Canada bầu cử sớm: thủ tướng Mark Carney ung dung thắng thế

newboi

Thanh niên Ngõ chợ
08:20 23/04/2025
Cử tri Canada đang bước vào cuộc bỏ phiếu sớm để bầu ra Thủ tướng tiếp theo của đất nước, với hai ứng cử viên hàng đầu: Thủ tướng Mark Carney và nhà lãnh đạo Đảng Bảo thủ Pierre Poilievre. Cả hai đều có những thế mạnh của riêng mình, nhưng dường như ông Carney đang nắm nhiều lợi thế hơn một chút.

Justin Trudeau's resignation speech in full - BBC News

Lựa chọn chủ động của Thủ tướng Mark Carney
Như ANTG đã đưa tin, ngày 15/3, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Mark Carney đã tuyên thệ nhậm chức thủ tướng nước này, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử nội bộ đảng Tự do để thay thế cựu Thủ tướng Justin Trudeau (ảnh trên) người đã tuyên bố từ chức hồi tháng 1 vì tỷ lệ ủng hộ giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Nhưng, Thủ tướng Carney không phải một nghị sĩ Quốc hội và đảng của ông chỉ kiểm soát một số ít ghế trong Quốc hội. Thế nên, nhà lãnh đạo 60 tuổi này không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhanh chóng tổ chức một cuộc bầu cử liên bang để đảm bảo thẩm quyền và sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ cho các quyết sách lớn tiếp theo.

Canada bầu cử sớm: Cờ vẫn trong tay ông Carney -0
Việc Thủ tướng Mark Carney chọn tổ chức bầu cử sớm vào ngày 28/4 được đánh giá là nước cờ sáng suốt.

Trong bối cảnh Canada đang đối mặt với áp lực nặng nề từ các biện pháp áp thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như những đe dọa của ông Trump đối với chủ quyền của nước này, đòi hỏi Ottawa phải có những phản ứng chủ động và hợp lý, thì việc ổn định nội các cầm quyền cũng là lựa chọn tất yếu.

Vì vậy, Thủ tướng Mark Carney hôm 23/3 đã tuyên bố tổ chức cuộc bầu cử sớm vào ngày 28/4 thay vì kế hoạch trước đó là diễn ra vào tháng 10. Đây được đánh giá là nước cờ chủ động và sáng suốt của ông Carney. Nhiều nhà chiến lược và thành viên đảng Tự do cho rằng việc tổ chức bầu cử sớm sẽ giúp đảng tận dụng được đà ủng hộ đang tăng của Thủ tướng Carney sau khi ông có một số quyết sách được lòng dân ngay thời điểm vừa tiếp quản cương vị đứng đầu nội các.

Canada bầu cử sớm: Cờ vẫn trong tay ông Carney -0
Đảng Tự do của Thủ tướng Mark Carney hiện nhận được sự ủng hộ lớn hơn so với hồi tháng 1.

Theo một cuộc thăm dò do công ty nghiên cứu xã hội Ipsos thực hiện gần đây, Thủ tướng Mark Carney được xem là người có khả năng nhất để dẫn dắt Canada đối phó với các thách thức từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Tương tự, khảo sát dư luận do Công ty Pallas Data có trụ sở ở Toronto thực hiện hôm 12/4 cũng chỉ ra, sự ủng hộ dành cho đảng Tự do của Thủ tướng Carney đang nhỉnh hơn các đảng khác. Cụ thể, 45% người được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho đảng Tự do trong khi chỉ 37% chọn đảng Bảo thủ và 9% đặt niềm tin vào đảng Dân chủ mới.

giám đốc điều hành Darrell Bricker (ảnh dưới) công ty nghiên cứu xã hội Ipsos Public Affairs, nhận định cuộc bầu cử sớm sẽ giúp đảng Tự do tránh được nhiều đòn công kích từ đảng Bảo thủ nhằm vào các chính sách không được lòng công chúng của cựu Thủ tướng Justin Trudeau trong gần 1 thập kỷ trước đây. “Khả năng tấn công của đảng Bảo thủ vào đảng Tự do đã giảm đi rất nhiều, vì mọi người tập trung vào hiện tại và tương lai gần, chứ không phải vào những gì đã xảy ra trong 10 năm qua”, ông Bricker nói.
Ipsos Public Affairs CEO Darrell Bricker says The Future is Diverse -  Douglas magazine


“Hiệu ứng Donald Trump” và cán cân đang thay đổi
Như đã đề cập, vào ngày 28/4, cử tri Canada sẽ chính thức bỏ phiếu chọn 1 nghị sĩ làm đại diện cho khu vực bầu cử địa phương của họ tại Hạ viện. Ứng cử viên có nhiều phiếu bầu nhất ở mỗi khu vực bầu cử sẽ giành được ghế nghị sĩ, ngay cả khi họ không nhận được đa số phiếu.

Canada bầu cử sớm: Cờ vẫn trong tay ông Carney -0
Thủ tướng Mark Carney và lãnh đạo Khối Quebec Yves-Francois Blanchet, lãnh đạo đảng Dân chủ mới Jagmeet Singh và lãnh đạo đảng Bảo thủ Pierre Poilievre.

Các chính đảng sẽ đấu tranh để giành đa số tuyệt đối trong số 343 ghế tại Quốc hội Canada và lãnh đạo của đảng chiếm đa số sẽ trở thành thủ tướng. Nếu không có đảng nào giành đa số ghế thì Canada sẽ có Quốc hội “treo” (quyền lực được phân chia theo thỏa thuận giữa các đảng) hoặc chính phủ thiểu số (đảng cầm quyền phải hợp tác hoặc thương lượng với các đảng khác để thông qua luật). Cả hai phương án này đều dẫn tới nguy cơ bế tắc chính trị, khiến Canada khó phản ứng kịp thời với những diễn biến đang ngày càng phức tạp của tình hình quốc tế.

Có 4 đảng chính trị lớn nhất ở Canada: đảng Tự do, đảng Bảo thủ, đảng Dân chủ Mới và đảng Khối Quebec (Bloc Québécois). Trong số này, chỉ hai đảng Tự do và Bảo thủ có cơ hội giành được 172 ghế cần thiết để thành lập chính phủ đa số. Đây là hai đảng có tổ chức tranh cử mạnh trên phạm vi toàn quốc - nghĩa là họ có ứng cử viên ở gần như mọi khu vực bầu cử. Và, thực tế là hai đảng này thường xuyên đạt 100-160 ghế mỗi kỳ bầu cử, tức đã ở rất gần con số 172 ghế để đủ đa số tuyệt đối.

Trong khi đó, đảng Dân chủ mới - đảng theo xu hướng trung tả, ủng hộ người lao động và phúc lợi - chỉ mạnh ở một số đô thị lớn như Vancouver, Toronto, Winnipeg. Đảng này trước đây thường giành 20-30 ghế tại Quốc hội và kỷ lục cao nhất là 103 ghế vào năm 2011 của họ được cho rằng rất khó lặp lại. Khối Quebec thì cục bộ. Đúng như cái tên của mình, chính đảng do ông Yves-Francois Blanchet lãnh đạo từ năm 2019 chỉ hoạt động ở tỉnh bang Quebec nên tối đa cũng chỉ lấy được 78 ghế, tức là toàn bộ số ghế nghị sĩ của Quebec.

Canada bầu cử sớm: Cờ vẫn trong tay ông Carney -0
Phong cách và quan điểm chính trị tương đồng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang là điểm trừ của ông Pierre Poilievre (bên trái).

Lúc này, ông Pierre Poilievre, lãnh đạo đảng Bảo thủ là đối trọng lớn nhất của Thủ tướng Mark Carney. Với phong cách được xem như “bản sao” của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chính trị gia 45 tuổi theo chủ nghĩa dân túy này đã thành công trong nỗ lực gây sức ép buộc cựu Thủ tướng Justin Trudeau phải tuyên bố từ chức.

Nhà phân tích chính trị James Mathews (ảnh dưới) đài Sky News cho rằng, ông Poilievre tưởng như đã sẵn sàng chấm dứt một thập kỷ cầm quyền của đảng Tự do nhưng nay đang gặp bất lợi do “hiệu ứng Donald Trump”. Quan điểm chính trị bảo thủ của ông Poilievre được cho là gần gũi với Tổng thống Mỹ Donald Trump và hiện tại ở Canada, đây là một điểm trừ.
James Matthews :: Grabien - The Multimedia Marketplace :: Grabien - The  Multimedia Marketplace


Trên thực tế, thuế quan và lời đe dọa của ông Trump đối với chủ quyền của Canada đã làm mất đi lợi thế dẫn trước hơn 20 điểm phần trăm mà đảng Bảo thủ từng có được trước đảng Tự do trong các cuộc thăm dò dư luận hồi cuối năm ngoái. Vì thế, khi phát động chiến dịch tranh cử, ông Poilievre đã phải tạo khoảng cách với chính quyền Mỹ khi nói rằng các chính sách của ông - bao gồm cắt giảm thuế và tăng khai thác tài nguyên - sẽ thu hút đầu tư trở lại, giúp Canada tự chủ hơn và có đủ khả năng chống lại các thách thức từ chính sách của Tổng thống Donald Trump.

Hiệu quả của chiến lược mà ông Poilievre theo đuổi vẫn phải chờ kiểm chứng qua những lá phiếu hôm 28/4. Trước mắt, trong một cuộc khảo sát của Đài Truyền hình Canada CTV News vào đầu tháng 3, có 36% số người được hỏi cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến lá phiếu của họ. Nền kinh tế theo sát phía sau, ở mức 29%. Nhà tâm lý học chính trị Amanda Bittner người Canada (ảnh dưới) đánh giá rằng cuộc khảo sát cho thấy mong muốn lớn nhất của cử tri nước này là có một nhà lãnh đạo phù hợp để quản lý mối quan hệ với chính quyền Tổng thống Trump.
HOME | Amanda Bittner


Những lá phiếu sớm và tiếng nói từ Quebec
Dù ngày bầu cử chính thức là 28/4 nhưng cử tri Canada đã bắt đầu đi bỏ phiếu sớm từ ngày 18/4. Đây là ngày đầu tiên trong 4 ngày bỏ phiếu sớm được thiết kế dành cho những ai không thể thu xếp thời gian thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình đúng ngày bầu cử.

Theo Cơ quan bầu cử Canada (Elections Canada), ước tính sơ bộ cho thấy gần 2 triệu cử tri đã bỏ phiếu ngày 18/4 và đây là tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu kỷ lục đối với một ngày bầu cử sớm. Cố vấn truyền thông Francoise Enguehard (ảnh dưới) khu vực Đại Tây Dương của Elections Canada, cho biết tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đã tăng 36% so với ngày đầu tiên bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử gần đây nhất vào năm 2021.
Françoise Enguehard répond aux Questions de l'heure


Vẫn chưa thể khẳng định tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục sẽ dẫn đến tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao hơn tại cuộc tổng tuyển cử hay không, nhưng Enguehard tin rằng đó là dấu hiệu cho thấy "mọi người đang tham gia vào cuộc bầu cử này và háo hức bỏ phiếu". Một trong những lý do dẫn tới con số kỷ lục nêu trên có thể đến từ việc các ngày bỏ phiếu sớm năm nay (từ 18/4 đến 21/4), trùng với cuối tuần lễ Phục sinh, khi nhiều người dân được nghỉ làm.

Theo phân tích của Sky News, phiếu bầu của tỉnh bang Quebec - tỉnh bang nói tiếng Pháp của Canada, có thể sắm vai trò “phán quyết” đối với cục diện bầu cử năm nay. Bởi lẽ, tỉnh bang này chiếm gần 1/4 số ghế trong Quốc hội Canada (78 trên tổng số 343 ghế). Nơi đây cũng có lịch sử bỏ phiếu cho nhiều đảng phái khác nhau, khiến thói quen bỏ phiếu của người dân Quebec trở nên khó đoán hơn so với các khu vực khác.

Canada bầu cử sớm: Cờ vẫn trong tay ông Carney -0
Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu tại thành phố Richmond, tỉnh bang British Columbia, ngày 18/4.

Trong cuộc bầu cử gần nhất vào năm 2021, khối Quebec đã cạnh tranh sòng phẳng với đảng Tự do khi giành được 32 ghế so với 35 ghế của đối thủ ở tỉnh bang của mình. Nhưng, trong cuộc bỏ phiếu lần này, đảng Tự do dường như đang nhận được sự ủng hộ từ một số lượng lớn hơn các cử tri Quebec nhờ vào “hiệu ứng Donald Trump”. Theo công cụ theo dõi các cuộc thăm dò dư luận của Đài Truyền hình Quốc gia Canada, CBC, đảng Tự do đang có cơ hội giành được 43% số phiếu ở Quebec, trong khi khối Quebec ngang bằng với đảng Bảo thủ, sẽ chỉ nhận về khoảng 23% số phiếu tại tỉnh bang này.

Và, với việc cán cân tại Quebec thường phản ánh bức tranh toàn cảnh, tỷ lệ dự báo kể trên nếu được cụ thể hóa thành những phiếu bầu vào ngày 28/4, chiến thắng có thể sẽ thuộc về đảng Tự do của Thủ tướng Mark Carney.
 
Top