Don Jong Un
Lỗ đýt gợi cảm

Tàu chỉ huy HMS Prince of Wales của Hải quân Hoàng gia Vương quốc Anh đã rời căn cứ hải quân Portsmouth vào cuối tháng 4 năm 2025 để dẫn đầu một chiến dịch triển khai đa phương tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Chiến dịch Highmast, thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay Vương quốc Anh 2025, kéo dài tám tháng, sẽ có sự tham gia của tàu và/hoặc lực lượng đến từ 13 quốc gia, bao gồm Úc, Pháp, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Các tàu khu trục nhỏ và tàu hỗ trợ từ Canada, Na Uy và Tây Ban Nha sẽ tăng cường cho chiến dịch này.
Nhóm tàu sẽ đi qua Địa Trung Hải và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để thực hiện các chuyến thăm cảng và tham gia tập trận, bao gồm cuộc tập trận Neptune Strike của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Địa Trung Hải và cuộc tập trận đa phương Talisman Sabre do Úc tổ chức vào tháng 7. Ngoài ra, còn có các cuộc huấn luyện song phương với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Phó Đề đốc Hải quân Hoàng gia James Blackmore nói với báo The Telegraph của London: “Một trong những mục tiêu của việc hiện diện trong khu vực là để duy trì trật tự quốc tế”. “Điều này thể hiện cam kết của chúng tôi đối với trật tự đó và tạo sự yên tâm cho các đối tác và đồng minh”.
Nhóm tác chiến bao gồm 24 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, thiết bị bay không người lái, trực thăng, các tàu hộ vệ chống tàu ngầm và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Astute. Theo chính phủ Vương quốc Anh, khoảng 2.500 quân nhân từ Hải quân Hoàng gia, gần 600 từ Không quân Hoàng gia và 900 từ Quân đội Anh sẽ tham gia chiến dịch này.
Đây là lần triển khai thứ hai của nhóm tác chiến này; lần đầu tiên do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu vào năm 2021. Tàu HMS Prince of Wales, được biên chế vào tháng 12 năm 2019, là một trong những tàu chiến lớn nhất từng được Vương quốc Anh đóng.
Chiến dịch này cho phép Lực lượng Vũ trang Vương quốc Anh thực hiện triển khai toàn cầu và diễn tập các chiến dịch phức tạp cùng các Đồng minh và Đối tác. Theo tạp chí Navy Lookout (Anh), nhóm tàu sẽ đi qua kênh đào Suez từ Địa Trung Hải đến Ấn Độ Dương, sau đó tiếp tục tới Thái Bình Dương.
Chiến dịch Highmast tập trung vào khả năng sẵn sàng và răn đe. Theo tạp chí trực tuyến UK Defense Journal, khi các mối đe dọa toàn cầu gia tăng, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Vương quốc Anh nhằm mục đích phô trương sức mạnh và củng cố các liên minh và quan hệ đối tác, bao gồm với NATO và các quốc gia Bộ Tứ gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Đại tá Blackmore cho biết cuộc triển khai “gửi đi một thông điệp đến các đối tác và đồng minh rằng họ có thể yên tâm. Đồng thời, nó cũng gửi thông điệp đến bất kỳ bên đối lập nào đang có ý định gây bất ổn trên trường quốc tế rằng Vương quốc Anh có một Nhóm Tác chiến Tàu sân bay đầy năng lực và đáng tin cậy – sẵn sàng hành động khi cần thiết”.
Tàu sân bay HMS Prince of Wales của Hải quân Hoàng gia rời căn cứ hải quân Portsmouth, Anh, vào tháng 4 năm 2025. NGUỒN HÌNH ẢNH: AFP/GETTY IMAGES
Chiến dịch Highmast, thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay Vương quốc Anh 2025, kéo dài tám tháng, sẽ có sự tham gia của tàu và/hoặc lực lượng đến từ 13 quốc gia, bao gồm Úc, Pháp, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Các tàu khu trục nhỏ và tàu hỗ trợ từ Canada, Na Uy và Tây Ban Nha sẽ tăng cường cho chiến dịch này.
Nhóm tàu sẽ đi qua Địa Trung Hải và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để thực hiện các chuyến thăm cảng và tham gia tập trận, bao gồm cuộc tập trận Neptune Strike của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Địa Trung Hải và cuộc tập trận đa phương Talisman Sabre do Úc tổ chức vào tháng 7. Ngoài ra, còn có các cuộc huấn luyện song phương với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Phó Đề đốc Hải quân Hoàng gia James Blackmore nói với báo The Telegraph của London: “Một trong những mục tiêu của việc hiện diện trong khu vực là để duy trì trật tự quốc tế”. “Điều này thể hiện cam kết của chúng tôi đối với trật tự đó và tạo sự yên tâm cho các đối tác và đồng minh”.
Nhóm tác chiến bao gồm 24 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, thiết bị bay không người lái, trực thăng, các tàu hộ vệ chống tàu ngầm và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Astute. Theo chính phủ Vương quốc Anh, khoảng 2.500 quân nhân từ Hải quân Hoàng gia, gần 600 từ Không quân Hoàng gia và 900 từ Quân đội Anh sẽ tham gia chiến dịch này.
Đây là lần triển khai thứ hai của nhóm tác chiến này; lần đầu tiên do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu vào năm 2021. Tàu HMS Prince of Wales, được biên chế vào tháng 12 năm 2019, là một trong những tàu chiến lớn nhất từng được Vương quốc Anh đóng.
Chiến dịch này cho phép Lực lượng Vũ trang Vương quốc Anh thực hiện triển khai toàn cầu và diễn tập các chiến dịch phức tạp cùng các Đồng minh và Đối tác. Theo tạp chí Navy Lookout (Anh), nhóm tàu sẽ đi qua kênh đào Suez từ Địa Trung Hải đến Ấn Độ Dương, sau đó tiếp tục tới Thái Bình Dương.
Chiến dịch Highmast tập trung vào khả năng sẵn sàng và răn đe. Theo tạp chí trực tuyến UK Defense Journal, khi các mối đe dọa toàn cầu gia tăng, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Vương quốc Anh nhằm mục đích phô trương sức mạnh và củng cố các liên minh và quan hệ đối tác, bao gồm với NATO và các quốc gia Bộ Tứ gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Đại tá Blackmore cho biết cuộc triển khai “gửi đi một thông điệp đến các đối tác và đồng minh rằng họ có thể yên tâm. Đồng thời, nó cũng gửi thông điệp đến bất kỳ bên đối lập nào đang có ý định gây bất ổn trên trường quốc tế rằng Vương quốc Anh có một Nhóm Tác chiến Tàu sân bay đầy năng lực và đáng tin cậy – sẵn sàng hành động khi cần thiết”.
