

Chọn công chức xã khi không còn cấp huyện nên có bằng ĐH chính quy hay tại chức?
Tranh luận về câu chuyện năng lực của cán bộ, công chức cấp xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, vấn đề bằng tại chức hay bằng chính quy, bằng đại học hay bằng cao đẳng được nhiều người đặt ra.
Tranh luận về câu chuyện năng lực của cán bộ, công chức cấp xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, vấn đề bằng tại chức hay bằng chính quy, bằng đại học hay bằng cao đẳng được nhiều người đặt ra.
Hầu hết ý kiến của độc giả gửi VietNamNet liên quan đến các bài viết về chủ trương "sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã" cho rằng nên có một kỳ thi công tâm để tuyển chọn lại cán bộ xã khi quy mô và đầu việc của cấp xã tăng lên và khó hơn.
Kỳ thi này sẽ bình đẳng với tất cả cán bộ, công chức, viên chức từ cấp xã tới cấp tỉnh, không phân biệt tấm bằng gì. Bởi, bằng cấp không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn hiệu quả công việc, nhất là ở cấp cơ sở.

Một kỳ thi tuyển công chức. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Chính quy, tại chức… đều bình đẳng trước kỳ thi
Độc giả Hoàng Sơn cho rằng, cứ xuống cơ sở làm việc trực tiếp với người dân thì bằng đại học loại giỏi cũng phải "vã mồ hôi" với những việc ở trên trời, không tên, trong văn bản có khi chưa từng ghi nhận.
"Tôi chứng kiến nhiều cán bộ đầy đủ bằng cấp nhưng làm việc rụt rè, chuyên môn trên sách vở không áp dụng vào thực tiễn được, chỉ áp dụng vào xử lý các văn bản trên word, excel thôi. Nói đi nói lại bằng cấp chỉ để xét lương hệ số cho cán bộ, còn xử lý 8 tiếng hành chính ở cấp xã rất nhiều công việc phải làm”, Hoàng Sơn nêu thực tế.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi do Bộ Nội vụ xây dựng đưa ra nhiều đề xuất quy định về sát hạch, cơ chế sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào - có ra, có lên - có xuống. Có một điều khoản chuyển tiếp quy định cán bộ, công chức cấp xã trong trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tinh giản theo quy định tại thời điểm thực hiện tinh giản.
Đồng tình với ý kiến này, bạn đọc Đoàn Ngọc kể: “Ở huyện chúng tôi, có người làm Phó trưởng phòng Nội vụ đã có bằng thạc sĩ, vậy mà tham mưu một tờ giấy mời không có ngày họp, giải quyết công văn 5 tháng không có câu trả lời…”.
Anh Ngọc đề nghị, khi sáp nhập xã, không tổ chức cấp huyện, ai cũng có quyền bình đẳng ngang nhau. Tất cả đều phải thi viết, đọc hiểu tiếng Anh; viết văn bản bằng giấy trắng mực đen và máy tính... bất kể là sơ cấp, trung cấp, đại học, thạc sĩ để tránh trường hợp lựa chọn “người nhà”, người có tiền, có cánh hữu bao che, nâng đỡ...
Một ý kiến khác cho rằng, bằng cấp chỉ phản ánh yếu tố đầu vào, chưa thể hiện đầy đủ năng lực làm việc thực tế, đặc biệt với những vị trí quản lý, nơi đòi hỏi tố chất lãnh đạo nhiều hơn là bằng cấp.
Thực tế, không ít trường hợp tìm cách "chạy bằng cấp" nhằm giữ vị trí, gây mất công bằng trong hệ thống. Vì vậy, thay vì chỉ đánh giá năng lực qua bằng cấp hay thi trắc nghiệm đầu vào, cần kết hợp với đánh giá kết quả công tác trong nhiều năm hoặc giao KPI cụ thể để đo lường hiệu quả làm việc, độc giả này nêu ý kiến.
Độc giả Hoàng Sơn cho rằng, cứ xuống cơ sở làm việc trực tiếp với người dân thì bằng đại học loại giỏi cũng phải "vã mồ hôi" với những việc ở trên trời, không tên, trong văn bản có khi chưa từng ghi nhận.
"Tôi chứng kiến nhiều cán bộ đầy đủ bằng cấp nhưng làm việc rụt rè, chuyên môn trên sách vở không áp dụng vào thực tiễn được, chỉ áp dụng vào xử lý các văn bản trên word, excel thôi. Nói đi nói lại bằng cấp chỉ để xét lương hệ số cho cán bộ, còn xử lý 8 tiếng hành chính ở cấp xã rất nhiều công việc phải làm”, Hoàng Sơn nêu thực tế.