Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ tắm Bà là một trong những nghi thức truyền thống quan trọng trong Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam ở An Giang được tổ chức long trọng với khâu chuẩn bị cẩn thận.​

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 1

Ngày 20/5, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã tổ chức nấu nước 9 loài hoa để chuẩn bị cho lễ tắm Bà diễn ra lúc 0h ngày 21/5.

Lễ tắm tượng Bà là một trong những nghi thức truyền thống quan trọng trong Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam với 3 phần chính: Chuẩn bị nước tắm Bà; tắm Bà; thay áo, mão cho Bà.

Từ 6h, hơn 100 người dân đến từ các đoàn công quả trên địa bàn đã có mặt tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Trong trang phục áo vàng, nón vàng được Ban Quản trị lăng miếu núi Sam chuẩn bị, họ bắt đầu phân công các công việc như rửa hoa, tách cánh hoa, nhóm lửa,...

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 2

Như mọi năm, nước tắm tượng Bà được nấu từ 9 loại hoa tươi thơm như huệ đỏ, cúc vàng, huệ trắng, đồng tiền, hoa phượng, hoa điệp, hoa hồng, hoa lài, sen.

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 3

Hoa tươi được rửa kỹ nhiều lần trước khi tách cánh và cho vào nồi nấu.

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 4

Tổ tắm tượng Bà gồm 9 người phụ nữ được Ban Quản trị Lăng miếu Núi Sam lựa chọn. Những người này sẽ tham gia trực tiếp từ khâu chuẩn bị hoa, tách cánh hoa nấu nước tắm Bà.

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 5

Hoa được chọn để nấu nước tắm tượng Bà là những loại hoa có màu sắc tươi thắm, có mùi thơm nhẹ nhàng.

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 6

Bà Trần Diệu Thiện (69 tuổi, trú phường Núi Sam, TP Châu Đốc) - người đã có hơn 30 tham gia vào Tổ tắm tượng Bà chia sẻ: "Tôi rất may mắn khi được chọn vào Tổ tắm Bà. Như mọi năm, tôi đến đây từ sớm để chuẩn bị các công đoạn như tách cánh hoa, rửa hoa,... Khâu chuẩn bị đều được anh, chị, em trong tổ cẩn thận và chỉn chu. Các thành viên trong Tổ tắm Bà cũng được chọn từ trước, họ thường là những người có đức tính tốt, gương mặt sáng sủa".

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 7

Các công việc cần sức lực được phân công cho cánh đàn ông. Họ thay phiên khuân vác nhằm chuẩn bị chỉn chu nhất cho buổi lễ tắm Bà.

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 8

Nồi sử dụng để nấu nước tắm tượng Bà là nồi đồng, được cất riêng và lau kỹ trước khi sử dụng, sức chứa hơn 100 lít nước.

Theo Ban tổ chức, 3 nồi đồng được đun liên tục từ 6 đến 18h, mỗi lượt nấu khoảng 30 phút đến 1 tiếng để ra thành phẩm nước tắm Bà. Nước này sau đó được lọc qua vải mùng và đóng kín đến khi thực hiện nghi thức tắm Bà.

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 9

Nước nấu để tắm Bà là nước lọc tinh khiết.

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 10

Hoa tươi sau khi tách cánh sẽ được cho vào nồi, mỗi nồi vừa đủ 9 loại hoa.

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 11

Ngoài hoa, nước nấu tắm bà còn được cho thêm trầm hương nụ.

Cận cảnh quá trình nấu 9 loại hoa tắm tượng Bà Chúa Xứ núi Sam - 12

Sau khoảng 12 giờ đun liên tục, nước nấu tắm tượng Bà đã hoàn tất. Nước tắm thành phẩm sẽ được đậy kín, chỉ có 9 người phụ nữ trong Tổ tắm Bà mới được tiếp cận. 9 người này sẽ tắm Bà, thay áo, mão cho Bà khi nghi thức bắt đầu lúc 0h ngày 21/5.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một trong những lễ hội lớn của người dân Nam Bộ nói chung và người dân An Giang nói riêng, mang nhiều nét văn hóa độc đáo và là sản phẩm văn hóa - du lịch tâm linh, thu hút hơn 5 triệu lượt khách du lịch hằng năm.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 được tổ chức từ 12/5 đến 24/5 (nhằm 15/4 đến 27/4 Âm lịch) và đây cũng là năm đầu tiên lễ hội này được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ vía Bà Chúa Xứ có nguồn gốc sau khi người dân địa phương tìm thấy một tượng Bà được làm bằng đất sét trên đỉnh núi Sam vào thế kỷ thứ 18.

Tượng Bà sau đó được đưa xuống chân núi Sam và người dân địa phương lập miếu thờ đến thời điểm hiện tại. Hàng năm lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 đến 27/4 Âm lịch.

Năm 2001, lễ hội được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Lễ hội cấp quốc gia.

Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội vía Bà Chúa Xứ vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Năm 2025, UNESCO công nhận Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 

Có thể bạn quan tâm

Top