minhhaino123
Con chim biết nói
Bài Dịch :
Đòn thuế quan của ông Trump sẽ đậm nát Việt Nam
Trên khắp thế giới, các mức thuế mà Tổng thống Donald Trump áp đặt đã làm rung chuyển thị trường tài chính - kinh tế và ở đó có một quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương...
Từ ngày 9 tháng 4, Việt Nam dự kiến sẽ phải chịu mức thuế “trả đũa” 46%, nhằm đáp trả thặng dư thương mại hàng hóa trị giá 123 tỷ USD với Mỹ trong năm vừa qua. Nhiều người ở Hà Nội đã dự đoán rằng thuế sẽ đến, nhưng quy mô của hình phạt từ ông Trump đã gây sốc. Chỉ số chứng khoán giảm 7% sau thông báo, mức giảm trong ngày lớn nhất trong hơn hai thập kỷ. Khối lượng giao dịch ồ ạt đạt mức cao kỷ lục.
Các mức thuế này sẽ chặt đứt hoàn toàn gốc rễ của mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Bởi vì trong những năm gần đây, nền kinh tế nước này đã được hưởng lợi từ việc các nhà sản xuất đa dạng hóa loại hình rời khỏi Trung Quốc, với tốc độ trung bình 7% mỗi năm suốt 10 năm qua (trừ thời kỳ đại dịch). Mức lương thực tế tăng ở Trung Quốc đã đẩy các công ty hướng tới Việt Nam, nơi chi phí lao động chưa bằng một nửa mức trung bình của Trung Quốc và dân số có sức khỏe cơ bản tốt cùng nền giáo dục ổn định. Doanh số bán hàng sang Mỹ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu và 27% GDP danh nghĩa của Việt Nam
Ngoài ra, một số công ty đã theo đuổi chiến lược “Trung Quốc cộng một”, trong đó họ xây dựng thêm các nút chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Đối với các công ty này, mạng lưới đường sắt tốt của Việt Nam với Trung Quốc và việc kinh doanh tại đây tương đối dễ dàng là những điểm hấp dẫn. Các công ty như Samsung và Nike đã đặt cược lớn vào Việt Nam như một công xưởng lớn để gia công và lắp ráp. Một số ngành đặc biệt dễ bị tổn thương như giày dép 37% và đồ chơi 52% cùng thiết bị thể thao được sản xuất tại Việt Nam cho thị trường Mỹ.
Hậu quả có thể dẫn đến một thảm họa ! Oxford Economics ( một công ty tư vấn, đã mô phỏng tác động của các mức thuế đối với Việt Nam trong trường hợp “mạnh tay nhất” với kịch bản là nền kinh tế Mỹ vẫn ổn định không bị các đối tác thương mại trả đũa và các nguồn đầu tư không bị cản trở bởi sự bất ổn của thương chiến ) ước tính : đến năm 2026, sản lượng của Việt Nam sẽ thấp hơn 3,5% so với mức cơ sở trước thuế. Điều đó tương đương với việc làm giảm một nửa tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Bên cạnh đó các mức thuế này cũng làm suy yếu dự định đầu tư vào Việt Nam theo chiến lược “Trung Quốc cộng một”. Giờ đây khoảng cách về thuế giữa Trung Quốc và Đông Nam Á đã thu hẹp, sẽ làm giảm động lực chuyển dịch năng lực sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế ở một nước thứ 3.
Liệu Việt Nam có thể đạt được một thỏa thuận? Các quan chức Việt Nam đã cố gắng lấy lòng ông Trump từ trước khi thông báo được đưa ra. Một hợp đồng thử nghiệm với Starlink, dịch vụ internet vệ tinh của Elon Musk, đã được ký kết, việc xây dựng các trạm mặt đất của Starlink sẽ bắt đầu tại đây vào tháng 5 hoặc tháng 6. Cuối tháng 3 Việt Nam cũng đã công bố giảm thuế đơn phương đối với khí tự nhiên hóa lỏng, ô tô, năng lượng và sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ. Các ông ty nhà nước và tư nhân Việt Nam gần đây đã ký thỏa thuận mua thiết bị từ Mỹ. Công việc xây dựng một sân golf mới trị giá 1,5 tỷ USD của Tổ chức Trump tại tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội, thủ đô, chưa đầy 100km, dự kiến bắt đầu vào tháng tới.
Vào ngày 4 tháng 4, ông Trump đã nói chuyện với Tô Lâm, lãnh đạo Việt Nam. Ông Trump mô tả cuộc gọi là “rất hiệu quả”, lưu ý rằng ông Lâm “nói với tôi rằng Việt Nam muốn giảm thuế xuống mức ZERO nếu họ có thể một thỏa thuận với Mỹ”. Về phía Việt Nam, họ thận trọng hơn, ông Lâm gợi ý rằng Mỹ và Việt Nam nên đàm phán mức thuế suất = 0% đối ứng đối với tất cả hàng hóa của nhau. Theo ông Nguyễn Khắc Giang (Viện ISEAS-Yusof Ishak, một tổ chức nghiên cứu tại Singapore) cho rằng : "một số người trong chính phủ Việt Nam tin rằng thời điểm hiện tại là chín muồi để đàm phán một thỏa thuận thương mại rộng hơn với Mỹ và ông Lâm đã gửi thư cho ông Trump yêu cầu hoãn thực thi thuế 45 ngày. Một phái đoàn Việt Nam, do Phó Thủ tướng dẫn đầu, đang ở Washington, nhằm tìm cách cứu vãn tình hình."
Việt Nam đang ở trong thế không có nhiều thứ để đề nghị ông Trump nếu Bản tính bảo vệ kinh tế nước Mỹ thô thiển của ông chiếm ưu thế. Nhìn từ góc độ Việt Nam nhập khẩu hàng hóa trị giá 16 tỷ USD từ Mỹ trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3, với mức thuế trung bình 3%, việc giảm thuế =0 này điều này sẽ mất đi doanh thu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, theo ông Giang. Tuy nhiên, không rõ liệu điều này có làm dịu phía Mỹ hay không. Vào ngày 6 tháng 4, Peter Navarro, một cố vấn bảo hộ cứng rắn của ông Trump, phản đối rằng : " nếu Mỹ và Việt Nam cùng loại bỏ thuế, mức thâm hụt thương mại 120 tỷ USD sẽ vẫn còn nguyên vì tất cả các hành vi gian lận phi thuế quan của họ vẫn còn đó”. Ông Navarro cáo buộc thêm " Việt Nam trợ cấp xuất khẩu và đóng vai trò như một “thuộc địa kinh tế ” để tuồn lại hàng hóa cho Trung Quốc ". Những yêu cầu của VN sẽ khó lòng được xem xét và giải quyết, huống chi là đề nghị được tạm hoãn trong 45 ngày. Và Việt Nam lo ngại rằng nhượng bộ quá nhiều cho Mỹ có thể gây nguy hiểm cho 17 hiệp định thương mại tự do khác của mình.
Vẫn có thể còn có một số tia hy vọng cho Việt Nam
Một trong số đó là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khó có thể rời đi ngay lập tức bởi lẽ các dự án của họ có chi phí cố định cao và sẽ mất nhiều năm để di dời. Sẽ rất khó từ bỏ VN cho đến khi có sự rõ ràng hơn về điểm đến nào tốt hơn, quá trình này sẽ chậm lại thêm do các quyết định hỗn loạn của ông Trump . Một điểm khác là một cú đấm mạnh vào tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam có lẽ sẽ khiến đồng tiền Việt Nam, đồng VND, giảm sâu hơn. Điều này sẽ tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam ở các thị trường thay thế, như châu Âu... Ngân hàng trung ương Việt Nam đang quản lý đồng VND theo cách sao cho giá trị của nó neo sát đồng USD, một lựa chọn phổ biến cho các nền kinh tế nhỏ bị phụ thuộc thương mại. Nhưng một bất câp lại nảy sinh đó là : đồng tiền yếu đi là cách để đối phó với các mức thuế nhưng cũng trớ trêu thay sẽ củng cố thêm cáo buộc từ chính quyền Trump về một quốc gia thao túng tiền tệ.
Dẫu vậy, đây cũng chỉ là những yếu tố giảm thiểu cho một thảm họa trực chờ hiện hữu nếu các mức thuế được áp dụng. Mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 của ông Lâm sẽ gặp nguy hiểm, cũng như tham vọng lớn hơn của ông cho một “kỷ nguyên trỗi dậy quốc gia”. Điều này cũng có cái giá dành cho Mỹ. Đó là Việt Nam trước giờ thay vì cảnh giác với việc quá gần gũi với Trung Quốc ( nước mà họ có lịch sử xung đột lâu dài và cạnh tranh về năng lực sản xuất ) sẽ vì các mức thuế của ông Trump mà tiến gần hơn với người láng giềng phía bắc vì nhu cầu cấp bách cho nền kinh tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên kế hoặch thăm Hà Nội vào tuần tới.
Có nguy cơ nào ko cho chiến lược “ngoại giao cây tre” của Việt Nam, thông qua sự khéo léo cân bằng các mối quan hệ địa chính trị, bị thiêu rụi dưới tay ông Trump !
Đòn thuế quan của ông Trump sẽ đậm nát Việt Nam


Trên khắp thế giới, các mức thuế mà Tổng thống Donald Trump áp đặt đã làm rung chuyển thị trường tài chính - kinh tế và ở đó có một quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương...
Từ ngày 9 tháng 4, Việt Nam dự kiến sẽ phải chịu mức thuế “trả đũa” 46%, nhằm đáp trả thặng dư thương mại hàng hóa trị giá 123 tỷ USD với Mỹ trong năm vừa qua. Nhiều người ở Hà Nội đã dự đoán rằng thuế sẽ đến, nhưng quy mô của hình phạt từ ông Trump đã gây sốc. Chỉ số chứng khoán giảm 7% sau thông báo, mức giảm trong ngày lớn nhất trong hơn hai thập kỷ. Khối lượng giao dịch ồ ạt đạt mức cao kỷ lục.
Các mức thuế này sẽ chặt đứt hoàn toàn gốc rễ của mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Bởi vì trong những năm gần đây, nền kinh tế nước này đã được hưởng lợi từ việc các nhà sản xuất đa dạng hóa loại hình rời khỏi Trung Quốc, với tốc độ trung bình 7% mỗi năm suốt 10 năm qua (trừ thời kỳ đại dịch). Mức lương thực tế tăng ở Trung Quốc đã đẩy các công ty hướng tới Việt Nam, nơi chi phí lao động chưa bằng một nửa mức trung bình của Trung Quốc và dân số có sức khỏe cơ bản tốt cùng nền giáo dục ổn định. Doanh số bán hàng sang Mỹ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu và 27% GDP danh nghĩa của Việt Nam
Ngoài ra, một số công ty đã theo đuổi chiến lược “Trung Quốc cộng một”, trong đó họ xây dựng thêm các nút chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Đối với các công ty này, mạng lưới đường sắt tốt của Việt Nam với Trung Quốc và việc kinh doanh tại đây tương đối dễ dàng là những điểm hấp dẫn. Các công ty như Samsung và Nike đã đặt cược lớn vào Việt Nam như một công xưởng lớn để gia công và lắp ráp. Một số ngành đặc biệt dễ bị tổn thương như giày dép 37% và đồ chơi 52% cùng thiết bị thể thao được sản xuất tại Việt Nam cho thị trường Mỹ.
Hậu quả có thể dẫn đến một thảm họa ! Oxford Economics ( một công ty tư vấn, đã mô phỏng tác động của các mức thuế đối với Việt Nam trong trường hợp “mạnh tay nhất” với kịch bản là nền kinh tế Mỹ vẫn ổn định không bị các đối tác thương mại trả đũa và các nguồn đầu tư không bị cản trở bởi sự bất ổn của thương chiến ) ước tính : đến năm 2026, sản lượng của Việt Nam sẽ thấp hơn 3,5% so với mức cơ sở trước thuế. Điều đó tương đương với việc làm giảm một nửa tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Bên cạnh đó các mức thuế này cũng làm suy yếu dự định đầu tư vào Việt Nam theo chiến lược “Trung Quốc cộng một”. Giờ đây khoảng cách về thuế giữa Trung Quốc và Đông Nam Á đã thu hẹp, sẽ làm giảm động lực chuyển dịch năng lực sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế ở một nước thứ 3.
Liệu Việt Nam có thể đạt được một thỏa thuận? Các quan chức Việt Nam đã cố gắng lấy lòng ông Trump từ trước khi thông báo được đưa ra. Một hợp đồng thử nghiệm với Starlink, dịch vụ internet vệ tinh của Elon Musk, đã được ký kết, việc xây dựng các trạm mặt đất của Starlink sẽ bắt đầu tại đây vào tháng 5 hoặc tháng 6. Cuối tháng 3 Việt Nam cũng đã công bố giảm thuế đơn phương đối với khí tự nhiên hóa lỏng, ô tô, năng lượng và sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ. Các ông ty nhà nước và tư nhân Việt Nam gần đây đã ký thỏa thuận mua thiết bị từ Mỹ. Công việc xây dựng một sân golf mới trị giá 1,5 tỷ USD của Tổ chức Trump tại tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội, thủ đô, chưa đầy 100km, dự kiến bắt đầu vào tháng tới.
Vào ngày 4 tháng 4, ông Trump đã nói chuyện với Tô Lâm, lãnh đạo Việt Nam. Ông Trump mô tả cuộc gọi là “rất hiệu quả”, lưu ý rằng ông Lâm “nói với tôi rằng Việt Nam muốn giảm thuế xuống mức ZERO nếu họ có thể một thỏa thuận với Mỹ”. Về phía Việt Nam, họ thận trọng hơn, ông Lâm gợi ý rằng Mỹ và Việt Nam nên đàm phán mức thuế suất = 0% đối ứng đối với tất cả hàng hóa của nhau. Theo ông Nguyễn Khắc Giang (Viện ISEAS-Yusof Ishak, một tổ chức nghiên cứu tại Singapore) cho rằng : "một số người trong chính phủ Việt Nam tin rằng thời điểm hiện tại là chín muồi để đàm phán một thỏa thuận thương mại rộng hơn với Mỹ và ông Lâm đã gửi thư cho ông Trump yêu cầu hoãn thực thi thuế 45 ngày. Một phái đoàn Việt Nam, do Phó Thủ tướng dẫn đầu, đang ở Washington, nhằm tìm cách cứu vãn tình hình."
Việt Nam đang ở trong thế không có nhiều thứ để đề nghị ông Trump nếu Bản tính bảo vệ kinh tế nước Mỹ thô thiển của ông chiếm ưu thế. Nhìn từ góc độ Việt Nam nhập khẩu hàng hóa trị giá 16 tỷ USD từ Mỹ trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3, với mức thuế trung bình 3%, việc giảm thuế =0 này điều này sẽ mất đi doanh thu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, theo ông Giang. Tuy nhiên, không rõ liệu điều này có làm dịu phía Mỹ hay không. Vào ngày 6 tháng 4, Peter Navarro, một cố vấn bảo hộ cứng rắn của ông Trump, phản đối rằng : " nếu Mỹ và Việt Nam cùng loại bỏ thuế, mức thâm hụt thương mại 120 tỷ USD sẽ vẫn còn nguyên vì tất cả các hành vi gian lận phi thuế quan của họ vẫn còn đó”. Ông Navarro cáo buộc thêm " Việt Nam trợ cấp xuất khẩu và đóng vai trò như một “thuộc địa kinh tế ” để tuồn lại hàng hóa cho Trung Quốc ". Những yêu cầu của VN sẽ khó lòng được xem xét và giải quyết, huống chi là đề nghị được tạm hoãn trong 45 ngày. Và Việt Nam lo ngại rằng nhượng bộ quá nhiều cho Mỹ có thể gây nguy hiểm cho 17 hiệp định thương mại tự do khác của mình.
Vẫn có thể còn có một số tia hy vọng cho Việt Nam
Một trong số đó là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khó có thể rời đi ngay lập tức bởi lẽ các dự án của họ có chi phí cố định cao và sẽ mất nhiều năm để di dời. Sẽ rất khó từ bỏ VN cho đến khi có sự rõ ràng hơn về điểm đến nào tốt hơn, quá trình này sẽ chậm lại thêm do các quyết định hỗn loạn của ông Trump . Một điểm khác là một cú đấm mạnh vào tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam có lẽ sẽ khiến đồng tiền Việt Nam, đồng VND, giảm sâu hơn. Điều này sẽ tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam ở các thị trường thay thế, như châu Âu... Ngân hàng trung ương Việt Nam đang quản lý đồng VND theo cách sao cho giá trị của nó neo sát đồng USD, một lựa chọn phổ biến cho các nền kinh tế nhỏ bị phụ thuộc thương mại. Nhưng một bất câp lại nảy sinh đó là : đồng tiền yếu đi là cách để đối phó với các mức thuế nhưng cũng trớ trêu thay sẽ củng cố thêm cáo buộc từ chính quyền Trump về một quốc gia thao túng tiền tệ.
Dẫu vậy, đây cũng chỉ là những yếu tố giảm thiểu cho một thảm họa trực chờ hiện hữu nếu các mức thuế được áp dụng. Mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 của ông Lâm sẽ gặp nguy hiểm, cũng như tham vọng lớn hơn của ông cho một “kỷ nguyên trỗi dậy quốc gia”. Điều này cũng có cái giá dành cho Mỹ. Đó là Việt Nam trước giờ thay vì cảnh giác với việc quá gần gũi với Trung Quốc ( nước mà họ có lịch sử xung đột lâu dài và cạnh tranh về năng lực sản xuất ) sẽ vì các mức thuế của ông Trump mà tiến gần hơn với người láng giềng phía bắc vì nhu cầu cấp bách cho nền kinh tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên kế hoặch thăm Hà Nội vào tuần tới.
Có nguy cơ nào ko cho chiến lược “ngoại giao cây tre” của Việt Nam, thông qua sự khéo léo cân bằng các mối quan hệ địa chính trị, bị thiêu rụi dưới tay ông Trump !