên vội vã xuống hỗ trợ.
"Nạn nhân nghiến răng, sùi bọt mép là dấu hiệu điển hình của tình trạng co giật sau chấn thương đầu", bác sĩ Mạnh mô tả.
Là bác sĩ chuyên ngành khoa thẩm mỹ không thường xuyên xử lý các ca cấp cứu, bác sĩ Mạnh vẫn nắm vững kỹ năng sơ cứu cơ bản. Việc đầu tiên, bác sĩ banh hàm của nạn nhân để khai thông đường thở. Sau đó, anh nhờ vợ mở cốp xe, lấy bộ đồ sơ cứu y tế luôn để sẵn bên trong.
Tiếp đó, anh lấy hai cuộn băng gạc nhét vào khoang miệng để thông thoáng đường thở, ấn vào nhân trung để nạn nhân tỉnh táo. Khoảng 10 phút sau, nạn nhân tỉnh dần và mở mắt, hết tình trạng co giật.

Lúc này, nạn nhân bắt đầu có phản ứng, trả lời được các câu hỏi. Bác sĩ tiếp tục kiểm tra thấy vùng cẳng tay bị đập thẳng xuống đường chảy nhiều máu. Anh sơ cứu băng bó vết thương, nâng cao đầu giúp nạn nhân dễ thở hơn. Cùng lúc đó, anh nhờ người dân xung quanh gọi giúp xe cấp cứu.
"Với ca sơ cứu, việc đầu tiên phải giúp nạn nhân thông thoáng đường thở, thông khí oxy lên não để nhanh tỉnh. Nếu để tình trạng co giật lâu sẽ ảnh hưởng tới não bộ", bác sĩ phân tích.
Khoảng 15 phút sau, xe cấp cứu có mặt tại hiện trường.
Khi đội ngũ y tế tới nơi, anh giới thiệu bản thân là bác sĩ, đã tiến hành sơ cứu và nói rõ tình trạng hiện tại của nạn nhân. Lúc này, các nhân viên y tế thấy tình trạng của cô gái ổn định nên đưa lên cáng để xe cấp cứu chở vào bệnh viện.
Về tới nhà, bác sĩ Mạnh nghĩ mọi chuyện đều ổn. Cho tới chiều tối ngày 8/5, anh nhận được tin nhắn của người nhà nạn nhân gửi lời cảm ơn. Cùng với đó, anh bất ngờ khi thấy video quay cảnh bản thân đang sơ cứu bên lề đường gây bão trên mạng xã hội. Nhiều người còn gọi anh là "người hùng giữa đời thực".
"Người thân của cô gái đã nhắn gửi lời cảm ơn tới tôi và thông báo sức khỏe nạn nhân hiện ổn định. Nhận thông tin này, tôi cũng rất mừng", anh nói.
Bác sĩ với dòng chữ lạ "Hãy dừng xe tôi"
Trước đó vào năm 2024, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh từng được nhiều người biết tới với chiếc xe in dòng chữ "Tôi là bác sĩ, nếu bạn cần giúp đỡ, xin hãy dừng xe tôi lại".
Câu chuyện phía sau dòng chữ này thu hút sự chú ý của dư luận, lan truyền mạnh trên mạng xã hội.
Bác sĩ Mạnh cho biết, do quê của 2 vợ chồng ở hai địa phương là Hải Phòng và Vĩnh Phúc, cộng thêm tính chất công việc thường xuyên phải đi công tác tới các chi nhánh, cơ sở, nên anh tâm niệm, dọc quãng đường đi nếu không may gặp phải tai nạn, sự cố cần người hỗ trợ, anh sẵn lòng dừng xe xuống giúp.
Ít người biết rằng, "dòng chữ lạ" trên xe lại xuất phát từ chính một sự cố không may của gia đình bác sĩ.

Vợ anh Mạnh là giáo viên, từng bị va chạm và ngã xuống đường khi đưa đón con tới trường. Rất may chị gặp được người có kỹ năng, đã hỗ trợ, sơ cứu kịp thời.
Nhưng đó chưa phải là động lực duy nhất khiến nam bác sĩ quyết định làm việc này.
Anh Mạnh kể cách đây không lâu, một người anh họ ở quê của anh đi ăn liên hoan buổi tối. Lúc ra về, anh bị va chạm và ngã xuống đường nhưng không ai phát hiện ra. Tới gần sáng, người dân gần đó mới nhìn thấy, vội gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân vào viện.
Lúc về thăm, chứng kiến cảnh anh họ gặp di chứng do cấp cứu muộn, anh Mạnh suy nghĩ rất nhiều. Nếu như nạn nhân may mắn gặp được người có kiến thức, kỹ năng hỗ trợ như vợ anh, mọi việc đã khác.
Từ đó, anh bàn với vợ dán dòng chữ thông báo lên xe. Anh thấy mình thường xuyên di chuyển ngoài đường, khả năng gặp tai nạn, có người cần hỗ trợ không thấp. Trường hợp đó, ai đọc được dòng chữ cũng có thể bóp còi để có bác sĩ hỗ trợ cấp cứu.
Trên xe, anh để sẵn những đồ nghề sơ cứu cần thiết như bông băng gạc, cồn sát trùng vết thương, thuốc giảm đau, thuốc chống sưng, giảm phù nề, que nẹp để cố định vết thương
Kể từ thời điểm dán dòng chữ lên xe, bên cạnh những lời động viên, khích lệ cảm ơn thịnh tình, anh cũng nhận không ít những bình luận tiêu cực, khó nghe, nên bản thân đôi lúc thấy chạnh lòng.

Có người nói rằng, bác sĩ thẩm mỹ thì không biết gì về cấp cứu. Tuy nhiên, ai làm trong ngành y đều hiểu, đã là bác sĩ đa khoa học trong 6 năm đều cần nắm được kiến thức cấp cứu, chẩn đoán ban đầu.
Trong quá trình hành nghề, anh tiếp tục học thêm chuyên sâu xử lý tình huống cấp cứu. Vậy nên, không chỉ bác sĩ cấp cứu mới xử lý được tình huống nguy cấp.
Bác sĩ Mạnh cho biết, anh không thường xuyên gặp các ca tai nạn trên đường và luôn mong mỗi hành trình đều diễn ra trơn tru, suôn sẻ. Bởi đã phải viện tới sự giúp đỡ của người khác trên đường, hầu hết là những ca nặng và không ai mong muốn điều đó xảy ra