An Vương
Hạt giống tầm thần
Thư giãn: tại sao là ngày 9/5 mà không phải 8/5?
--------
Hôm qua, ngày 8/5, Đại sứ quán Pháp đăng tải một post kỷ niệm 80 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. Cũng chỉ thế thôi nhưng cũng có vài ba người nhảy vào bật loa. Đám này như bị lên đồng khi đụng đến chủ nó. Bỏ qua yếu tố văn hoá rất lùn của mấy bình luận này, có một cái mà bản thân tôi cũng thắc mắc từ rất lâu: đó là câu "lật sử à? Ngày 9/5 nhé".
.
Hồi bé tôi cũng xem duyệt binh. Trong thập niên 1980, tôi, cũng như vô số các thiếu niên khác ở Hà Nội, rất thích các xe tăng, máy bay và tên lửa của Liên Xô. Điều này gây tò mò và sau này tôi cũng đọc nhiều sách về đoạn lịch sử này, cả ở Việt Nam, Châu Á hay Châu Âu. Ngày xưa, đúng là báo đài Việt Nam (chắc lấy lại y nguyên từ Pravda) luôn nói ngày kết thúc là 9/5.
.
Lúc sang Châu Âu học, tôi khá ngạc nhiên là họ lại kỷ niệm ngày 8/5. Vậy lý do từ đâu? Thực ra lịch sử là như sau.
.
Ngày 30/04/1945, Hitler tự sát. Ngày 01/05/1945, quân Đức trong Berlin đầu hàng. Thủ đô của Đức bị chiếm nhưng chính trị chưa hoàn toàn kết thúc. Trong một nỗ lực muốn chia rẽ Đồng Minh, chính phủ của đô đốc Doenitz, người thay thế Hitler làm quốc trưởng, đã ký đầu hàng vô điều kiện với Mỹ-Anh-Pháp-Liên Xô ở thành phố Reims (phía đông Pháp) ngày 07/05/1945. Đại tướng Jodl, đại diện quốc trưởng Đức, đến ký. Khi biết tin này, Stalin nổi giận vì Đức đã sang "phía Tây" đầu hàng và người đại diện Liên Xô ở đó chỉ là một trung tướng chỉ huy sư đoàn, đang là sỹ quan liên lạc của Liên Xô với Đồng Minh. Stalin đã yêu cầu toàn bội các bên ký lại ngày hôm sau tại thủ đô Berlin với sự có mặt của nguyên soái Jukov, người đại diện của Stalin.
.
Như vậy, lần ký thứ hai này, thống chế Keitel đại diện cho Đức, Jukov đại diện cho Stalin, đại tướng Spaatz (tư lệnh không quân chiến lược Mỹ) đại diện cho Eisenhower, đại tướng Tedder (tư lệnh không quân Anh) đại diện cho Churchill et đại tướng De Lattre (sau này là tư lệnh Đông Dương năm 1951): tất cả ký vào biên bản đầu hàng của Đức vào lúc 23h ngày 08/05/1945.
.
Vấn đề là 23h ngày 08/05 giờ Berlin thì là 01h sáng ngày 09/05 giờ Mạc Tư Khoa! Chỉ có vậy thôi nên đối với Liên Xô là ngày 09/05. Lệch nhau vài múi giờ!
.
Ngày xưa ta không có tài liệu, không có internet thì có thể hiểu được là ta không biết. Ngày nay có tài liệu, có internet và có cả AI để dịch mà vẫn không biết thì chứng tỏ mức độ IQ chắc dưới 30.


xin hỏi các huynh đài @Trâu Lái Xe @ChuNhaChoThue @LING-LING @Marine Corp Commandant @Hoanggiap512 @Olineasdf @ruataito @Lee Kuan Yew rằng có đồng chí @Cannabinol trong này không
--------
Hôm qua, ngày 8/5, Đại sứ quán Pháp đăng tải một post kỷ niệm 80 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. Cũng chỉ thế thôi nhưng cũng có vài ba người nhảy vào bật loa. Đám này như bị lên đồng khi đụng đến chủ nó. Bỏ qua yếu tố văn hoá rất lùn của mấy bình luận này, có một cái mà bản thân tôi cũng thắc mắc từ rất lâu: đó là câu "lật sử à? Ngày 9/5 nhé".
.
Hồi bé tôi cũng xem duyệt binh. Trong thập niên 1980, tôi, cũng như vô số các thiếu niên khác ở Hà Nội, rất thích các xe tăng, máy bay và tên lửa của Liên Xô. Điều này gây tò mò và sau này tôi cũng đọc nhiều sách về đoạn lịch sử này, cả ở Việt Nam, Châu Á hay Châu Âu. Ngày xưa, đúng là báo đài Việt Nam (chắc lấy lại y nguyên từ Pravda) luôn nói ngày kết thúc là 9/5.
.
Lúc sang Châu Âu học, tôi khá ngạc nhiên là họ lại kỷ niệm ngày 8/5. Vậy lý do từ đâu? Thực ra lịch sử là như sau.
.
Ngày 30/04/1945, Hitler tự sát. Ngày 01/05/1945, quân Đức trong Berlin đầu hàng. Thủ đô của Đức bị chiếm nhưng chính trị chưa hoàn toàn kết thúc. Trong một nỗ lực muốn chia rẽ Đồng Minh, chính phủ của đô đốc Doenitz, người thay thế Hitler làm quốc trưởng, đã ký đầu hàng vô điều kiện với Mỹ-Anh-Pháp-Liên Xô ở thành phố Reims (phía đông Pháp) ngày 07/05/1945. Đại tướng Jodl, đại diện quốc trưởng Đức, đến ký. Khi biết tin này, Stalin nổi giận vì Đức đã sang "phía Tây" đầu hàng và người đại diện Liên Xô ở đó chỉ là một trung tướng chỉ huy sư đoàn, đang là sỹ quan liên lạc của Liên Xô với Đồng Minh. Stalin đã yêu cầu toàn bội các bên ký lại ngày hôm sau tại thủ đô Berlin với sự có mặt của nguyên soái Jukov, người đại diện của Stalin.
.
Như vậy, lần ký thứ hai này, thống chế Keitel đại diện cho Đức, Jukov đại diện cho Stalin, đại tướng Spaatz (tư lệnh không quân chiến lược Mỹ) đại diện cho Eisenhower, đại tướng Tedder (tư lệnh không quân Anh) đại diện cho Churchill et đại tướng De Lattre (sau này là tư lệnh Đông Dương năm 1951): tất cả ký vào biên bản đầu hàng của Đức vào lúc 23h ngày 08/05/1945.
.
Vấn đề là 23h ngày 08/05 giờ Berlin thì là 01h sáng ngày 09/05 giờ Mạc Tư Khoa! Chỉ có vậy thôi nên đối với Liên Xô là ngày 09/05. Lệch nhau vài múi giờ!
.
Ngày xưa ta không có tài liệu, không có internet thì có thể hiểu được là ta không biết. Ngày nay có tài liệu, có internet và có cả AI để dịch mà vẫn không biết thì chứng tỏ mức độ IQ chắc dưới 30.


xin hỏi các huynh đài @Trâu Lái Xe @ChuNhaChoThue @LING-LING @Marine Corp Commandant @Hoanggiap512 @Olineasdf @ruataito @Lee Kuan Yew rằng có đồng chí @Cannabinol trong này không