Út trọc
Tôi là Thằng mặt lồn
VNTB – Tô Lâm bỏ cờ đảng trong buổi điện đàm với Tổng thống Mỹ
06.04.2025 10:16
Trần Anh Quân
(VNTB) – Đòn thuế của Donal Trump đã khiến Việt Nam chính thức rơi vào khủng hoảng tài chính lớn nhất lịch sử
Một động thái bất thường trong cuộc điện đàm giữa Tổng bí thư CSVN Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là quang cảnh buổi họp không treo lá cờ búa liềm của đảng mà chỉ có lá cờ đỏ sao vàng. Những người giữ vai trò tổng bí thư CSVN không bao giờ tiếp khách, điện đàm tại Trụ sở Trung ương Đảng mà thiếu cờ búa liềm. Lá cờ búa liềm được chuẩn bị rất kỹ chứ không có chuyện sơ xuất trong một buổi điện đàm hoặc hội nghị quan trọng, phải đặc biệt nhấn mạnh rằng buổi điện đàm này diễn ra ngay tại Trụ sở Trung ương Đảng CSVN.Không cần bàn tới các đời tổng bí thư trước đây, chỉ tính người đương nhiệm, thì từ khi lên ghế tổng bí thư, những cuộc điện đàm của Tô Lâm tại Trụ sở Trung ương Đảng cũng thường xuyên có cờ búa liềm ngay bên cạnh cờ đỏ sao vàng. Ví dụ ngày 3/9/2024, Tô Lâm, khi đó là tổng bí thư kiêm nhiệm chủ tịch nước, đã có buổi điện đàm với Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Yoon Suk Yeol, hình ảnh cho thấy Tô Lâm ngồi dưới tượng ông Hồ Chí Minh, bên phải là cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm.

Hoặc ngày ngày 15/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng có điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Buổi điện đàm cũng diễn ra tại Trụ sở Trung ương Đảng, cũng ngay tại vị trí mà tổng bí thư thường ngồi: dưới tượng Hồ Chí Minh và bên phải có cờ đỏ sao vàng cùng cờ búa liềm.

Tuy nhiên, trong cả hai cuộc điện đàm mà Tô Lâm gọi cho tổng thống Mỹ đều không có sự xuất hiện của cờ búa liềm. Cuộc gọi đầu tiên diễn ra vào tối 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tô Lâm đã điện đàm chúc mừng ông Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Quang cảnh cho thấy chỉ có quốc kỳ CSVN và quốc kỳ Hoa Kỳ.
Đây là điều hiếm có, nhưng dễ giải thích, vì lúc đó Tô Lâm và bộ chính trị CSVN rất tự tin vào vị thế của mình, muốn gửi thông điệp “rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó sợ gì” tới tân tổng thống Hoa Kỳ. Đồng thời, Tô Lâm cũng muốn thể hiện rằng tổng bí thư (chứ không phải Chủ tịch nước Lương Cường) mới là người nắm quyền lực tuyệt đối để đại diện Việt Nam nói chuyện với Hoa Kỳ. Buổi toạ đàm đó, các quan chức CSVN cũng có bàn ghế bày trí rất trang trọng hai bên Tô Lâm.

Vậy nhưng, cuộc gọi tối ngày 4/4 vừa rồi rất bất thường. Cũng tại Trụ sở Trung ương Đảng, cũng trước tượng Hồ Chí Minh, nhưng chỉ có một lá cờ đỏ sao vàng, bên tay trái Tô Lâm. Không có cờ búa liềm, không cờ Hoa Kỳ, mà thậm chí, hai bên văn võ bá quan còn không có ai dãy bàn như thường thấy. Phải nói là “trống huơ trống hoác”.

Kèm với đó là hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi điện đàm này cũng rất khúm núm và lo lắng. Khác hẳn với phong thái thường thấy. Nhất là Phạm Minh Chính từng dõng dạc ngay tại đất Hoa Kỳ rằng “rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó sợ gì”.

Video buổi điện đàm cho thấy Tô Lâm liên tục gọi “ngài tổng thống là người bạn tốt”, hi vọng mối quan hệ tiếp tục phát triển, “cảm ơn ngài tổng thống”, thái độ nói chuyện rất nịnh bợ và bạc nhược so với phong cách của họ Tô khi tới Hoa Kỳ hồi năm ngoái.
Đặc biệt cần quan tâm diễn biến khi Tô Lâm xuống nước cầu xin Trump xem xét lại mức thuế. Ban đầu thì người đứng đầu CSVN nói rằng “Việt Nam sẵn sàng đàm phán để có mức thuế hợp lý”. Sau một hồi lòng vòng thì Tô Lâm mới đặt vấn đề giảm thuế xuống mức 0% với Hoa Kỳ.
Rõ ràng ý đồ của Tô Lâm là muốn đàm phán kiếm để giữ “mức thuế hợp lý” với Hoa Kỳ, nhưng sau một hồi nói chuyện thì tổng bí thư CSVN buộc phải nói ra con số 0% chứ con số này không hề được nhắc tới ngay từ đầu. Chứng tỏ đây là một buổi ngã giá “kỳ kèo bớt một thêm hai” chẳng khác gì khi đi mua đồ ngoài chợ. Và Tô Lâm đã thua ngay tại sân nhà – Trụ sở Trung ương Đảng, trước mặt bá quan văn võ và được phát trên sóng truyền hình.
Khi có sự kỳ kèo này thì phải nhớ tới câu nói nổi tiếng của Cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “đừng nghe những gì ******** nói, mà hãy nhìn thật kỹ những gì ******** làm”. Rơi vào khủng hoảng, ******** có thể nhân nhượng, nhưng chắc chắn họ sẽ trở mặt. Trước mắt, CSVN có thể tính thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ ở mức 0%, nhưng khi hàng Mỹ vào lãnh thổ Việt Nam thì người dân vẫn có thể dính các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, và nhiều loại phí khác…
Cũng cần nhắc lại bối cảnh dẫn tới tâm lý sợ hãi này diễn ra ngay sau khi tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế 46% với Việt Nam. Ngay sau tuyên bố, chứng khoán Việt Nam ngày 3/4 mất 88 điểm (giảm mạnh nhất châu Á), vốn hoá toàn thị trường bốc hơi 500.000 tỷ đồng trong một ngày, từ mức 7,3 triệu tỷ đồng xuống còn 6,8 triệu tỷ đồng. Một ngày sau, 4/4, chứng khoán lao dốc thêm gần 50 điểm nữa.
Đây là hồi chuông báo hiệu rằng Việt Nam đã chính thức rơi vào khủng hoảng tài chính. Và tài chính chỉ là bước khởi đầu, tiếp sau đó sẽ là khủng hoảng trên tất cả các lãnh vực khác của nền kinh tế quốc gia. Đòn thuế của tổng thống Trump lần này đã khiến CSVN đã biết họ là ai, ai cần ai hơn, ai sợ ai hơn, vị thế như thế nào với Hoa Kỳ, và biết cách chơi như thế nào là “rõ ràng”, “sòng phẳng” với Hoa Kỳ.
Cùng với “cuộc đại tinh gọn” gần đây, việc Tô Lâm đề nghị áp thuế 0% với Hoa Kỳ và cách trang khí phòng họp không có cờ búa liềm có thể khiến một số người liên tưởng tới chuyện Tô Lâm sẽ noi gương Gorbachev: giải tán đảng ********. Tuy nhiên, như phân tích về việc kỳ kèo ngã giá ở trên, thì động thái xuống nước này chỉ là biện pháp cấp bách để giải quyết những cuộc khủng hoảng trước mắt.
Lưu ý, báo chí CSVN không hề đăng ảnh toàn cảnh cả phòng họp Trụ sở Trung ương Đảng, mà chỉ chụp cận mặt Tô Lâm. Phải tìm những video quay lại trên trang Youtube của đài VTV thì mới thấy hình toàn cảnh. Điều này cho thấy Tô Lâm chỉ muốn cất lá cờ đảng để tiện xin xỏ tổng thống Hoa Kỳ. Còn trong nước thì CSVN muốn hạn chế tuyệt đối hình ảnh đó bị người dân phát hiện.
Bởi vậy, khó có chuyện Tô Lâm sẽ học theo cách Gorbachev. Vì trước nay CSVN vẫn trung thành với tôn chỉ “thà mất nước chứ không để mất chế độ”, và phía sau CSVN vẫn còn ******** Trung Quốc với rất nhiều ràng buộc phức tạp. Hơn nữa Tô Lâm còn là một nhà độc tài có lịch sử đàn áp nhân quyền tàn bạo, sẵn sàng bắt cóc, bỏ tù và hạ độc thủ các đối thủ chính trị để thâu tóm quyền lực. Với những “công sức” đã bỏ ra, khó có chuyện Tô Lâm chấp nhận nhượng quyền cho ai, chứ đừng nói tới chuyện giải thể đảng ********; trừ khi có một đại chính biến gây ảnh hưởng tới toàn bộ khối ******** Á Châu hiện nay.