Chưa từng có trong lịch sử: Vua Cảnh Thịnh Tây Sơn bị dân Bắc Hà trói bỏ trong rọ heo, nộp cho quân Nguyễn

"Ngày 16 tháng 6, Quang Toản tự liệu thế không chống được, cùng em là Quang Thuỳ, Quang Thiệu và bọn tư mã Nguyễn Văn Dụng, Nguyễn Văn Tứ, đô đốc Tứ sang qua sông Nhị Hà chạy lên miền Bắc, chạy đến Xương Giang, đêm ngủ trọ lại, dân thôn mưu bắt. Quang Thuỳ tự thắt cổ chết, Tứ và vợ cũng tự thắt cổ chết, Toản bị dân huyện Phượng Nhãn bắt được, đóng cũi đưa đến Bắc thành"
(Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Quyển 30)
Tay-Son-ha-dao---khoi-nguon-dau-tranh-va-dau-an-khong-phai-ve-Tay-Son-tam-kiet-373-1576380922-width650height413.jpg

Tháng 6/1801, Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân lên ngôi hoàng đế đặt là Gia Long năm thứ 1, Quang Toản thua trận, chạy ra Bắc Hà. Tháng 6/1802, Gia Long huy động toàn bộ quân thủy bộ đồng loạt tiến ra Bắc thảo phạt vua Quang Toản.
Khi ra đến Thanh Hoa, nhà vua “dạo xem hình thế núi sông rồi vời người già ở làng Bố Vệ (thuộc huyện Đông Sơn, nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa) hỏi về sự tích cũ miếu nhà Lê. Những người dòng dõi họ Lê tranh nhau đem trâu rượu đến lạy mừng. Vua yên ủi rồi cho về”.
Nhân dịp này, nhà vua cho hoãn binh dao tô thuế cho trấn Thanh Hoa. Chiếu rằng: “Thanh Hoa là ấp thang mộc của trẫm. Nay mới khôi phục, nghĩ đất căn bản cần phải vỗ về nuôi nấng trước, nên đặc biệt chuẩn cho phàm binh dao tô thuế đều hoãn, gọi dân trở về để đều yên nghiệp làm ăn, cùng nhau hưởng phúc thái bình”.

images701678_L_.jpg

Tại Thanh Hoa, vua phong cho Nguyễn Đức Xuyên tước Quận công, lãnh chức Đốc trấn Thanh Hoa. Lúc này, Chưởng Tả quân Lê Văn Duyệt tiến đánh lấy được đồn Tam Điệp (Ba Dội), chiếm trấn Thanh Hoa ngoại (tức tỉnh Ninh Bình ngày nay). Vua Gia Long tiếp tục tiến ra đến trấn Thanh Hoa ngoại, phát tiền kho chia cho các quân, sai Phạm Văn Nhân ở lại trấn giữ trấn này.
8bbf577540e4c04e611afc92baf4b928.jpg

Ngày 13 tháng 6, Gia Long tiến chiếm Sơn Nam. Ngày 15, Quang Toản cử Quang Thùy và Tư mã Tứ đem quân Ngũ bảo sang sông Bồ Đề đi trấn Kinh Bắc, sửa cung phủ, làm cầu phao giữa sông Cầu và sông Thương, để tiện đường lánh sang Lạng Giang. 16 tháng 6, tự liệu thế không chống được, bèn cùng Quang Thùy, Quang Thiệu và bọn Tư mã Nguyễn Văn Dụng, Nguyễn Văn Tứ trong mưu gió mà vượt sông Nhị Hà chạy lên đến Xương Giang. Khi đến Thọ Xương thì thấy cầu phao làm hôm trước đã bị người dân Bắc Hà phá sạch, Quang Toản nói với tả hữu:

"Lũ ngươi ngày thường tuyên dương đức hóa, không biết làm được việc gì, mà để dân tình như thế"


Quang Toản không ngờ dân Bắc Hà quá sức thờ ơ và lạnh nhạt với Tây Sơn như vậy. Dù Toản là vua của họ, chặt luôn cả Cầu Phao, mà sau này còn bắt Toản trói gô, nhốt tạm trong củi lợn (rọ heo) làm bằng cật tre già gánh về Thăng Long giao cho quân Nguyễn.

Quang Thùy tìm cách chạy đến trấn Bảo Lộc là nơi hiểm yếu để nghĩ bề chống giữ, nhưng quân lính trên đường đi đều bỏ trốn hết cả, cùng đường đành tự thắt cổ chết ở cầu Quất Lâm. Ngày 17, quân Nguyễn lấy Kinh Bắc. Ngày 18, Lê Văn Duyệt tiến quân vào thành Thăng Long.

Còn vua Cảnh Thịnh - Quang Toản cùng em là Quang Thiệu chạy đến Lạng Giang, khi đến đình Phương Lan thì tùy tùng chỉ còn 100 người. Tổng trưởng An Mẫu là Vũ Thám đem hào mục 2 huyện Phượng Nhãn và Lục Ngạn đến vây bắt 3 ngày vẫn không bắt được. Cảnh Thịnh cưỡi voi vào rừng trốn, giữa đường bị một kẻ điên ở chợ hò hét khiến voi dừng lại, nhân đấy bọn Tham lùng ra tung tích và bắt được Quang Toản, đóng cũi đưa đến Bắc Thành, đó là vào ngày 21 tháng 6. Để tưởng niệm chiến thắng, nhà Nguyễn cho đổi ấp Tây Sơn là nơi phát tích của anh em Nguyễn Huệ thành ấp An Tây.
Một người cung phi của Cảnh Thịnh là bà Ngọc Bình, cũng là công chúa nhà Lê, cũng bị bắt làm vợ của vua Gia Long

Theo Phan Thúc Trực, người có công bắt được Quang Toản chỉ là một kẻ điên ở chợ, nuôi vài mươi đứa ăn xin, sớm tối cầm canh đánh xẻng. Vì sự trùng hợp này mà anh ta được thưởng 3 mẫu ruộng và nêu tên là Trung Nghĩa.



Vua Cảnh Thịnh Tây Sơn bị dân Bắc Hà trói bỏ trong củi heo (rọ heo) đem đến nộp cho quan quân Nguyễn tại hoàng thành Thăng Long nay đã điêu tàn, lịch sử Việt Nam xưa nay chưa có ai như Cảnh Thịnh!

Ngày 23/6, vua Gia Long đặt chân ra thành Thăng Long, ngự tại điện Kính Thiên của Nhà Lê quan lại các trấn tranh nhau đến trước chỗ đóng quân của Vua Gia Long đầu thú, không ai dám chống lại. Quan lại nhà Lê cũng cũng ra lạy bái Gia Long xưng hô Hoàng Thượng xem Gia Long là vua đám quan lại nhà Lê dân sớ mời Gia Long chính thức làm vua của họ. Gia Long từ chối khéo.

Từ lúc này, vua Gia Long chính thức dành chiến thắng trong cuộc chiến với Tây Sơn, thu phục tất cả 14 trấn, 47 phủ, 187 huyện, 40 châu ở Bắc Hà.

Nước Việt Nam thống nhất toàn bộ rộng lớn nhất lịch sử Việt Nam. Thiên cổ chưa ai bằng Gia Long Đại Đế
1541778930253.jpg

Và thiên cổ chưa ai đối xử vua như dân Bắc Hà: Nhốt rọ heo
 
Sửa lần cuối:
Anh 3 Xe lửa suýt sánh ngang Đại Đế khi thống nhất giang sơn nhưng đành tiếc nuối khi 2 quần đảo không còn nguyên vẹn
3 duẩn đánh mẽo là đánh cho lX , tq chứ làm cặc gì so đc với chân mệnh thiên tử Gia Long

Nghe nói thằng cha của cảnh thịnh được lòng dân lắm mà sao thằng con bị dân trói bỏ rọ heo vậy @xekogiay
 
Còn 1 cái chưa từng có nữa là con chó Hồ Thơm là đưa duy nhất trong lịch sử VN tự nhận là vua nhưng sang quỳ lạy vua Tàu. Nhục nhã đéo ai bằng
 

Có thể bạn quan tâm

Top