tvxq2610
Phó thường dân


Tại tọa đàm Chủ đề nóng trên thị trường ô tô+ do Tencent News tổ chức, Giáo sư Chu Hy Tây (Zhu Xichan) đến từ Khoa Kỹ thuật Ô tô, Đại học Đồng Tế (Tongji University), đã chia sẻ quan điểm về tương lai của ba công ty khởi nghiệp xe điện là Nio, Xpeng và Li Auto.
Theo ông Chu, nếu cả ba công ty khởi nghiệp này không phá sản thì khả năng để chúng tiếp tục tồn tại một cách độc lập là bằng không. "Họ bắt buộc phải sáp nhập, tái cấu trúc và hợp tác càng sớm càng tốt", ông nhấn mạnh.
Giáo sư Chu cho rằng bất kỳ nhà sản xuất xe điện nào có sản lượng tiêu thụ dưới 2 triệu xe mỗi năm sẽ không thể tồn tại vì quy mô quá nhỏ và chi phí nghiên cứu phát triển (R&D) quá cao. "Nếu đầu tư cho R&D thấp thì tiến bộ công nghệ sẽ ngừng lại. Còn nếu đầu tư R&D cao mà sản lượng thấp thì chắc chắn sẽ chết", ông nói.
Theo ông, hiện tại Li Auto đang là người chiến thắng vì tránh được các sai lầm nghiêm trọng. Trong khi đó, Xpeng phụ thuộc quá nhiều vào phần mềm và bỏ qua phần cứng trong giai đoạn đầu, dẫn đến các vấn đề về sản phẩm. Tuy nhiên, điều này đã phần nào được khắc phục sau khi có sự gia nhập của Vương Phượng Anh (Wang Fengying), cựu CEO của Great Wall Motor, và sự điều hành của CEO Xpeng. Còn William Li của Nio lại quá chú trọng vào việc "tạo bầu không khí" thay vì tập trung đầu tư cho R&D.
Một diễn giả khác tham gia tọa đàm là ông Lý Diễn Vi (Li Yanwei), ủy viên Ủy ban Chuyên gia của Hiệp hội Các nhà phân phối ô tô Trung Quốc. Ông cho rằng nếu Li Auto thành công trong thị trường xe thuần điện, công ty này sẽ có lợi thế phát triển hơn so với hai đối thủ còn lại. "Nếu các mẫu xe thuần điện mới có thể tái lập thành công tương tự như trong thị trường xe mở rộng phạm vi (EREV), Li Auto sẽ có thể tiếp tục mở rộng thị phần và tăng doanh số lẫn lợi nhuận".
Ông Lý cũng nhận định rằng hiện nay trên thị trường xe điện có quá nhiều thương hiệu cần phải bị loại bỏ. "Tôi không nghĩ sẽ còn nhiều công ty có thể tồn tại bởi vì con voi trong phòng chính là BYD. Tôi không cho rằng các công ty nhỏ khác có nhiều giá trị để tiếp tục tồn tại".

Các CEO của Nio, Xpeng và Li Auto ngồi cạnh nhau tại buổi ra mắt mẫu xe Xiaomi SU7 ở Bắc Kinh.
Một chuyên gia phân tích khác, Yiran, lập luận rằng nếu lấy mốc 2 triệu xe bán ra mỗi năm là ngưỡng sống còn thì với khoảng 20 triệu xe điện sẽ được tiêu thụ hàng năm tại Trung Quốc trong tương lai, chỉ có khoảng mười công ty có thể sống sót. "Tương lai của phần lớn các thương hiệu hiện nay là rất bấp bênh".
Mẫu xe Xiaomi SU7 đã trở thành hiện tượng bán hàng, không chỉ vì thiết kế và tính năng hấp dẫn mà còn bởi người tiêu dùng nhìn nhận thương hiệu Xiaomi là "lớn và mạnh mẽ". Với tiềm lực tài chính vững chắc và sự hiện diện trên nhiều ngành công nghiệp, Xiaomi mang lại cho khách hàng sự yên tâm rằng thương hiệu này sẽ tồn tại lâu dài. Do đó, người tiêu dùng ít lo ngại về việc công ty phá sản hay giá trị bán lại của xe.
Chính vị thế thương hiệu giúp Tesla duy trì doanh số mạnh mẽ như một tên tuổi xe điện mang tính toàn cầu. Nhiều người mua xe Tesla vì xu hướng và các đại lý xe cũ cũng sẵn sàng thu mua vì giá trị bán lại cao và khả năng sinh lời tốt, theo nhận định của Yiran.
Tọa đàm do Tencent News tổ chức kết luận rằng trong một thị trường do BYD thống trị về kiểm soát chi phí và Tesla thống trị về quy mô, ba công ty xe điện Trung Quốc gồm Nio, Xpeng và Li Auto buộc phải hợp nhất, tái sáng tạo lợi thế công nghệ hoặc đối mặt với nguy cơ biến mất. Như lời của ông Chu Hy Tây: "Khả năng sống sót độc lập là bằng không".

The probability of Nio, Xpeng and Li Auto surviving independently in the next three years is zero, China's automotive analyst says
There is over 100 EV brands in China.
