bona
Thanh niên hoi
Việc tân binh bị bắt nạt trong doanh là hiện thực diễn ra ở mọi đất nước, mọi chế độ trong lịch sử con người. Nếu như có ai đó phủ nhận hiện thực này thì bởi một trong hai lý do. Thứ nhất là vốn kiến thức lịch sử xã hội quá hạn hẹp, ngây ngô, và thứ hai, họ bảo vệ chế độ quân quản bằng bắt nạt một cách có hệ thống (từ chuyên môn là “Military systemic bullying” - hay “hazing”).
Quân đội Hoàng gia Anh Quốc từng gặp phải vấn đề này khi lượng tân binh được cho là tự sát trong doanh tăng vọt hồi những năm 1990. Còn ở Liên Xô, chế độ “Dedovshchina” thậm chí được khuyến khích trở thành một dạng chính sách quân quản.
“Dedovshchina” là hành vi bắt nạt tàn bạo triền miên một cách có hệ thống mà lính cũ cấp trên (năm cuối nghĩa vụ) áp đặt lên lính sơ cấp (năm đầu nghĩa vụ). Chúng được mô tả là sự tra tấn về tinh thần và thể chất, cưỡng bức và tấn công tình dục có thể gây chết người.
Tính chất “hệ thống” mà chúng ta đang nhắc tới không chỉ là sự công khai hay ngấm ngầm đồng thuận mà nó còn đảm bảo cho toàn bộ các lính mới cũng sẽ hành động như vậy, ngay khi có cơ hội. Ở khía cạnh quản lý, nó tạo ra một hệ thống các thứ bậc “hierarchy” cần có trong các đơn vị. Trong thời Liên Xô, nó từng là đòn bẩy phân quyền để quản lý một số lượng quân nhân quá lớn trong tình trạng thiếu thốn về quân nhu cũng như thông tin. Mặc dù vậy, yếu điểm lớn nhất của nó là làm giảm tính đoàn kết hay tương trợ lẫn nhau và làm tinh thần binh lính giảm sút trong doanh - nhất là khi không có chiến dịch.
Về cơ bản, cơ chế bắt nạt một cách có hệ thống nhằm duy trì thứ bậc và quyền lực thường xảy ra trong tình trạng thiếu quân lương hoặc khí tài. Trong nhiều tình huống, lính cũ khai thác, lợi dụng lính mới để có một chế độ sống thoải mái hơn, bớt mệt nhọc. Nó hình thành một dây chuyền từ thấp đến cao và từng hành động cần được thông qua chứ không hề tự phát. Đó là nguyên lý về phân phối hậu cần trong doanh. Điều này diễn ra nhiều ở Liên Xô bởi tình trạng thiếu quân lương triền miên.
Để giải quyết vấn đề này, trên thực tế một số quân đội trên Thế giới đã từng áp dụng, rất đơn giản, đó là không để lính nghĩa vụ sơ cấp ở cùng doanh với lính nghĩa vụ cao cấp (vương quốc Anh áp dụng). Tuy nhiên giải pháp này đòi hỏi một hệ thống giàu có, đầy đủ quân nhu và quân lương, hoặc trong tình huống khác là phải liên tục điều động lính rời doanh đến vùng chiến sự ( như Mỹ chẳng hạn).
Ngoài ra, các hội đồng đánh giá quân nhân hoặc quân quản phải được thành lập. Các đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân bắt nạt phải được công bố, đường dây 911 là một ví dụ, nó tiếp nhận cả các cuộc gọi từ doanh.
Bất kỳ hệ thống quân đội nào, dù mạnh hay yếu, quân doanh là vùng cấm địa, không có bất kỳ điều gì trong doanh diễn ra mà cấp trên không nắm được, họ thậm chí nắm được mọi biến động từ trước khi nó xảy ra (không thì xin lỗi, đừng gọi là “quân doanh”). Do đó chuyện cấp trên chưa nắm tình hình nó kể ra nghe như chuyện đùa. Dưới các chế độ hà khắc nhất, cấp trên có thể bị xử bắn ngay nếu để loạn quân doanh, hoặc phải chết cùng doanh nếu chẳng may rơi vào lòng địch (dưới chế độ Quốc xã hoặc chế độ Stalin)
Nếu được giáo dục, đào tạo trong các hệ thống giáo dục bài bản, đây là những loại kiến thức hiểu biết hết sức tối thiểu. Nó có thể là bài học thuộc môn lịch sử quân đội hay nguyên lý thiết kế thời chiến. Việc giữ vững niềm tin vào một hệ thống quân quản mà không có bắt nạt nghe nó ngu như là cuộc đời chỉ có ban ngày mà không có ban đêm vậy. Nếu bạn trót thốt lên điều đó ở chốn đông người, đừng ngạc nhiên khi sẽ có kẻ sẽ cười phá lên.
Tóm lại, đất nước nào, chế độ nào cũng gặp tình trạng này. Điều đáng nói là con người ta nhìn vào và giải quyết nó ra sao. Trong các trường đào tạo huấn luyện sơ cấp, mọi ứng viên đều được dạy rằng, một quân nhân vẫn có thể đang thực hiện nhiệm vụ của một quân nhân nhưng cũng có thể đang có hành vi phạm tội cùng một lúc; và lúc này, “công - tội” là sòng phẳng trước luật pháp. Một anh hùng trong chiến tranh cũng có thể phải đi tù khi săn bắn trong khu vực bảo tồn.
Việc tham gia quân đội không làm cho anh có đặc quyền, và không bao giờ là cơ sở để anh làm những điều pháp luật không cho phép - nhất là khi quân doanh của anh chưa từng ra sa trường.
Một quân doanh chẳng có việc gì làm thì khó quản lý gấp trăm ngàn lần một quân doanh ở tiền tuyến.
Quân đội Hoàng gia Anh Quốc từng gặp phải vấn đề này khi lượng tân binh được cho là tự sát trong doanh tăng vọt hồi những năm 1990. Còn ở Liên Xô, chế độ “Dedovshchina” thậm chí được khuyến khích trở thành một dạng chính sách quân quản.
“Dedovshchina” là hành vi bắt nạt tàn bạo triền miên một cách có hệ thống mà lính cũ cấp trên (năm cuối nghĩa vụ) áp đặt lên lính sơ cấp (năm đầu nghĩa vụ). Chúng được mô tả là sự tra tấn về tinh thần và thể chất, cưỡng bức và tấn công tình dục có thể gây chết người.
Tính chất “hệ thống” mà chúng ta đang nhắc tới không chỉ là sự công khai hay ngấm ngầm đồng thuận mà nó còn đảm bảo cho toàn bộ các lính mới cũng sẽ hành động như vậy, ngay khi có cơ hội. Ở khía cạnh quản lý, nó tạo ra một hệ thống các thứ bậc “hierarchy” cần có trong các đơn vị. Trong thời Liên Xô, nó từng là đòn bẩy phân quyền để quản lý một số lượng quân nhân quá lớn trong tình trạng thiếu thốn về quân nhu cũng như thông tin. Mặc dù vậy, yếu điểm lớn nhất của nó là làm giảm tính đoàn kết hay tương trợ lẫn nhau và làm tinh thần binh lính giảm sút trong doanh - nhất là khi không có chiến dịch.
Về cơ bản, cơ chế bắt nạt một cách có hệ thống nhằm duy trì thứ bậc và quyền lực thường xảy ra trong tình trạng thiếu quân lương hoặc khí tài. Trong nhiều tình huống, lính cũ khai thác, lợi dụng lính mới để có một chế độ sống thoải mái hơn, bớt mệt nhọc. Nó hình thành một dây chuyền từ thấp đến cao và từng hành động cần được thông qua chứ không hề tự phát. Đó là nguyên lý về phân phối hậu cần trong doanh. Điều này diễn ra nhiều ở Liên Xô bởi tình trạng thiếu quân lương triền miên.
Để giải quyết vấn đề này, trên thực tế một số quân đội trên Thế giới đã từng áp dụng, rất đơn giản, đó là không để lính nghĩa vụ sơ cấp ở cùng doanh với lính nghĩa vụ cao cấp (vương quốc Anh áp dụng). Tuy nhiên giải pháp này đòi hỏi một hệ thống giàu có, đầy đủ quân nhu và quân lương, hoặc trong tình huống khác là phải liên tục điều động lính rời doanh đến vùng chiến sự ( như Mỹ chẳng hạn).
Ngoài ra, các hội đồng đánh giá quân nhân hoặc quân quản phải được thành lập. Các đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân bắt nạt phải được công bố, đường dây 911 là một ví dụ, nó tiếp nhận cả các cuộc gọi từ doanh.
Bất kỳ hệ thống quân đội nào, dù mạnh hay yếu, quân doanh là vùng cấm địa, không có bất kỳ điều gì trong doanh diễn ra mà cấp trên không nắm được, họ thậm chí nắm được mọi biến động từ trước khi nó xảy ra (không thì xin lỗi, đừng gọi là “quân doanh”). Do đó chuyện cấp trên chưa nắm tình hình nó kể ra nghe như chuyện đùa. Dưới các chế độ hà khắc nhất, cấp trên có thể bị xử bắn ngay nếu để loạn quân doanh, hoặc phải chết cùng doanh nếu chẳng may rơi vào lòng địch (dưới chế độ Quốc xã hoặc chế độ Stalin)
Nếu được giáo dục, đào tạo trong các hệ thống giáo dục bài bản, đây là những loại kiến thức hiểu biết hết sức tối thiểu. Nó có thể là bài học thuộc môn lịch sử quân đội hay nguyên lý thiết kế thời chiến. Việc giữ vững niềm tin vào một hệ thống quân quản mà không có bắt nạt nghe nó ngu như là cuộc đời chỉ có ban ngày mà không có ban đêm vậy. Nếu bạn trót thốt lên điều đó ở chốn đông người, đừng ngạc nhiên khi sẽ có kẻ sẽ cười phá lên.
Tóm lại, đất nước nào, chế độ nào cũng gặp tình trạng này. Điều đáng nói là con người ta nhìn vào và giải quyết nó ra sao. Trong các trường đào tạo huấn luyện sơ cấp, mọi ứng viên đều được dạy rằng, một quân nhân vẫn có thể đang thực hiện nhiệm vụ của một quân nhân nhưng cũng có thể đang có hành vi phạm tội cùng một lúc; và lúc này, “công - tội” là sòng phẳng trước luật pháp. Một anh hùng trong chiến tranh cũng có thể phải đi tù khi săn bắn trong khu vực bảo tồn.
Việc tham gia quân đội không làm cho anh có đặc quyền, và không bao giờ là cơ sở để anh làm những điều pháp luật không cho phép - nhất là khi quân doanh của anh chưa từng ra sa trường.
Một quân doanh chẳng có việc gì làm thì khó quản lý gấp trăm ngàn lần một quân doanh ở tiền tuyến.