newboi
Thanh niên Ngõ chợ
Thứ bảy, 12/4/2025,Vũ Hoàng (theo WSJ, AFP, Reuters) 00:00 (GMT+7)
Nền kinh tế Canada đã chao đảo từ cách đây vài tháng và nay, nó đang thấm đòn thuế quan của Tổng thống Trump.
ngày 9 tháng 4 năm 2025 tổng thống Donald Trump thông báo hoãn áp thuế đối ứng với hàng chục đối tác trong vòng 90 ngày, nhưng các mức thuế mà Mỹ đã áp với Canada, đồng minh thân cận nhất, vẫn giữ nguyên.
ngày 10 tháng 4 năm 2025 thủ hiến Doug Ford (ảnh trên) tỉnh Ontario cho hay ông bị sốc khi Canada không được ông Trump hoãn áp thuế. Ông thêm rằng Canada sẵn sàng từ bỏ các biện pháp áp thuế đáp trả "ngay ngày mai" nếu ông Trump có động thái tương tự.
"Cú sốc thuế quan đang giáng một đòn mạnh vào Canada", nhà kinh tế Robert Embree (ảnh trên) tại tổ chức nghiên cứu thị trường Rosenberg Research, trụ sở tại Toronto, cho biết. Điều này diễn ra ngay cả khi Canada không nằm trong danh sách hơn 180 đối tác bị Mỹ áp thuế đối ứng được ông Trump công bố hôm 2/4.
Thủ tướng Canada Mark Carney phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Victoria, bang British Columbia, hôm 6/4. ảnh trên: AP
Canada đã nằm trong tầm ngắm của Tổng thống Trump kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng một. Ông cáo buộc Canada khiến lượng lớn fentanyl (ảnh dưới) chảy vào Mỹ qua biên giới, đồng thời tuyên bố muốn thép, nhôm và ôtô đang được sản xuất tại Canada phải chuyển về các nhà máy Mỹ.
Trong hai tháng rưỡi tại nhiệm, Trump đã đánh thuế 25% đối với ôtô, thép và nhôm Canada và nhắm tới hàng tỷ USD hàng hóa của quốc gia láng giềng không nằm trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico - Canada.
Áp lực từ đòn thuế quan và nỗi lo sợ về việc Mỹ sẽ áp đặt thêm nhiều mức thuế hơn nữa đã gây tổn hại nghiêm trọng tới nền kinh tế Canada. Cơ quan thống kê nước này gần đây ghi nhận 33.000 người mất việc trong tháng ba, mức tồi tệ nhất kể từ năm 2022.
Theo Ngân hàng Trung ương Canada, các doanh nghiệp và hộ gia đình ở nước này đều tin rằng lạm phát sẽ tăng trong năm nay. Các giám đốc điều hành công ty cảnh báo họ có thể phải chuyển mức chi phí tăng cao do thuế quan sang cho khách hàng bằng cách tăng giá bán, dù điều này tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng.
Cuộc khảo sát triển vọng kinh doanh quý I của Ngân hàng Trung ương cho thấy 32% số công ty Canada đang lên kế hoạch cho kịch bản suy thoái trong 12 tháng tới, cao gấp đôi mức trung bình 15% nửa cuối năm 2024. Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp cũng đang trì hoãn kế hoạch tuyển dụng hay cân nhắc lại ý định đầu tư vì tình hình bất ổn. Niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường lao động ngày càng suy yếu.
Thủ tướng Mark Carney (ảnh dưới) thừa nhận Canada cũng có thể phải chịu những hệ lụy gián tiếp từ các chính sách của Tổng thống Trump. Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Canada, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu và có nguy cơ làm suy yếu thêm nhu cầu đối với hàng hóa Canada.
Chính phủ của Mark Carney cung cấp các khoản vay mới với lãi suất thấp, trị giá hàng tỷ USD cho các ngành bị ảnh hưởng bởi biến động thương mại cũng như cho phép các công ty hoãn thanh toán thuế để hỗ trợ dòng tiền kinh doanh trong bối cảnh đơn đặt hàng giảm.
Chính quyền bang Ontario, nơi có hơn 125.000 lao động trong ngành ôtô, cũng công bố một gói cắt giảm thuế trị giá 7,8 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và người lao động bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
Trong ngành ôtô, một trong những nguồn xuất khẩu lớn nhất của Canada sang Mỹ chỉ đứng sau năng lượng và kim loại, chính phủ của Thủ tướng Carney đang cố gắng giảm thiểu nỗi đau từ đòn thuế. Tuy nhiên, những thiệt hại đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện.
Tập đoàn Stellantis tuần trước thông báo dừng sản xuất ôtô tại một nhà máy ở Windsor, Ontario, trong hai tuần, và sa thải 4.600 công nhân.
Một quan chức cấp cao chính phủ Canada cho biết Ottawa đang cân nhắc hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất ôtô Mỹ đang hoạt động tại Canada nhằm giảm bớt áp lực từ mức thuế 25%. Đây là biện pháp tạm thời nhằm mang lại ổn định cho ngành công nghiệp ôtô Canada cho đến khi đàm phán được với Mỹ.
Công nhân làm việc tại một nhà máy thép ở Toronto, Canada. ảnh trên: AFP
Triển vọng tài chính và tiền tệ của Canada cũng trở nên phức tạp hơn do quyết định trả đũa Mỹ. Thủ tướng Carney tuần trước cho hay Canada sẽ áp dụng mức thuế tương đương 25% đối với ôtô của Mỹ nằm ngoài hiệp định thương mại tự do Mỹ - Mexico - Canada.
Mức thuế trên là động thái trả đũa mới nhất của Canada. Trước đó, nước này đã áp thuế 25% với hơn 40 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick (ảnh dưới) phát đi tín hiệu cảnh báo tới Canada rằng nếu họ vẫn duy trì các biện pháp đáp trả thuế, ông Trump có thể tiếp tục tung đòn mạnh hơn.
"Hãy nhìn vào những gì đang xảy ra với Trung Quốc. Việc Canada vẫn giữ biện pháp trả đũa sẽ là lựa chọn vô cùng tệ", Lutnik nói.
Nền kinh tế Canada đã chao đảo từ cách đây vài tháng và nay, nó đang thấm đòn thuế quan của Tổng thống Trump.
ngày 9 tháng 4 năm 2025 tổng thống Donald Trump thông báo hoãn áp thuế đối ứng với hàng chục đối tác trong vòng 90 ngày, nhưng các mức thuế mà Mỹ đã áp với Canada, đồng minh thân cận nhất, vẫn giữ nguyên.

ngày 10 tháng 4 năm 2025 thủ hiến Doug Ford (ảnh trên) tỉnh Ontario cho hay ông bị sốc khi Canada không được ông Trump hoãn áp thuế. Ông thêm rằng Canada sẵn sàng từ bỏ các biện pháp áp thuế đáp trả "ngay ngày mai" nếu ông Trump có động thái tương tự.

"Cú sốc thuế quan đang giáng một đòn mạnh vào Canada", nhà kinh tế Robert Embree (ảnh trên) tại tổ chức nghiên cứu thị trường Rosenberg Research, trụ sở tại Toronto, cho biết. Điều này diễn ra ngay cả khi Canada không nằm trong danh sách hơn 180 đối tác bị Mỹ áp thuế đối ứng được ông Trump công bố hôm 2/4.

Thủ tướng Canada Mark Carney phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Victoria, bang British Columbia, hôm 6/4. ảnh trên: AP
Canada đã nằm trong tầm ngắm của Tổng thống Trump kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng một. Ông cáo buộc Canada khiến lượng lớn fentanyl (ảnh dưới) chảy vào Mỹ qua biên giới, đồng thời tuyên bố muốn thép, nhôm và ôtô đang được sản xuất tại Canada phải chuyển về các nhà máy Mỹ.

Trong hai tháng rưỡi tại nhiệm, Trump đã đánh thuế 25% đối với ôtô, thép và nhôm Canada và nhắm tới hàng tỷ USD hàng hóa của quốc gia láng giềng không nằm trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico - Canada.
Áp lực từ đòn thuế quan và nỗi lo sợ về việc Mỹ sẽ áp đặt thêm nhiều mức thuế hơn nữa đã gây tổn hại nghiêm trọng tới nền kinh tế Canada. Cơ quan thống kê nước này gần đây ghi nhận 33.000 người mất việc trong tháng ba, mức tồi tệ nhất kể từ năm 2022.
Theo Ngân hàng Trung ương Canada, các doanh nghiệp và hộ gia đình ở nước này đều tin rằng lạm phát sẽ tăng trong năm nay. Các giám đốc điều hành công ty cảnh báo họ có thể phải chuyển mức chi phí tăng cao do thuế quan sang cho khách hàng bằng cách tăng giá bán, dù điều này tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng.
Cuộc khảo sát triển vọng kinh doanh quý I của Ngân hàng Trung ương cho thấy 32% số công ty Canada đang lên kế hoạch cho kịch bản suy thoái trong 12 tháng tới, cao gấp đôi mức trung bình 15% nửa cuối năm 2024. Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp cũng đang trì hoãn kế hoạch tuyển dụng hay cân nhắc lại ý định đầu tư vì tình hình bất ổn. Niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường lao động ngày càng suy yếu.
Thủ tướng Mark Carney (ảnh dưới) thừa nhận Canada cũng có thể phải chịu những hệ lụy gián tiếp từ các chính sách của Tổng thống Trump. Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Canada, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu và có nguy cơ làm suy yếu thêm nhu cầu đối với hàng hóa Canada.

Chính phủ của Mark Carney cung cấp các khoản vay mới với lãi suất thấp, trị giá hàng tỷ USD cho các ngành bị ảnh hưởng bởi biến động thương mại cũng như cho phép các công ty hoãn thanh toán thuế để hỗ trợ dòng tiền kinh doanh trong bối cảnh đơn đặt hàng giảm.
Chính quyền bang Ontario, nơi có hơn 125.000 lao động trong ngành ôtô, cũng công bố một gói cắt giảm thuế trị giá 7,8 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và người lao động bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
Trong ngành ôtô, một trong những nguồn xuất khẩu lớn nhất của Canada sang Mỹ chỉ đứng sau năng lượng và kim loại, chính phủ của Thủ tướng Carney đang cố gắng giảm thiểu nỗi đau từ đòn thuế. Tuy nhiên, những thiệt hại đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện.
Tập đoàn Stellantis tuần trước thông báo dừng sản xuất ôtô tại một nhà máy ở Windsor, Ontario, trong hai tuần, và sa thải 4.600 công nhân.
Một quan chức cấp cao chính phủ Canada cho biết Ottawa đang cân nhắc hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất ôtô Mỹ đang hoạt động tại Canada nhằm giảm bớt áp lực từ mức thuế 25%. Đây là biện pháp tạm thời nhằm mang lại ổn định cho ngành công nghiệp ôtô Canada cho đến khi đàm phán được với Mỹ.

Công nhân làm việc tại một nhà máy thép ở Toronto, Canada. ảnh trên: AFP
Triển vọng tài chính và tiền tệ của Canada cũng trở nên phức tạp hơn do quyết định trả đũa Mỹ. Thủ tướng Carney tuần trước cho hay Canada sẽ áp dụng mức thuế tương đương 25% đối với ôtô của Mỹ nằm ngoài hiệp định thương mại tự do Mỹ - Mexico - Canada.
Mức thuế trên là động thái trả đũa mới nhất của Canada. Trước đó, nước này đã áp thuế 25% với hơn 40 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick (ảnh dưới) phát đi tín hiệu cảnh báo tới Canada rằng nếu họ vẫn duy trì các biện pháp đáp trả thuế, ông Trump có thể tiếp tục tung đòn mạnh hơn.

"Hãy nhìn vào những gì đang xảy ra với Trung Quốc. Việc Canada vẫn giữ biện pháp trả đũa sẽ là lựa chọn vô cùng tệ", Lutnik nói.