Bàn về bất bình đẳng thu nhập và phân phối của cải trong xã hội.

ewqeqweqw

Địt Bùng Đạo Tổ
Mexico
Chuyện người giàu người nghèo, kiếm tiền dễ hay khó, phụ thuộc nhiều thứ chứ không chỉ nỗ lực cá nhân. Có một thứ gọi là hiệu ứng Matthew, nó làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và vấn đề cạnh tranh chưa bao giờ chỉ là vấn đề hiện tại, mà nó còn là vấn đề liên quan đến "vạch xuất phát", thậm chí tiêu chuẩn tối thiểu để tham dự cuộc đua. Hiện nay, bạn có thể thấy thấy có nhiều cách để kiếm tiền nhưng thực chất chỉ có 4 phương pháp mà thôi đó là:, lãi vốn, bán thông tin, bán sự chú ý, và bán thời gian.

I. Hiệu ứng Matthew là gì?

Hiệu ứng Matthew giống như luật bất thành văn: người đã có sẵn tiền, mối quan hệ, hay danh tiếng thì càng dễ có thêm. Còn người không có gì hoặc có ít lại dễ mất đi hơn là được. Nó làm cho người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo. Cuộc sống chưa bao giờ là một giải đấu bóng đá nơi lợi thế điểm số và bàn thắng tích lũy biến mất sau trận chung kết và bế mạc giải đấu, mà chỉ có tăng dần theo thời gian. Ở cấp độ cực đoan , thực tế nó xóa sổ hoàn toàn việc cạnh tranh và kiếm lợi nhờ thâu tóm độc quyền nhiều nguồn lực.

II. Chỉ có 4 con đường kiếm tiền cơ bản.

1. Bán thông tin: Kiếm tiền nhờ biết nhiều hơn người khác

Cách hoạt động: Đây là kiểu kiếm tiền bằng cách biết những thứ người khác không biết, như làm môi giới nhà đất, chứng khoán, hay tư vấn. Ai có thông tin “xịn” thì dễ hốt bạc.
Cạnh tranh thế nào: Ở mức vừa phải
  • Vì sao: Muốn làm được thì phải có kiến thức, mối quan hệ, và được tin tưởng, nên không phải ai cũng nhảy vào được. Chỉ một nhóm nhỏ có “cửa” tham gia, và họ cạnh tranh với nhau để giành những vụ làm ăn béo bở. Người mới muốn chen chân vào vòng tròn lợi ích này rất khó, vì không có mối quan hệ hay thông tin gì đặc biệt.
  • Ví dụ: Anh L, môi giới nhà đất, phải đấu với 1 nhóm môi giới có số lượng tương đối trong khu vực. Nhưng nhờ quen biết chủ đầu tư, anh dễ dàng có thông tin hot, biết trước khu đất nào sắp có đường cao tốc, giúp khách mua sớm và kiếm hoa hồng 500 triệu từ vụ 20 tỷ. Nhờ vụ này, anh quen thêm nhiều người, càng dễ kiếm tiền. Trong khi đó, chị H làm văn phòng, chẳng biết gì về mấy chuyện này, tháng chỉ kiếm 10 triệu lương, muốn làm môi giới cũng không biết bắt đầu từ đâu.
Khó khăn và rào cản:
  • Khó khăn: Thu nhập không ổn định, phụ thuộc vào việc có vụ làm ăn hay không. Nếu thông tin ai cũng biết, bạn mất lợi thế ngay.
  • Rào cản: Phải có kiến thức, quen biết, và uy tín. Người mới khó mà chen vào được.
  • Hiệu ứng Matthew: Ai đã có thông tin và mối quan hệ thì càng được mời vào những vụ làm ăn lớn, còn người bình thường gần như không có cửa.
Hệ lụy:
  • Xã hội phân tầng: Người có thông tin leo lên cao, còn người không có bị đẩy xuống dưới.
  • Bất mãn: Người làm công thấy bất công khi người khác kiếm tiền dễ nhờ thông tin mà họ không có.
  • Mất niềm tin: Tung hỏa mù, lừa đảo, lùa gà, úp bô, đầu cơ thổi giá ..vv, mọi người ngày càng không tin vào tính minh bạch của hệ thống.

2. Lãi Vốn: Có nhiều tiền thì dễ giàu hơn

Cách hoạt động: Lấy tiền sẵn có để mua tài sản như nhà đất, cổ phiếu, vàng bạc, tiền ảo ..v.v và chờ nó tăng giá hoặc cho thuê. Tiền sinh ra tiền, chẳng cần làm việc vất vả.
Cạnh tranh thế nào: Ít nhất
  • Vì sao: Muốn làm được thì phải có tiền, rất nhiều tiền mới đáng kể, nên rất ít người tham gia. Chỉ những người đã có vài tỷ đồng mới chơi được. Cạnh tranh chỉ xảy ra giữa các “đại gia”, còn người thường thì không có cửa. Hơn nữa, thành công phụ thuộc vào thị trường (giá nhà, cổ phiếu) chứ không phải đấu đá trực tiếp với người khác.
  • Ví dụ: Chị L mua căn hộ 5 tỷ, chỉ cần chờ giá tăng là lời to. Chị chẳng cần cạnh tranh với hàng triệu người trong thị trường lao động, chỉ cần chọn đúng chỗ và đúng thời điểm. Giả sử qua năm sau, chị bán lời 3 tỷ. Lợi nhuận này giúp chị mua thêm nhà, nếu bán được giá lại càng giàu hơn rồi cứ thế. Chị có vốn lớn không rủi ro cực thấp, nếu không bán được giá ưng ý có thể cho thuê, vẫn có thu nhập.
    Còn anh T, tài xế, chỉ có 20 triệu tiết kiệm, gửi ngân hàng lãi 1 triệu/năm, chẳng đủ để làm gì, cứ mãi lẹt đẹt, nếu anh " liều ăn nhiều" dùng đòn bẩy để đầu cơ thì xác suất cao là anh nhảy cầu thay vì húp được của thiên hạ.

    Khó khăn và rào cản:
  • Khó khăn: Tiền kiếm được phụ thuộc vào thị trường, phải có nhiều tiền thì mới lời lớn.
  • Rào cản: Biết chút về đầu cơ, có quan hệ, có thông tin và vốn phải dày để chịu được rủi ro. Thu nhập thấp thì đừng mơ tới.
  • Hiệu ứng Matthew: Người có tiền tiếp tục đầu tư, sinh lời nhiều hơn, còn người không có thì mãi chẳng có cơ hội.
Hệ lụy:
  • Bất bình đẳng về tài sản: Giá tài sản tăng làm người giàu ngày càng giàu và nhiều tài sản, người nghèo ngày càng nghèo và ít tài sản.
  • Bất bình đẳng về cơ hội: Người làm công khó tích lũy tiền để đầu tư, bất bình đẳng kéo dài qua nhiều đời.
  • Bất mãn: Người nghèo thấy mình muôn kiếp không ngoi lên được, dễ bức xúc.

4. Bán sự chú ý: Kiếm tiền nhờ thu hút người xem

Cách hoạt động: Làm video, livestream, hoặc đăng bài trên mạng xã hội để thu hút người xem, rồi kiếm tiền từ quảng cáo hoặc bán hàng. Ai có nhiều người theo dõi thì thắng lớn.
Cạnh tranh thế nào: Khốc liệt nhất
  • Vì sao: Ai cũng có thể làm, chỉ cần điện thoại và internet, nên hàng triệu người nhảy vào. Nhưng chỉ một vài người nổi bật mới kiếm được tiền to. Bạn phải cạnh tranh với cả thế giới để được chú ý, lại còn phụ thuộc vào thuật toán của TikTok, YouTube. Muốn thắng, bạn phải sáng tạo liên tục, theo kịp trend, và hơn những người có ngoại hình đẹp hay nội dung hấp dẫn hơn.
  • Ví dụ: Cô H livestream bán hàng, phải đấu với hàng ngàn streamer khác trên TikTok. Cô tốn tiền mua đồ đẹp, nghĩ kịch bản, chạy quảng cáo để nổi lên, nhưng nếu không “viral”, cô dễ bị chìm nghỉm.
Khó khăn và rào cản:
  • Khó khăn:Thu nhập không ổn định, phụ thuộc vào trend và nền tảng. Cạnh tranh cao vì ai cũng làm được.
  • Rào cản: Cần biết cách thu hút người xem (ngoại hình, nội dung ) và mất thời gian xây kênh. Lại còn phụ thuộc vào thuật toán.
  • Hiệu ứng Matthew: Người đã có nhiều người theo dõi được nền tảng ưu ái, còn người mới thì khó lên.
    Ví dụ: Cô T, streamer nổi tiếng, kiếm 200 triệu/tháng nhờ 500.000 người theo dõi. Danh tiếng giúp cô được mời quảng cáo nhiều hơn, càng kiếm bộn. Còn anh Kiên làm video TikTok, chỉ có 100 lượt xem, chẳng kiếm được gì, muốn cạnh tranh cũng khó.
Hệ lụy:
  • Khoảng cách thu nhập: Như trong lĩnh vực thể thao hay giải trí, người thắng lấy tất.. nơi một số ngôi sao hay vận động viên xuất sắc hốt hết fame và thu nhập. Phần còn lại nhận được cái "Nịt".
  • Bất mãn: Người làm công thấy người khác kiếm tiền dễ nhờ livestream, cảm giác bất công.
  • Áp lực: Nhiều bạn trẻ lao vào làm nhưng đa số thất bại, mất thời gian + thoái chí.

4. Bán thời gian: Kiếm tiền bằng sức lao động

Cách hoạt động: Đi làm công ăn lương, như nhân viên văn phòng, công nhân, hay tài xế..vv để nhận lương. Đây là cách phổ biến nhất, nhưng chỉ kiếm được khiêm tốn và khó tăng.
Cạnh tranh thế nào: Rất cao
  • Vì sao: Hàng triệu người đang làm cùng 1 công việc này hoặc nọ, nhất là những việc đơn giản như bảo vệ, phục vụ. Có quá nhiều người muốn làm, nên lương bị ép thấp, chẳng ai thương lượng được. Muốn kiếm nhiều hơn, bạn phải học thêm hoặc thăng chức, nhưng không dễ. Chỉ một số ít nghề kỹ năng cao hoặc đặc thù, đầu vào đòi hỏi cao thì mới ít cạnh tranh và có thu nhập cao hơn, nhưng đa số người làm công ăn lương phải sống trong cái bể khổ có tên là " thị trường độc quyền người mua", luôn bị ép giá và có tính cạnh tranh rất cao.

  • Ví dụ cạnh tranh: Anh N làm bảo vệ, cạnh tranh với cả trăm người sẵn sàng làm với lương 7 triệu/tháng. Anh muốn học nghề mới nhưng không có tiền, thời gian, nên cứ kẹt ở đó. Còn chị L, chuyên viên cấp cao, lương 30 triệu/tháng, được công ty đào tạo thêm, thăng chức, lương lên 50 triệu/tháng.
Liên quan đến bất bình đẳng và hiệu ứng Matthew:
  • Làm bất bình đẳng tăng: Người làm công cạnh tranh khốc liệt, lương trung bình thấp, khó tích lũy tiền để thử cách cách kiếm tiền khác. Hiệu ứng Matthew khiến người có kỹ năng cao tiếp tục thăng tiến, còn người làm việc dễ thay thế thì kẹt ở mức lương bèo.
  • Khó khăn: Lương bị giới hạn bởi thời gian (một ngày chỉ 24 tiếng) và sức khỏe. Muốn kiếm nhiều hơn thì phải tăng thời gian làm việc hoặc có kỹ năng đặc biệt nhưng khó mà có.
  • Rào cản: Cạnh tranh cao, chẳng có quyền đòi hỏi lương cao. Học thêm cần tiền và thời gian, mà không phải ai cũng có.
  • Hiệu ứng Matthew: Người có kỹ năng tiếp tục được hỗ trợ đào tạo, thăng chức, còn người làm công bình thường thì không.
Hệ lụy:
  • Cuộc sống bế tắc: Làm chỉ đủ chi tiêu, không có khả năng tích lũy, cơ hội dịch chuyển lên cao thấp.
  • Bất mãn: Thấy người khác kiếm tiền dễ hơn dù làm ít hơn, ai mà không tức.
  • Tội phạm tăng: Lương thấp khiến một số người làm liều, trộm cắp, cướp bóc để có tiền, hoặc dễ trở thành nạn nhân bị lừa đảo lợi dụng, lừa tiền, lừa người (bán qua nước khác)...vv

5. So sánh mức độ cạnh tranh

Dựa trên số người tham gia, độ khó để chen chân, và sự khốc liệt của thị trường, đây là xếp hạng:
Cách kiếm tiềnMức độ cạnh tranhVì sao?
Bán sự chú ýKhốc liệt nhấtAi cũng làm được, hàng triệu người tham gia, phụ thuộc vào trend và thuật toán.
Bán thời gianRất caoQuá nhiều người làm, lương thấp, cạnh tranh lớn ở việc phổ thông.
Bán thông tinVừa phảiCần kiến thức, mối quan hệ, chỉ một nhóm nhỏ cạnh tranh với nhau.
Lãi vốnÍt nhấtCần nhiều tiền, ít người tham gia, phụ thuộc vào biến động thị trường hơn đối thủ.

III. Hệ quả từ bất bình đẳng

1. Vấn đề xã hội

  • Xã hội phân hóa: Người giàu (dùng tiền sinh tiền, bán thông tin) và người nghèo (làm công) ngày càng xa cách, khó hòa nhập, gia tăng mâu thuẫn, xung đột.
  • Bất ổn an ninh trật tự: Người làm công thấy người khác kiếm tiền dễ dàng do lợi dụng hệ thống chứ không phải bỏ công sức, trí óc hay có đóng góp hữu ích gì cho xã hội, dễ sinh ra bất mãn, dễ trở thành lực lượng tiềm năng bị thế lực thù địch lợi dụng kích động gây rối mất trật tự hoặc tham gia các hoạt động tội phạm .
  • Mất niềm tin: Khi chỉ người có tiền, có quan hệ mới thành công, không còn ai tin vào công lý và sân chơi bình đẳng nữa, nhiều người quay ra tiêu cực.
  • 2. Vấn đề kinh tế​

  • Cách nền kinh tế tư bản hoạt động​

    Nền kinh tế thực – tức là chuyện sản xuất đồ đạc, bán hàng, chứ không phải chơi chứng khoán hay đầu cơ – có một chu kỳ thế này:
    1. Người dân có tiền mua đồ (như mua điện thoại, quần áo), tạo ra nhu cầu.
    2. Nhu cầu cao làm các ông chủ, nhà đầu tư thấy tự tin, nghĩ “ồ, bán được hàng, đáng để làm thêm”.
    3. Sự tự tin khiến họ bỏ tiền đầu tư, như xây nhà máy mới, mở thêm cửa hàng.
    4. Đầu tư mới tạo việc làm, người dân có lương, lại có tiền mua đồ, quay về bước 1.
  • Chu kì này cứ chạy, kinh tế cứ phát triển. Nhưng vấn đề là nó dễ bị kẹt.

    Có hai nhóm người hay cãi nhau về vấn đề này:
    • Nhóm ủng hộ người giàu: Họ nói cái bước (3) – sự tự tin để đầu tư – là quan trọng nhất. Họ bảo nếu đánh thuế người giàu nhiều quá, họ mất hứng, không muốn bỏ tiền đầu tư nữa. Ví dụ, một ông chủ công ty bất động sản than rằng thuế cao làm ông ngại xây chung cư mới.
    • Nhóm ủng hộ người nghèo: Họ lại tập trung vào bước (1) – tiền để người dân mua đồ. Họ bảo phải lấy tiền từ người giàu (qua thuế, trợ cấp) đưa cho người nghèo để họ mua sắm nhiều hơn, kích thích kinh tế. Ví dụ, họ muốn tăng phúc lợi cho công nhân để họ có tiền mua sắm nhiều hơn.
  • Vấn đề không phải chỉ ở sự tự tin hay sức mua, mà ở cái chu kì này. Nó dễ bị “kẹt” vì một thứ gọi là “ Thâm hụt do giảm phát " (deflationary gap) = tổng chi tiêu thấp hơn mức cần thiết để tạo ra sản lượng toàn dụng.
 

Có thể bạn quan tâm

Top