Don Jong Un
Đẹp trai mà lại có tài

Các tàu Hải cảnh Trung Quốc đã hoạt động dưới sự chỉ huy của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong hai ngày diễn ra cuộc tập trận quân sự tại eo biển Đài Loan vào tháng 4 năm 2025, qua đó công khai vạch trần sự lừa dối kéo dài nhiều năm của Đảng ******** Trung Quốc (ĐCSTQ) về vai trò quân sự của lực lượng hải cảnh nước này.
Theo báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương – một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ, đây là “một tiết lộ mang tính đột phá”, trái ngược với cách mà Bắc Kinh thường mô tả lực lượng hải cảnh của mình như những người thực thi pháp luật dân sự. Việc mô tả sai lệch này nhằm che đậy các hành động cưỡng ép, hung hăng và lừa dối của hải cảnh Trung Quốc – chẳng hạn như đâm va và dùng vòi rồng vào tàu của các quốc gia khác – dưới vỏ bọc thực thi pháp luật thông thường.
Các tàu Hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần đối đầu với tàu của Philippines gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông – khu vực mà Bắc Kinh gần như tuyên bố chủ quyền hoàn toàn, bất chấp phán quyết của tòa trọng tài quốc tế bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Các tàu Hải cảnh Trung Quốc cũng đã xâm phạm vùng biển quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý ở Biển Hoa Đông – nơi Bắc Kinh cũng đưa ra các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ.
Xác nhận về mối liên kết quân sự này đến từ Lực lượng Bảo vệ bờ biển Đài Loan, đơn vị cho biết họ đã quan sát thấy Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông của PLA – cơ quan phụ trách các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông – kiểm soát các tàu Hải cảnh Trung Quốc và lực lượng PLA trong các cuộc tập trận gần Đài Loan – hòn đảo tự trị mà ĐCSTQ tuyên bố là lãnh thổ của mình và đe dọa sáp nhập bằng vũ lực.
Hội đồng Đại Tây Dương báo cáo: “Giờ đây rõ ràng PLA nắm quyền kiểm soát tác chiến đối với (Hải cảnh Trung Quốc) và sử dụng vỏ bọc thực thi pháp luật” để giành lợi thế quân sự trước Đài Loan, cũng như các Đồng minh và Đối tác mà không gây chú ý của công chúng.
Cuộc tập trận kéo dài 33 giờ này có sự tham gia của các tàu Hải cảnh Trung Quốc mô phỏng phong tỏa Eo biển Đài Loan, bao gồm lên tàu và kiểm tra các tàu ra vào Đài Loan. Ông Ying Yu Lin, trợ lý giáo sư tại Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược thuộc Đại học Tamkang, viết trên tạp chí The Diplomat rằng những động thái như vậy là chưa từng có tiền lệ ở eo biển – một tuyến giao thương hàng hải quan trọng toàn cầu.
Đài Loan báo cáo có 9 tàu Hải cảnh Trung Quốc tham gia cuộc tập trận. Theo các nhà phân tích, việc sử dụng tàu hải cảnh là một phần trong chiến tranh pháp lý mà Bắc Kinh nhắm vào Đài Loan. Ông Ying viết hồi tháng 4: “Việc đưa Hải cảnh Trung Quốc lên tuyến đầu tượng trưng cho tuyên bố của Bắc Kinh về quyền tài phán tư pháp và quyền thực thi pháp luật đối với Đài Loan”.
Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã hoạt động dưới quyền Ủy ban Quân sự Trung ương – cơ quan quân sự cao nhất của Bắc Kinh – từ năm 2018, và chính phủ Trung Quốc đã ban hành luật vào tháng 2 năm 2021 trao quyền cho lực lượng này được sử dụng vũ khí. Những động thái này về cơ bản đã cho phép lực lượng hải cảnh chuyển thành một hải quân thứ hai, theo trang Japan Forward có trụ sở tại Tokyo đưa tin hồi tháng 2 năm 2025. Thay vì tập trung vào các nhiệm vụ thực thi pháp luật truyền thống như chống buôn lậu hay tìm kiếm cứu nạn, lực lượng hải cảnh được quân sự hóa của ĐCSTQ được triển khai trong các vùng tranh chấp lãnh thổ để làm gián đoạn các hoạt động hợp pháp của các quốc gia có chủ quyền.
Theo CNN, một phân tích từ Đài Loan về cuộc tập trận hồi tháng 4 cho thấy Bắc Kinh hành động vì Hoa Kỳ đã “tái khẳng định tầm quan trọng của an ninh và ổn định ở eo biển Đài Loan và xác nhận rằng Hoa Kỳ đang chuyển trọng tâm an ninh sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Một tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Đài Loan giám sát tàu Hải cảnh Trung Quốc ngoài khơi Hoa Liên, phía đông Đài Loan, vào tháng 12 năm 2024. NGUỒN HÌNH ẢNH: LỰC LƯỢNG BẢO VỆ BỜ BIỂN ĐÀI LOAN THÔNG QUA THE ASSOCIATED PRESS
Theo báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương – một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ, đây là “một tiết lộ mang tính đột phá”, trái ngược với cách mà Bắc Kinh thường mô tả lực lượng hải cảnh của mình như những người thực thi pháp luật dân sự. Việc mô tả sai lệch này nhằm che đậy các hành động cưỡng ép, hung hăng và lừa dối của hải cảnh Trung Quốc – chẳng hạn như đâm va và dùng vòi rồng vào tàu của các quốc gia khác – dưới vỏ bọc thực thi pháp luật thông thường.
Các tàu Hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần đối đầu với tàu của Philippines gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông – khu vực mà Bắc Kinh gần như tuyên bố chủ quyền hoàn toàn, bất chấp phán quyết của tòa trọng tài quốc tế bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Các tàu Hải cảnh Trung Quốc cũng đã xâm phạm vùng biển quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý ở Biển Hoa Đông – nơi Bắc Kinh cũng đưa ra các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ.
Xác nhận về mối liên kết quân sự này đến từ Lực lượng Bảo vệ bờ biển Đài Loan, đơn vị cho biết họ đã quan sát thấy Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông của PLA – cơ quan phụ trách các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông – kiểm soát các tàu Hải cảnh Trung Quốc và lực lượng PLA trong các cuộc tập trận gần Đài Loan – hòn đảo tự trị mà ĐCSTQ tuyên bố là lãnh thổ của mình và đe dọa sáp nhập bằng vũ lực.
Hội đồng Đại Tây Dương báo cáo: “Giờ đây rõ ràng PLA nắm quyền kiểm soát tác chiến đối với (Hải cảnh Trung Quốc) và sử dụng vỏ bọc thực thi pháp luật” để giành lợi thế quân sự trước Đài Loan, cũng như các Đồng minh và Đối tác mà không gây chú ý của công chúng.
Cuộc tập trận kéo dài 33 giờ này có sự tham gia của các tàu Hải cảnh Trung Quốc mô phỏng phong tỏa Eo biển Đài Loan, bao gồm lên tàu và kiểm tra các tàu ra vào Đài Loan. Ông Ying Yu Lin, trợ lý giáo sư tại Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược thuộc Đại học Tamkang, viết trên tạp chí The Diplomat rằng những động thái như vậy là chưa từng có tiền lệ ở eo biển – một tuyến giao thương hàng hải quan trọng toàn cầu.
Đài Loan báo cáo có 9 tàu Hải cảnh Trung Quốc tham gia cuộc tập trận. Theo các nhà phân tích, việc sử dụng tàu hải cảnh là một phần trong chiến tranh pháp lý mà Bắc Kinh nhắm vào Đài Loan. Ông Ying viết hồi tháng 4: “Việc đưa Hải cảnh Trung Quốc lên tuyến đầu tượng trưng cho tuyên bố của Bắc Kinh về quyền tài phán tư pháp và quyền thực thi pháp luật đối với Đài Loan”.
Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã hoạt động dưới quyền Ủy ban Quân sự Trung ương – cơ quan quân sự cao nhất của Bắc Kinh – từ năm 2018, và chính phủ Trung Quốc đã ban hành luật vào tháng 2 năm 2021 trao quyền cho lực lượng này được sử dụng vũ khí. Những động thái này về cơ bản đã cho phép lực lượng hải cảnh chuyển thành một hải quân thứ hai, theo trang Japan Forward có trụ sở tại Tokyo đưa tin hồi tháng 2 năm 2025. Thay vì tập trung vào các nhiệm vụ thực thi pháp luật truyền thống như chống buôn lậu hay tìm kiếm cứu nạn, lực lượng hải cảnh được quân sự hóa của ĐCSTQ được triển khai trong các vùng tranh chấp lãnh thổ để làm gián đoạn các hoạt động hợp pháp của các quốc gia có chủ quyền.
Theo CNN, một phân tích từ Đài Loan về cuộc tập trận hồi tháng 4 cho thấy Bắc Kinh hành động vì Hoa Kỳ đã “tái khẳng định tầm quan trọng của an ninh và ổn định ở eo biển Đài Loan và xác nhận rằng Hoa Kỳ đang chuyển trọng tâm an ninh sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
