Cảnh báo lừa đảo‼️ Chuyện về chàng Vượn: Lập công ty điện

(VNF) - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng hai con trai thành lập Công ty cổ phần Năng lượng VinEnergo với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, đánh dấu bước tiến mới của Vingroup vào lĩnh vực sản xuất điện và thiết bị điện.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup, cùng hai con trai vừa thành lập Công ty Cổ phần Năng lượng VinEnergo với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Đây là động thái chiến lược đánh dấu bước đi mới của Vingroup trong việc mở rộng sang lĩnh vực năng lượng – một mảnh ghép được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong hệ sinh thái của tập đoàn.
Ông Vượng góp hơn 35 triệu cổ phiếu VIC, tương đương khoảng 1.420 tỷ đồng, để sở hữu 71% cổ phần công ty mới. Hai con trai ông – Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng – mỗi người nắm giữ 5% cổ phần, phần còn lại thuộc về Vingroup.
VinEnergo được thành lập ngày 12/3, đặt trụ sở tại tòa nhà văn phòng Symphony (Hà Nội), hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện và thiết bị điện. Sau khi hoàn tất chuyển nhượng số cổ phiếu trên, tỷ lệ sở hữu của ông Phạm Nhật Vượng tại Vingroup giảm từ 17,82% xuống còn 16,92%, trong khi VinEnergo nắm giữ 0,9% cổ phần tại tập đoàn mẹ.
Đây không phải lần đầu tiên ông Vượng sử dụng cổ phiếu VIC để góp vốn thành lập doanh nghiệp mới. Trước đó, ông từng dùng 243 triệu cổ phiếu thành lập Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI, và hơn 50 triệu cổ phiếu để lập Công ty Di chuyển xanh và Thông minh GSM – lần lượt hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và vận tải công nghệ.
dautukinhtechungkhoanvn-stores-news_dataimages-2025-012025-20-14-in_social-_screenshot-2025-01-20-14035520250120140846-0948.jpg

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng hai con trai.

Sự ra đời của VinEnergo diễn ra trong bối cảnh Vingroup đang đẩy mạnh chiến lược đầu tư vào năng lượng tái tạo. Cuối tháng 3 vừa qua, tập đoàn này đã gửi văn bản lên Chính phủ, đề xuất bổ sung hàng loạt dự án điện mặt trời và điện gió với tổng công suất 47.500 MW vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Trong đó, giai đoạn 2025–2030 dự kiến đạt 20.500 MW, tổng vốn đầu tư ước tính từ 20–25 tỷ USD. Các dự án được phân bố tại bảy tỉnh, thành có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo gồm: Sơn La, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Trà Vinh/Sóc Trăng và Khánh Hòa.
Cụ thể, tại Sơn La, Vingroup đề xuất phát triển 3.500 MW điện mặt trời giai đoạn 2025–2030 và 4.500 MW giai đoạn 2031–2035. Tại Đắk Lắk, sẽ có 3.400 MW điện mặt trời và 2.200 MW điện gió chia đều cho hai giai đoạn. Ninh Thuận sẽ có 4.000 MW điện mặt trời và 1.000 MW điện gió giai đoạn đầu. Bình Phước được đề xuất phát triển 3.000 MW điện mặt trời từ 2025–2030 và 4.500 MW tiếp theo sau năm 2030. Đồng Nai sẽ có 5.500 MW điện gió, còn Trà Vinh/Sóc Trăng là 7.500 MW. Tại Khánh Hòa, tập đoàn này đề xuất 5.000 MW điện mặt trời chia đều trong hai giai đoạn.
Bên cạnh điện tái tạo, Vingroup còn đề xuất bổ sung một nhà máy điện khí LNG công suất 5.000 MW tại Hải Phòng, với tổng vốn đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD, dự kiến triển khai từ năm 2025 đến 2030. Mục tiêu là thay thế các dự án nhiệt điện than đang gặp khó khăn như BOT Nam Định 1, Quảng Trị, Vĩnh Tân 3 và Sông Hậu 2.
Theo Vingroup, toàn bộ các dự án này được nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố: tiềm năng quỹ đất, khả năng đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, vị trí gần các trung tâm phụ tải và điều kiện tự nhiên thuận lợi như gió, bức xạ mặt trời… Tập đoàn kỳ vọng sẽ hình thành nên các trung tâm năng lượng quốc gia trong tương lai, đồng thời góp phần hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi xanh của Việt Nam.
Đáng chú ý, Bộ Công Thương cho biết sẽ sớm làm việc với Chủ tịch Vingroup để làm rõ các đề xuất liên quan đến chiến lược phát triển điện sạch. Cuộc gặp sẽ tập trung vào việc xác định địa điểm cụ thể, năng lực triển khai và cam kết tiến độ thực hiện của Vingroup đối với các dự án đã đề xuất.
Trong một diễn biến khác, ngày 11/4, VinEnergo thông báo sẽ nhận chuyển nhượng 35,04 triệu cổ phiếu VIC từ ông Phạm Nhật Vượng – số cổ phiếu mà ông sử dụng để góp vốn thành lập công ty. Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua phương thức chuyển quyền sở hữu tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), trong khoảng thời gian từ ngày 17/4 đến 16/5. VinEnergo là doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động từ ngày 10/3/2025, với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất điện – lĩnh vực được đánh giá là sẽ đóng vai trò trọng tâm trong chiến lược dài hạn của hệ sinh thái Vingroup trong thập kỷ tới.
 
:-"
Đây không phải lần đầu tiên ông Vượng sử dụng cổ phiếu VIC để góp vốn thành lập doanh nghiệp mới. Trước đó, ông từng dùng 243 triệu cổ phiếu thành lập Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI, và hơn 50 triệu cổ phiếu để lập Công ty Di chuyển xanh và Thông minh GSM – lần lượt hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và vận tải công nghệ.
 
Top