
Cuộc điện đàm của Bộ trưởng Công thương Việt Nam với Trưởng đại diện thương mại Mỹ vào tối 23/4 chính thức khởi động đàm phán thương mại song phương Việt – Mỹ với chủ đề về mức thuế đối ứng 46%.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ sau đó cho biết cuộc họp nói trên "đạt hiệu quả" dù hai bên chỉ mới thảo luận về nguyên tắc, xác định phạm vi và lộ trình đàm phán.
Chính phủ Việt Nam đang chạy đua nhằm giảm mức thuế xuống càng thấp càng tốt, một mặt bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, mặt khác giải cứu các doanh nghiệp đang "nín thở chờ đợi".
Về mặt chính trị, cả hai phía Việt Nam và Mỹ cũng đã nhất trí ở cấp cao nhất, thể hiện qua cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với ông Donald Trump vào ngày 4/4, được Tổng thống Mỹ đánh giá là "hiệu quả".
Đặc phái viên của ông Tô Lâm là Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng đã đến Mỹ, gặp Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick, cùng với một số doanh nghiệp Mỹ.
Kết quả, cũng là sự trùng hợp, ông Trump tuyên bố hoãn áp thuế trong 90 ngày, thay vào đó là mức thuế cơ bản 10%.
Ông Phớc được đánh giá là "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" được giao theo đánh giá của trang Thông tin Chính phủ.
"Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao. Bây giờ là công việc của Đoàn đàm phán cấp bộ trưởng"- ông Phớc nói trên tờ Pháp luật TP HCM.
Trái bóng lúc này được chuyền sang chân của các nhà đàm phán gồm 9 người, do ông Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn.
Mức thuế về 0% dành cho hàng Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam mà ông Tô Lâm hứa hẹn, và mong muốn ông Trump cũng áp dụng tương tự với hàng từ Việt Nam là một mục tiêu hướng tới.
Tính đến nay, đã năm lần Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với nội các bàn về vấn đề thuế quan kể từ ngày 2/4 khi ông Trump tuyên bố áp 46% đối với hàng Việt nhập vào Mỹ.
Ở phiên họp mới nhất, diễn ra vào sáng 22/4, ông Chính cho rằng "từ khi thương mại toàn cầu có diễn biến mới, Mỹ đưa ra chính sách thuế đối ứng, Việt Nam đã có đối sách, thích ứng kịp thời, linh hoạt, phù hợp và có kết quả nhất định; thể hiện sự bình tĩnh, chủ động, bản lĩnh trước diễn biến tình hình, được phía Mỹ đánh giá là tích cực", theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ.
Nguồn hình ảnh,VGP/BBC
Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Công nhân đang làm việc tại một nhà máy may ở TP HCM chuyên xuất khẩu áo thun và đồ lót sang Hoa Kỳ.
Sự sốt sắng của giới chức Việt Nam có thể hiểu được khi triển vọng tăng trưởng kinh tế không như kỳ vọng.
Tăng trưởng quý 1 dù đạt 6,93%, cao hơn so với cùng kỳ của 5 năm qua, nhưng lại thấp hơn kế hoạch đặt ra cho "kỷ nguyên vươn mình" với mục tiêu 8% cho năm 2025.
Nhưng đó là mức tăng trong điều kiện bình thường, trước "Ngày giải phóng" của ông Trump.
Ngay sau khi ông Donald Trump tuyên bố áp 46% hàng từ Việt Nam, tác động có thể được nhìn thấy rất rõ ở Bình Dương.
Chỉ trong 4 ngày, từ ngày 5 đến 8/4/2025, các doanh nghiệp tỉnh này bị hủy 44 tờ khai xuất khẩu trị giá hơn 708 triệu USD (hơn 18.000 tỷ đồng), 273 đơn hàng bị khách hàng Mỹ thông báo hủy hoặc tạm dừng, và ít nhất 175 đơn hàng có nguy cơ bị hủy trong thời gian tới.
Thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh Bình Dương, đóng góp trên 43% tổng kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm gần đây.
Đấy là mới chỉ riêng một tỉnh Bình Dương. Tính rộng ra cả nước, con số bị ảnh hưởng là rất lớn.
Xuất khẩu đóng một vai trò lớn trong tăng trưởng GDP của Việt Nam bên cạnh các yêu tố tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ.
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá hơn 405 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước đó, theo Tổng cục Thống kê.
Nhưng mức thuế đối ứng quá cao từ Mỹ, thị trường chiếm hơn 33% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đã giáng một đòn nặng vào tham vọng tăng trưởng cao của của quốc gia Đông Nam Á này.
Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới tháng 4 công bố ngày 22/4 của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2% trong năm 2025, thấp hơn so với con số 6,1% mà tổ chức này dự báo hồi tháng 10/2024.
Mức 5,2% này thấp hơn so với mức tăng gần 7,1% của năm 2024, và khá xa mục tiêu 8% trong năm 2025 mà Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi trong thời gian qua.
IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 về 2,8%, giảm so với mức 3,3% đưa ra hồi tháng 1.
Các điều chỉnh này được IMF đưa ra do sự bất định tăng cao sau khi Tổng thống Donald Trump Mỹ có hàng loạt động thái khó lường về thuế quan, từ công bố áp thuế quan, tạm hoãn áp thuế rồi lại cảnh báo sẽ tiếp tục có thêm thuế mới.
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ số hàng trị giá 136,6 tỷ USD trong khi nhập khẩu chỉ 13,1 tỷ USD, tạo ra một mức chênh lệch lên đến hơn 90%.
Tỷ lệ hơn 90% này, Việt Nam gọi là thặng dư còn Hoa Kỳ gọi là thâm hụt thương mại, được tính là mức áp thuế, và 46% là con số mà ông Trump đã "khuyến mãi" giảm một nửa.
Bài toán cân bằng thương mại để đáp ứng yêu cầu của phía Mỹ sẽ rất khó giải, nhất là với một quốc gia có định hướng xuất khẩu như Việt Nam.
Hồi tháng Ba, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trong vai trò Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đã đến Mỹ, và ký kết một số thỏa thuận hợp tác quan trọng về kinh tế-thương mại giữa hai nước.
Chính phủ Việt Nam cũng ban hành một nghị định cắt giảm một số dòng thuế với hàng Mỹ, gỡ vướng một số dự án và các vấn đề phía Mỹ quan tâm, mua thêm hàng từ Mỹ…
Nhưng Việt Nam vẫn bị Mỹ đưa vào nhóm bị đánh thuế đối ứng cao nhất.
Lần này, ông Diên, trong vai trò Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam, cũng sẽ đối mặt với không ít trở ngại.
Rắc rối sẽ lớn hơn khi đoàn đàm phán đối mặt với các rào cản "phi thuế quan".
Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social của mình hôm 21/4 ông Trump liệt kê một loạt các hình thức "gian lận phi thuế quan" trong thương mại quốc tế.
Thao túng tiền tệ, thuế giá trị gia tăng, hành vi bán phá giá, các khoản trợ cấp xuất khẩu, bảo hộ, vi phạm bản quyền, đánh cắp sở hữu trí tuệ… được tính là các rào cản gây ra những sự thâm hụt này.
Một hành vi nữa bị ông Trump cho vào danh sách là tình trạng vận chuyển hàng qua nước trung gian để lách thuế.
Thuế bán phá giá pin mặt trời áp lên các nhà sản xuất Trung Quốc đặt tại bốn quốc gia Đông Nam Á là một ví dụ mới nhất.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 21/4 đã công bố kế hoạch áp thuế lên tới 3.521% đối với các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Campuchia trong khi mức này tại Thái Lan là 375.2% và Malaysia là 34.4%.
Mức thuế chung các công ty Việt Nam phải chịu là 395,9%, trong đó cá biệt có bốn công ty chịu tổng thuế lên đến 813,92% (542,64% thuế chống trợ cấp và 271,28% thuế bán phá giá).
Các mức thuế nói trên đã được công bố chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến công du tới Việt Nam, Malaysia và Campuchia dù cuộc điều tra đã được tiến hành từ một năm trước đó, thời Tổng thống Biden.
Diễn biến dường như xấu hơn khi chính quyền ông Donald Trump lệnh cho các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tại Việt Nam không tham gia các sự kiện kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh.
Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày mà họ gọi là "Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước", trong đó sẽ cuộc duyệt binh lớn cùng hàng loạt các sự kiện khác.
Điều này được cho là không chỉ gây khó cho tiến trình hòa giải giữa hai cựu thù Việt Nam và Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến đàm phán thỏa thuận thương mại, bất chấp hai quốc gia đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên cấp cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Trong khi nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Mỹ, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam được báo chí trong nước tường thuật "đặc biệt lưu ý" không làm phức tạp vấn đề, "không ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, không vì việc này mà ảnh hưởng đến việc khác, không vì thị trường này mà ảnh hưởng tới thị trường khác".
Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trước đó đã lên tiếng cảnh báo các quốc gia ký kết các thỏa thuận thương mại với Mỹ nhưng gây bất lợi cho họ, tuyên bố Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả đối với những nước "nhượng bộ" Mỹ trong cuộc chiến thuế quan này.
Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc với quan hệ thương mại hai chiều trong năm 2024 vượt 200 tỷ USD.
Năm ngoái, trong khi xuất khẩu 136,6 tỷ USD đến Mỹ, Hà Nội nhập từ Bắc Kinh lượng hàng trị giá 114,3 tỷ USD.
Số hàng Việt Nam xuất khẩu đến Trung Quốc là 60,6 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê.
Việc nhượng bộ đến mức nào với Mỹ để không làm phật lòng Trung Quốc cũng là một bài toán cần tính đến.
Theo ông Thành, trong một bài đăng trên Facebook cá nhân, ngành bị ảnh hưởng nhất từ thuế quan của ông Trump là nội thất và điện tử tiêu dùng.
Năm ngoái, các doanh nghiệp sản xuất nội thất ở Việt Nam đã xuất khẩu lượng hàng trị giá 13,2 tỷ USD đến Mỹ, trong khi ngành hàng điện tử tiêu dùng, thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị đã xuất khẩu 70,5 tỷ USD đến Mỹ.
Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% cũng sẽ khiến cho Việt Nam không còn trở thành điểm sản xuất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất như Apple, Lenovo, Dell, HP… trong ngành điện tử.
Nhóm thiết bị viễn thông có thể là tầm ngắm về cáo buộc chuyển tải hàng hóa (transshipment), vì thế đoàn đàm phán Việt Nam sẽ phải nỗ lực chứng minh việc sản xuất tại Việt Nam là có thật, không phải là điểm trung chuyển hàng hóa hàng Trung Quốc.
Trong khi đó, với điện thoại của Samsung, thị trường chủ yếu là EU và châu Á chứ không phải Mỹ, dù vậy, với mức thuế mới cũng khiến "rối loạn nội bộ", nhân viên "đứng ngồi không yên".
Với nghi ngờ về hàng trung chuyển, đoàn đàm phán sẽ phải nỗ lực chứng minh hàng hóa thực sự sản xuất tại Việt Nam, đáp ứng các điều kiện về xuất xứ hàng hóa và cơ hội có thể "khá sáng sủa", theo ông Thành.
Một số mặt hàng khác chịu ảnh hưởng ít hơn.
Theo đánh giá của chuyên gia từ Đại học Fulbright Việt Nam, may mặc và giày dép, với xuất khẩu trị giá 25,3 tỷ USD đến Mỹ năm ngoái, sẽ không bị giảm vì người Mỹ vẫn phải tiêu dùng và hàng Việt có thể thay thế hàng Trung Quốc.
Các ngành được coi là thiết yếu như nông sản sẽ không bị tác động nhiều, trong khi thủy sản vẫn đứng trước rủi ro bị dân Mỹ quay lưng vì giá tăng khiến họ chuyển qua dung hàng nội địa.
Trong ba tháng trì hoãn mức thuế 46% và chỉ áp dụng 10%, một số nhà máy đã tích cực sản xuất để tranh thủ thời gian đưa hàng sang Mỹ.
Điều này, ông Thành cảnh báo, có thể sẽ khiến cho việc đàm phán thuế quan thêm khó khăn vì mức tăng đột biến đó có thể sẽ là một cái cớ để những nhân vật cứng rắn trong nội các của ông Trump không giảm thuế cho Việt Nam.
Các nhân vật cứng rắn trong chính quyền Trump có thể kể đến Peter Navarro - Cố vấn thương mại của ông Trump. Đây là người đã cho rằng Việt Nam, về cơ bản là "một thuộc địa của Trung Quốc"
Những gian lận phi thuế quan mà ông Trump đưa ra mới đây đã từng được vị cố vấn thương mại này nhiều lần nhắc đến trước đó với các hình thức như hàng hóa Trung Quốc được vận chuyển qua Việt Nam để lách thuế Mỹ, hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ và thuế giá trị gia tăng (VAT).
"Lấy Việt Nam làm ví dụ. Khi họ đến và nói 'chúng tôi sẽ đưa thuế suất về 0%', điều đó không có ý nghĩa gì với chúng tôi vì vấn đề nằm ở các hình thức gian lận phi thuế quan", ông Navarro nói với CNBC.
Dường như với nhóm cứng rắn này, gồm ông Navarro với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick, là mục tiêu mà đoàn đàm phán Việt Nam cần tránh.
Ông Lutnick là người mà ông Phớc đã gặp trong chuyến đi Mỹ mới đây.
Nguồn hình ảnh,VGP
Chụp lại hình ảnh,Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent trong chuyến đi Mỹ mới đây
Một nhóm có ảnh hưởng tới chính sách thương mại quốc tế trong nội các của ông Trump mà các nhà đàm phán Việt Nam nên tiếp cận là các tỷ phú tài chính như Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson GreeGreer, theo ông Nguyễn Xuân Thành, cựu thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
"Họ ủng hộ Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu, nhưng ở mức vừa phải (10%). Họ ủng hộ đàm phán. Tiếp cận và tìm kiếm sự ủng của nhóm này qua cả kênh chính thức về ngoại giao kinh tế lẫn kênh doanh nghiệp/cá nhân/cơ hội đầu tư có tính quyết định để Hoa Kỳ giảm mạnh thuế đối ứng cho Việt Nam", ông Nguyễn Xuân Thành viết trên Facebook cá nhân.
Một nhóm khác, theo ông Thành, là những thành viên nội các có gốc từ Quốc hội như ngoại trưởng Marco Rubio vừa muốn kiềm chế Trung Quốc và lôi kéo các nước về phía Hoa Kỳ.
Việc tranh thủ được sự ủng hộ của nhóm này cũng góp phần vào thành công trong việc giảm thuế đối ứng.
Tuy nhiên, việc chính quyền Trump cấm các nhà ngoại giao Mỹ tham dự sự kiện 30/4 ở Việt Nam có thể gửi đến một tín hiệu không mấy tích cực.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ sau đó cho biết cuộc họp nói trên "đạt hiệu quả" dù hai bên chỉ mới thảo luận về nguyên tắc, xác định phạm vi và lộ trình đàm phán.
Chính phủ Việt Nam đang chạy đua nhằm giảm mức thuế xuống càng thấp càng tốt, một mặt bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, mặt khác giải cứu các doanh nghiệp đang "nín thở chờ đợi".
Về mặt chính trị, cả hai phía Việt Nam và Mỹ cũng đã nhất trí ở cấp cao nhất, thể hiện qua cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với ông Donald Trump vào ngày 4/4, được Tổng thống Mỹ đánh giá là "hiệu quả".
Đặc phái viên của ông Tô Lâm là Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng đã đến Mỹ, gặp Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick, cùng với một số doanh nghiệp Mỹ.
Kết quả, cũng là sự trùng hợp, ông Trump tuyên bố hoãn áp thuế trong 90 ngày, thay vào đó là mức thuế cơ bản 10%.
Ông Phớc được đánh giá là "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" được giao theo đánh giá của trang Thông tin Chính phủ.
"Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao. Bây giờ là công việc của Đoàn đàm phán cấp bộ trưởng"- ông Phớc nói trên tờ Pháp luật TP HCM.
Trái bóng lúc này được chuyền sang chân của các nhà đàm phán gồm 9 người, do ông Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn.
Mức thuế về 0% dành cho hàng Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam mà ông Tô Lâm hứa hẹn, và mong muốn ông Trump cũng áp dụng tương tự với hàng từ Việt Nam là một mục tiêu hướng tới.
Tính đến nay, đã năm lần Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với nội các bàn về vấn đề thuế quan kể từ ngày 2/4 khi ông Trump tuyên bố áp 46% đối với hàng Việt nhập vào Mỹ.
Ở phiên họp mới nhất, diễn ra vào sáng 22/4, ông Chính cho rằng "từ khi thương mại toàn cầu có diễn biến mới, Mỹ đưa ra chính sách thuế đối ứng, Việt Nam đã có đối sách, thích ứng kịp thời, linh hoạt, phù hợp và có kết quả nhất định; thể hiện sự bình tĩnh, chủ động, bản lĩnh trước diễn biến tình hình, được phía Mỹ đánh giá là tích cực", theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ.

Nguồn hình ảnh,VGP/BBC
Mục tiêu tăng trưởng 8% bị thách thức.

Nguồn hình ảnh,Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Công nhân đang làm việc tại một nhà máy may ở TP HCM chuyên xuất khẩu áo thun và đồ lót sang Hoa Kỳ.
Sự sốt sắng của giới chức Việt Nam có thể hiểu được khi triển vọng tăng trưởng kinh tế không như kỳ vọng.
Tăng trưởng quý 1 dù đạt 6,93%, cao hơn so với cùng kỳ của 5 năm qua, nhưng lại thấp hơn kế hoạch đặt ra cho "kỷ nguyên vươn mình" với mục tiêu 8% cho năm 2025.
Nhưng đó là mức tăng trong điều kiện bình thường, trước "Ngày giải phóng" của ông Trump.
Ngay sau khi ông Donald Trump tuyên bố áp 46% hàng từ Việt Nam, tác động có thể được nhìn thấy rất rõ ở Bình Dương.
Chỉ trong 4 ngày, từ ngày 5 đến 8/4/2025, các doanh nghiệp tỉnh này bị hủy 44 tờ khai xuất khẩu trị giá hơn 708 triệu USD (hơn 18.000 tỷ đồng), 273 đơn hàng bị khách hàng Mỹ thông báo hủy hoặc tạm dừng, và ít nhất 175 đơn hàng có nguy cơ bị hủy trong thời gian tới.
Thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh Bình Dương, đóng góp trên 43% tổng kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm gần đây.
Đấy là mới chỉ riêng một tỉnh Bình Dương. Tính rộng ra cả nước, con số bị ảnh hưởng là rất lớn.
Xuất khẩu đóng một vai trò lớn trong tăng trưởng GDP của Việt Nam bên cạnh các yêu tố tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ.
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá hơn 405 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước đó, theo Tổng cục Thống kê.
Nhưng mức thuế đối ứng quá cao từ Mỹ, thị trường chiếm hơn 33% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đã giáng một đòn nặng vào tham vọng tăng trưởng cao của của quốc gia Đông Nam Á này.
Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới tháng 4 công bố ngày 22/4 của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2% trong năm 2025, thấp hơn so với con số 6,1% mà tổ chức này dự báo hồi tháng 10/2024.
Mức 5,2% này thấp hơn so với mức tăng gần 7,1% của năm 2024, và khá xa mục tiêu 8% trong năm 2025 mà Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi trong thời gian qua.
IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 về 2,8%, giảm so với mức 3,3% đưa ra hồi tháng 1.
Các điều chỉnh này được IMF đưa ra do sự bất định tăng cao sau khi Tổng thống Donald Trump Mỹ có hàng loạt động thái khó lường về thuế quan, từ công bố áp thuế quan, tạm hoãn áp thuế rồi lại cảnh báo sẽ tiếp tục có thêm thuế mới.
Trở ngại từ Trung Quốc
Việt Nam đang có mức thặng dư thương mại rất lớn đối với Mỹ, và thâm hụt thương mại, trong mắt giới hoạch định chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, là một trọng tâm.Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ số hàng trị giá 136,6 tỷ USD trong khi nhập khẩu chỉ 13,1 tỷ USD, tạo ra một mức chênh lệch lên đến hơn 90%.
Tỷ lệ hơn 90% này, Việt Nam gọi là thặng dư còn Hoa Kỳ gọi là thâm hụt thương mại, được tính là mức áp thuế, và 46% là con số mà ông Trump đã "khuyến mãi" giảm một nửa.
Bài toán cân bằng thương mại để đáp ứng yêu cầu của phía Mỹ sẽ rất khó giải, nhất là với một quốc gia có định hướng xuất khẩu như Việt Nam.
Hồi tháng Ba, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trong vai trò Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đã đến Mỹ, và ký kết một số thỏa thuận hợp tác quan trọng về kinh tế-thương mại giữa hai nước.
Chính phủ Việt Nam cũng ban hành một nghị định cắt giảm một số dòng thuế với hàng Mỹ, gỡ vướng một số dự án và các vấn đề phía Mỹ quan tâm, mua thêm hàng từ Mỹ…
Nhưng Việt Nam vẫn bị Mỹ đưa vào nhóm bị đánh thuế đối ứng cao nhất.
Lần này, ông Diên, trong vai trò Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam, cũng sẽ đối mặt với không ít trở ngại.
Rắc rối sẽ lớn hơn khi đoàn đàm phán đối mặt với các rào cản "phi thuế quan".
Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social của mình hôm 21/4 ông Trump liệt kê một loạt các hình thức "gian lận phi thuế quan" trong thương mại quốc tế.
Thao túng tiền tệ, thuế giá trị gia tăng, hành vi bán phá giá, các khoản trợ cấp xuất khẩu, bảo hộ, vi phạm bản quyền, đánh cắp sở hữu trí tuệ… được tính là các rào cản gây ra những sự thâm hụt này.
Một hành vi nữa bị ông Trump cho vào danh sách là tình trạng vận chuyển hàng qua nước trung gian để lách thuế.
Thuế bán phá giá pin mặt trời áp lên các nhà sản xuất Trung Quốc đặt tại bốn quốc gia Đông Nam Á là một ví dụ mới nhất.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 21/4 đã công bố kế hoạch áp thuế lên tới 3.521% đối với các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Campuchia trong khi mức này tại Thái Lan là 375.2% và Malaysia là 34.4%.
Mức thuế chung các công ty Việt Nam phải chịu là 395,9%, trong đó cá biệt có bốn công ty chịu tổng thuế lên đến 813,92% (542,64% thuế chống trợ cấp và 271,28% thuế bán phá giá).
Các mức thuế nói trên đã được công bố chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến công du tới Việt Nam, Malaysia và Campuchia dù cuộc điều tra đã được tiến hành từ một năm trước đó, thời Tổng thống Biden.
Diễn biến dường như xấu hơn khi chính quyền ông Donald Trump lệnh cho các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tại Việt Nam không tham gia các sự kiện kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh.
Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày mà họ gọi là "Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước", trong đó sẽ cuộc duyệt binh lớn cùng hàng loạt các sự kiện khác.
Điều này được cho là không chỉ gây khó cho tiến trình hòa giải giữa hai cựu thù Việt Nam và Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến đàm phán thỏa thuận thương mại, bất chấp hai quốc gia đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên cấp cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Trong khi nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Mỹ, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam được báo chí trong nước tường thuật "đặc biệt lưu ý" không làm phức tạp vấn đề, "không ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, không vì việc này mà ảnh hưởng đến việc khác, không vì thị trường này mà ảnh hưởng tới thị trường khác".
Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trước đó đã lên tiếng cảnh báo các quốc gia ký kết các thỏa thuận thương mại với Mỹ nhưng gây bất lợi cho họ, tuyên bố Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả đối với những nước "nhượng bộ" Mỹ trong cuộc chiến thuế quan này.
Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc với quan hệ thương mại hai chiều trong năm 2024 vượt 200 tỷ USD.
Năm ngoái, trong khi xuất khẩu 136,6 tỷ USD đến Mỹ, Hà Nội nhập từ Bắc Kinh lượng hàng trị giá 114,3 tỷ USD.
Số hàng Việt Nam xuất khẩu đến Trung Quốc là 60,6 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê.
Việc nhượng bộ đến mức nào với Mỹ để không làm phật lòng Trung Quốc cũng là một bài toán cần tính đến.
Những cửa ải phải vượt
Mặc dù xuất khẩu sẽ bị tác động, nhưng "không bị ảnh hưởng đáng kể vì ai cũng bị", theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam.Theo ông Thành, trong một bài đăng trên Facebook cá nhân, ngành bị ảnh hưởng nhất từ thuế quan của ông Trump là nội thất và điện tử tiêu dùng.
Năm ngoái, các doanh nghiệp sản xuất nội thất ở Việt Nam đã xuất khẩu lượng hàng trị giá 13,2 tỷ USD đến Mỹ, trong khi ngành hàng điện tử tiêu dùng, thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị đã xuất khẩu 70,5 tỷ USD đến Mỹ.
Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% cũng sẽ khiến cho Việt Nam không còn trở thành điểm sản xuất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất như Apple, Lenovo, Dell, HP… trong ngành điện tử.
Nhóm thiết bị viễn thông có thể là tầm ngắm về cáo buộc chuyển tải hàng hóa (transshipment), vì thế đoàn đàm phán Việt Nam sẽ phải nỗ lực chứng minh việc sản xuất tại Việt Nam là có thật, không phải là điểm trung chuyển hàng hóa hàng Trung Quốc.
Trong khi đó, với điện thoại của Samsung, thị trường chủ yếu là EU và châu Á chứ không phải Mỹ, dù vậy, với mức thuế mới cũng khiến "rối loạn nội bộ", nhân viên "đứng ngồi không yên".
Với nghi ngờ về hàng trung chuyển, đoàn đàm phán sẽ phải nỗ lực chứng minh hàng hóa thực sự sản xuất tại Việt Nam, đáp ứng các điều kiện về xuất xứ hàng hóa và cơ hội có thể "khá sáng sủa", theo ông Thành.
Một số mặt hàng khác chịu ảnh hưởng ít hơn.
Theo đánh giá của chuyên gia từ Đại học Fulbright Việt Nam, may mặc và giày dép, với xuất khẩu trị giá 25,3 tỷ USD đến Mỹ năm ngoái, sẽ không bị giảm vì người Mỹ vẫn phải tiêu dùng và hàng Việt có thể thay thế hàng Trung Quốc.
Các ngành được coi là thiết yếu như nông sản sẽ không bị tác động nhiều, trong khi thủy sản vẫn đứng trước rủi ro bị dân Mỹ quay lưng vì giá tăng khiến họ chuyển qua dung hàng nội địa.
Trong ba tháng trì hoãn mức thuế 46% và chỉ áp dụng 10%, một số nhà máy đã tích cực sản xuất để tranh thủ thời gian đưa hàng sang Mỹ.
Điều này, ông Thành cảnh báo, có thể sẽ khiến cho việc đàm phán thuế quan thêm khó khăn vì mức tăng đột biến đó có thể sẽ là một cái cớ để những nhân vật cứng rắn trong nội các của ông Trump không giảm thuế cho Việt Nam.
Các nhân vật cứng rắn trong chính quyền Trump có thể kể đến Peter Navarro - Cố vấn thương mại của ông Trump. Đây là người đã cho rằng Việt Nam, về cơ bản là "một thuộc địa của Trung Quốc"
Những gian lận phi thuế quan mà ông Trump đưa ra mới đây đã từng được vị cố vấn thương mại này nhiều lần nhắc đến trước đó với các hình thức như hàng hóa Trung Quốc được vận chuyển qua Việt Nam để lách thuế Mỹ, hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ và thuế giá trị gia tăng (VAT).
"Lấy Việt Nam làm ví dụ. Khi họ đến và nói 'chúng tôi sẽ đưa thuế suất về 0%', điều đó không có ý nghĩa gì với chúng tôi vì vấn đề nằm ở các hình thức gian lận phi thuế quan", ông Navarro nói với CNBC.
Dường như với nhóm cứng rắn này, gồm ông Navarro với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick, là mục tiêu mà đoàn đàm phán Việt Nam cần tránh.
Ông Lutnick là người mà ông Phớc đã gặp trong chuyến đi Mỹ mới đây.

Nguồn hình ảnh,VGP
Chụp lại hình ảnh,Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent trong chuyến đi Mỹ mới đây
Một nhóm có ảnh hưởng tới chính sách thương mại quốc tế trong nội các của ông Trump mà các nhà đàm phán Việt Nam nên tiếp cận là các tỷ phú tài chính như Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson GreeGreer, theo ông Nguyễn Xuân Thành, cựu thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
"Họ ủng hộ Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu, nhưng ở mức vừa phải (10%). Họ ủng hộ đàm phán. Tiếp cận và tìm kiếm sự ủng của nhóm này qua cả kênh chính thức về ngoại giao kinh tế lẫn kênh doanh nghiệp/cá nhân/cơ hội đầu tư có tính quyết định để Hoa Kỳ giảm mạnh thuế đối ứng cho Việt Nam", ông Nguyễn Xuân Thành viết trên Facebook cá nhân.
Một nhóm khác, theo ông Thành, là những thành viên nội các có gốc từ Quốc hội như ngoại trưởng Marco Rubio vừa muốn kiềm chế Trung Quốc và lôi kéo các nước về phía Hoa Kỳ.
Việc tranh thủ được sự ủng hộ của nhóm này cũng góp phần vào thành công trong việc giảm thuế đối ứng.
Tuy nhiên, việc chính quyền Trump cấm các nhà ngoại giao Mỹ tham dự sự kiện 30/4 ở Việt Nam có thể gửi đến một tín hiệu không mấy tích cực.