Phần lớn những người làm cách mạng khai sinh ra chế độ không được đào tạo bài bản. Vào giai đoạn mới chiếm được miền bắc và xây dựng cnxh, phải dựa vào cố vấn Liên Xô và Trung Quốc để xây dựng chính quyền. Bạn cứ tưởng tượng một nhóm người từ trong chiến khu ra tiếp quản một vùng lãnh thổ. Khi đó, cần tổ chức hệ thống chính quyền và Đảng ở từng cấp; cần thiết lập bộ máy an ninh, tình báo, cảnh sát; tổ chức lại quân đội theo hướng chính quy, thành lập hệ thống trường quân đội; xây dựng một ngân hàng trung ương và tìm hiểu cách vận hành chính sách tiền tệ; xây dựng quốc hội; các lĩnh vực như y tế, giáo dục, xây dựng, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, tài chính cũng chưa có nền tảng gì cả. Rất thiếu các cán bộ kỹ thuật. Những người được Pháp đào tạo khá là ít và bị nghi ngờ về lập trường chính trị. Các nước tiên tiến họ đã có nền tảng sẵn, trong khi VN lại đi lên từ một nước thuộc địa. Người dân còn xa lạ với khái niệm luật pháp, tầm nhìn bị giới hạn ở quy mô dòng họ và làng xã, xem mấy phim về đề tài nông thôn miền bắc là thấy. Hoàn cảnh như vậy dẫn đến sai sót rất nhiều khi vận hành bộ máy, phải vừa làm vừa sửa sai. T đoán sau thời kỳ mở cửa thì mới học hỏi được ở mức kha khá và dần làm quen với luật chơi của quốc tế.
Bác Lâm đã đặt sinh mệnh chính trị vào đợt cải cách vừa rồi. Nếu cải cách mà vẫn giữ được ổn định chính trị thì có cơ hội ngồi tiếp, nhiều năm sau đó phe an ninh tb là mạnh nhất. Nếu cuộc cải cách dẫn đến hỗn loạn quá lớn thì nội bộ xâu xé nhau khốc liệt hơn, Trung Quốc sẽ can thiệp.