Don Jong Un
Chúa tể đa cấp


Hôm 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành khởi động đàm phán, ký các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới với các thị trường tiềm năng trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang đàm phán thuế quan với Mỹ.
Yêu cầu này là một trong số các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nằm trong công điện được ông Chính ký cùng ngày và gửi đến các bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ và hàng loạt lãnh đạo địa phương.
''Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình thế giới xuất hiện nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn, chiến tranh thương mại xảy ra diện rộng, triển vọng kinh tế thế giới suy giảm… đặt ra nhiều khó khăn, thách thức,'' công điện nêu.
Để gỡ rối, về mặt xuất khẩu, ông Chính giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan phải ''đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khai thác hiệu quả 17 hiệp định thương mại tự do đã ký kết, khẩn trương kết thúc đàm phán và khởi động đàm phán, ký các FTA mới với các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Á, Đông Âu, Ấn Độ, Brazil, Pakistan, Ai Cập…''
Ông Chính đốc thúc các bộ, ngành nhanh chóng và tích cực ''trao đổi, xây dựng kịch bản làm việc với các cơ quan của Hoa Kỳ để đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng, đảm bảo hài hòa, hợp lý, có lợi cho cả hai bên.''
Với chính sách thuế quan mới của Mỹ, các bộ, ngành ''không để bị động'' và phải chủ động xây dựng kịch bản ứng phó kịp thời, theo người đứng đầu chính phủ.
Công điện của ông cũng yêu cầu cải thiện công tác kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu qua việc nâng cao năng lực cán bộ cơ quan thương vụ, văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn nữa cho doanh nghiệp.
Các cơ quan chính phủ và địa phương cũng được chỉ đạo phải hỗ trợ các ngành hàng, doanh nghiệp ứng phó các vụ kiện phòng vệ thương mại, thích ứng với các rào cản kỹ thuật mới của các đối tác xuất khẩu.
Chính quyền các cấp cần đưa ra những biện pháp hiệu quả hơn ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm trong gian lận xuất xứ hàng hóa.
Nội dung công điện cho thấy một động thái quyết liệt của Việt Nam để đạt được tham vọng tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm nay.
Vào ngày 2/4 (giờ Mỹ), Việt Nam đã bị Tổng thống Donald Trump xếp vào nhóm các nước bị áp mức thuế đối ứng cao nhất, với mức 46%, một cú sốc cho tham vọng này.
Sau khi Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trở về từ cuộc đàm phán thuế quan tại Mỹ với tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Mỹ hôm 12/4 – trong đó trưởng đoàn là Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Giờ đây, Việt Nam cần thuyết phục để ông Trump hạ mức thuế quan 46% dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng Bảy tới.
Trước mắt, và cả trong dài hạn, với vị thế là một cường quốc kinh tế, công nghệ, là thị trường dẫn đầu toàn cầu, Mỹ là đối tác mà Việt Nam cần xây dựng một mối quan hệ gần gũi.
Ông Trump đã tạm dừng kế hoạch áp thuế, nhưng "thiệt hại đã xảy ra rồi," theo bà Doris Liew – kinh tế gia tại Viện Dân chủ và Các vấn đề Kinh tế của Malaysia.
"Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho cả khu vực, không chỉ cần giảm phụ thuộc vào Mỹ, mà còn phải cân bằng lại sự lệ thuộc vào bất kỳ một đối tác thương mại hay xuất khẩu nào,'' bà nói với BBC hôm 19/4
Việt Nam không có hiệp định thương mại tự do nào với Mỹ.
Tính đến tháng 10/2024, Việt Nam đã ký 17 hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương, theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Nổi bật trong số đó là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bên cạnh các FTA với Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việt Nam đang đàm phán hai FTA mới, trong đó có hiệp định song phương với khối bốn nước Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein (EFTA), và hiệp định song phương giữa ASEAN và Canada (ACAFTA).
EFTA đã được khởi động đàm phán từ năm 2012, trong khi ACAFTA được tái khởi động đàm phán vào cuối năm 2021.
Theo VCCI, năm 2023, Việt Nam đã tham dự ba phiên đàm phán Hiệp định ACAFTA, đạt được một số tiến triển tuy nhiên vẫn cần thảo luận thêm. Do đó, quốc gia này và các bên còn lại đã thống nhất điều chỉnh mục tiêu và hướng tới việc kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định ACAFTA trong năm nay thay vì năm 2024.
Trong khi đó, công điện hôm 22/4 của ông Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và yêu cầu Bộ Tài chính xử lý khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp FDI, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ các dự án tại Việt Nam.
Ông Chính cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Nội vụ rà soát, nghiên cứu tháo gỡ các vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, bên cạnh một số công tác khác.
Nội dung này lặp lại một chỉ thị khác đã được ông Chính ký tháng trước.
Sự chậm trễ và trì hoãn trong việc cấp thị thực lao động cho các nhân viên nước ngoài tại Việt Nam đã bị các doanh nghiệp nước ngoài lên tiếng không ít lần trong nhiều năm nay.
Trong một bài viết hôm 22/4 trên nền tảng Linkedin, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết: ''Hiện nay, giấy phép lao động cho lao động nước ngoài có những điều kiện không thực tế. Ví dụ, một chuyên gia có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics có thể cần 6 tháng để xin được giấy phép lao động tại Việt Nam chỉ vì bằng cấp của ông là về sinh học thay vì logistics. Trong những trường hợp bình thường, phải mất 1,5 đến 2 tháng để xin được giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại Việt Nam.''
Ngoài các nội dung thương mại quốc tế, ông Chính cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều tiết tỷ giá, lãi suất phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, bên cạnh việc giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Ông cũng nhắc đến giới trẻ, và kêu gọi các ngân hàng chung tay xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho người dưới 35 tuổi mua nhà, gói tín dụng ưu đãi khoảng 500 ngàn tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số vay dài hạn

Việt Nam muốn ký hiệp định thương mại tự do mới trước áp lực thuế quan Mỹ - BBC News Tiếng Việt
Hôm 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành khởi động đàm phán, ký các hiệp định thương mại tự do mới với các thị trường tiềm năng trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang đàm phàn thuế quan với Mỹ.
