
Ngày 15/4, FPT đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025. Năm 2025, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng 20% về doanh thu và 21% về lợi nhuận trước thuế. Đây là một mục tiêu thách thức và FPT đã chuẩn bị ba kịch bản để đảm bảo khi có biến động sẽ chủ động phản ứng linh hoạt.
Về chính sách chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận năm 2024, FPT sẽ chia cổ tức 20% bằng tiền mặt, trong đó 10% đã trả trong năm 2024 và dự kiến trả 10% còn lại vào quý 2/2025.
Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa khẳng định: “Mục tiêu tăng trưởng 20% doanh thu năm 2025 là nhiệm vụ đầy thách thức. Chúng tôi can đảm đặt con số này nhưng không chủ quan. Chúng tôi sẽ theo sát tình hình để đưa ra các kịch bản và hành động ứng phó kịp thời hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu đề ra”.
Tuy nhiên, theo ông Khoa, trong bối cảnh nhiều biến động và khó lường hiện nay, việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh ngay tại thời điểm này là rất khó. Ông đề xuất ủy quyền cho Hội đồng quản trị điều chỉnh kế hoạch kinh doanh (trong trường hợp cần thiết) nhằm thích ứng linh hoạt trước những bất ổn khó lường của kinh tế thế giới.
Tại đại hội này, Chủ tịch Trương Gia Bình cho biết: “Chúng tôi vẫn tiếp tục làm AI, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh vì công nghệ này sẽ xác định lại vị thế đất nước và định hình thế giới”.
Chia sẻ về công nghệ AI, ông Bình nhấn mạnh: "AI càng phổ cập thì nhu cầu nhà máy AI càng lớn. FPT sẽ có những mô hình AI như DeepSeek dành cho từng lĩnh vực, từng ngành chuyên biệt. Hiện FPT đã có công cụ AI dành riêng cho lĩnh vực lập trình và chúng tôi sẽ phát triển các mô hình tương tự cho các lĩnh vực như hóa chất, dầu khí".
Trong chiến lược làm AI, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh của FPT, AI là hướng đi trọng tâm và dẫn dắt nhắm tới 4 mục tiêu trọng điểm. Thứ nhất, FPT sẽ phát triển nền tảng và hệ thống trợ lý AI "made by FPT", trong đó tạo ra các mô hình ngôn ngữ, các công cụ, kỹ năng cho nền tảng FPT AI Agents có khả năng tích hợp mở và chi phí phù hợp với đặc điểm thị trường, văn hóa Việt Nam. Thứ hai là nâng cao năng suất lao động với AI là trọng tâm. Mỗi nhân viên FPT, mỗi công việc đều được hỗ trợ hoặc thực thi bởi một trợ lý AI. Chuyển đổi AI là bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số của FPT với mục tiêu tạo ra 1 triệu trợ lý ảo cho công việc hàng ngày, giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc. Đồng thời, FPT cũng sẽ tích hợp AI vào toàn bộ sản phẩm, dịch vụ "made by FPT" giúp các dịch vụ trở nên thông minh, tiện dụng hơn với người dùng; các sản phẩm có tính tự động hóa cao và chính xác tạo ra gia tăng lợi ích tài chính cho khách hàng.
Ở lĩnh vực bán dẫn, các tập đoàn hàng đầu thế giới đang tìm đến Việt Nam để mở rộng chuỗi cung ứng, với hơn 174 dự án FDI trong ngành, tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. Đón bắt cơ hội này, FPT tập trung phát triển nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu 10.000 kỹ sư bán dẫn vào năm 2030. Đồng thời, FPT tiếp tục tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ trong thiết kế mà còn ở cả các khâu quan trọng như: đóng gói và kiểm thử; nghiên cứu, triển khai các dòng chip bán dẫn thông minh, chip AI.
Về chính sách chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận năm 2024, FPT sẽ chia cổ tức 20% bằng tiền mặt, trong đó 10% đã trả trong năm 2024 và dự kiến trả 10% còn lại vào quý 2/2025.
Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa khẳng định: “Mục tiêu tăng trưởng 20% doanh thu năm 2025 là nhiệm vụ đầy thách thức. Chúng tôi can đảm đặt con số này nhưng không chủ quan. Chúng tôi sẽ theo sát tình hình để đưa ra các kịch bản và hành động ứng phó kịp thời hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu đề ra”.
Tuy nhiên, theo ông Khoa, trong bối cảnh nhiều biến động và khó lường hiện nay, việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh ngay tại thời điểm này là rất khó. Ông đề xuất ủy quyền cho Hội đồng quản trị điều chỉnh kế hoạch kinh doanh (trong trường hợp cần thiết) nhằm thích ứng linh hoạt trước những bất ổn khó lường của kinh tế thế giới.
Tại đại hội này, Chủ tịch Trương Gia Bình cho biết: “Chúng tôi vẫn tiếp tục làm AI, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh vì công nghệ này sẽ xác định lại vị thế đất nước và định hình thế giới”.
Chia sẻ về công nghệ AI, ông Bình nhấn mạnh: "AI càng phổ cập thì nhu cầu nhà máy AI càng lớn. FPT sẽ có những mô hình AI như DeepSeek dành cho từng lĩnh vực, từng ngành chuyên biệt. Hiện FPT đã có công cụ AI dành riêng cho lĩnh vực lập trình và chúng tôi sẽ phát triển các mô hình tương tự cho các lĩnh vực như hóa chất, dầu khí".
Trong chiến lược làm AI, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh của FPT, AI là hướng đi trọng tâm và dẫn dắt nhắm tới 4 mục tiêu trọng điểm. Thứ nhất, FPT sẽ phát triển nền tảng và hệ thống trợ lý AI "made by FPT", trong đó tạo ra các mô hình ngôn ngữ, các công cụ, kỹ năng cho nền tảng FPT AI Agents có khả năng tích hợp mở và chi phí phù hợp với đặc điểm thị trường, văn hóa Việt Nam. Thứ hai là nâng cao năng suất lao động với AI là trọng tâm. Mỗi nhân viên FPT, mỗi công việc đều được hỗ trợ hoặc thực thi bởi một trợ lý AI. Chuyển đổi AI là bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số của FPT với mục tiêu tạo ra 1 triệu trợ lý ảo cho công việc hàng ngày, giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc. Đồng thời, FPT cũng sẽ tích hợp AI vào toàn bộ sản phẩm, dịch vụ "made by FPT" giúp các dịch vụ trở nên thông minh, tiện dụng hơn với người dùng; các sản phẩm có tính tự động hóa cao và chính xác tạo ra gia tăng lợi ích tài chính cho khách hàng.
Ở lĩnh vực bán dẫn, các tập đoàn hàng đầu thế giới đang tìm đến Việt Nam để mở rộng chuỗi cung ứng, với hơn 174 dự án FDI trong ngành, tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. Đón bắt cơ hội này, FPT tập trung phát triển nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu 10.000 kỹ sư bán dẫn vào năm 2030. Đồng thời, FPT tiếp tục tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ trong thiết kế mà còn ở cả các khâu quan trọng như: đóng gói và kiểm thử; nghiên cứu, triển khai các dòng chip bán dẫn thông minh, chip AI.