Mày nói mấy câu này càng chứng tỏ đéo biết gì.
Ko như Tàu, Nhật tự chủ được chuỗi cung ứng thường giữ CNY, JPY thấp vs USD để kích thích xuất khẩu; VN là nước gia công, nhập để xuất; độ tương quan giữa đồng nội tệ yếu và xuất khẩu/thặng dư thương mại là ko rõ rệt nên đéo có đời thống đốc SBV nào lại chơi ngu kiểu đó cả. Đồng nội tệ yếu còn làm tăng lạm phát vì bản chất lạm phát ở VN là chi phí đẩy, ngoài ra là tăng áp lực trả nợ nước ngoài, tăng tình trạng găm giữ ngoại tệ, đô la hóa... Muốn giữ VND ko trượt giá quá nhiều vs USD (tầm 3-5%/năm) mà còn chật vật kia kìa. Từ tết đến giờ, sau khi đã gồng bán USD từ dự trữ ngoại hối xuống ngưỡng tối thiểu theo khuyến cáo của IMF (80 tỷ USD), SBV đành buông (ngừng bán dự trữ, nâng trần, giảm ls OMO/bill) để tỷ giá biến động theo cung cầu thị trường và có hành lang chính sách đủ rộng để dễ đối phó với năm 2025 đầy rủi ro.
Bản chất của những nền kinh tế như VN là cu li, lấy công làm lãi hầu hạ cho nhu cầu tiêu dùng của đại ca Mỹ; khi nào lãi suất USD thấp hơn VND (gap dương) thì SBV tranh thủ tỷ giá giảm để bổ sung dự trữ ngoại hối (như giải đoạn trước 2022) để dành cho khi nào ls USD cao hơn VND (gap âm) tỷ giá tăng thì lại mài dự trữ ra để ghìm tỷ giá.