Có nên bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ?

ewqeqweqw

Địt Bùng Đạo Tổ
Mexico
BCA đang chủ trì soạn thảo bộ luật Hình sự (sửa đổi), theo đó đề xuất bỏ hình phạt tử hình, thay bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án, đối với 8 tội danh.

8 tội danh được BCA đề xuất bỏ hình phạt tử hình gồm: hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (điều 109); phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam (điều 114); sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh (điều 194); vận chuyển trái phép chất ma túy (điều 250); phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (điều 421). Ngoài ra, còn có tội gián điệp (điều 110), tham ô tài sản (điều 353) và nhận hối lộ (điều 354).

Giải thích tại tờ trình, BCA cho biết, bộ luật Hình sự hiện hành quy định 18 tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Nhưng thực tế cho thấy, một số tội danh có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội không cần thiết phải duy trì hình phạt này, khi xét xử tòa án cũng không áp dụng hoặc ít áp dụng hình phạt tử hình. Do đó, cơ quan soạn thảo đề xuất bỏ hình phạt tử hình, thay bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án, mà vẫn bảo đảm cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội.

2 lợi ích cho đấu tranh tội phạm​

Ông Phạm Trọng Đạt, nguyên Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, cho rằng việc bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh, nhất là tội tham ô tài sản nhận hối lộ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công tác đấu tranh tội phạm nói chung, phòng, chống tham nhũng (PCTN) nói riêng.

Có nên bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ? - Ảnh 1.
Nhóm bị cáo hầu tòa trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2

ẢNH: PHÚC BÌNH
Quy định trên sẽ khích lệ người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, lập công chuộc tội, và nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản. Bởi lẽ, một trong những mục đích cao nhất của đấu tranh tội phạm tham nhũng là thu hồi tài sản cho nhà nước, nếu chỉ tập trung "phạt cho thật nặng" thì mục đích này sẽ gặp khó.

"Dù không nhiều, nhưng có người sẽ nảy sinh tâm lý "hy sinh đời bố củng cố đời con" hoặc "đằng nào cũng chết thì hợp tác làm gì nữa". Tức là họ chấp nhận hình phạt cao nhất thay vì hợp tác, nộp lại tài sản, để bảo đảm lợi ích cho mình hoặc cho người khác", ông Đạt phân tích.

Ngược lại, nếu không áp dụng hình phạt tử hình, người phạm tội sẽ có động lực để sửa sai. "Ai chẳng muốn sống. Lúc tham nhũng không nghĩ đến sống chết, nhưng khi bị xử lý thì mới sợ, mới thấy "tiền nhiều để làm gì". Và cách tốt nhất là hối cải, hợp tác, nộp lại tiền", ông nói.

Việc "chừa đường sống" cũng thúc đẩy người phạm tội bằng mọi giá nộp lại tài sản để được giảm án, bản thân không đủ thì huy động gia đình, dòng họ, bạn bè... Thậm chí, khi đã nhận ra lỗi lầm, họ còn có thể lập công bằng việc khai ra các tình tiết khác, giúp xử lý vụ án một cách triệt để.

Bỏ hình phạt tử hình còn giúp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đấu tranh tội phạm. Theo ông Đạt, PCTN không chỉ là nhiệm vụ riêng lẻ của một quốc gia, mà đòi hỏi nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế. Xu thế chung hiện nay là giảm hoặc bỏ hình phạt tử hình, nhất là tội phạm về kinh tế. Do đó, đề xuất như dự thảo là phù hợp, giúp VN có thêm "điểm chung" với thế giới, thuận lợi hơn cho quá trình phối hợp với quốc gia khác.

Đồng quan điểm, luật sư (LS) Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng LS Kết nối, Đoàn LS TP.Hà Nội, dẫn chứng "thực tiễn xét xử 5 - 10 năm nay rất hiếm có vụ án tham ô, nhận hối lộ nào mà người phạm tội bị tuyên án tử hình".

Trước đây, kiểm soát tài sản còn hạn chế nên hình phạt được coi là biện pháp tốt nhất để tạo sự răn đe. Nhưng hiện nay, công tác này đã tốt hơn rất nhiều, hình phạt không còn là biện pháp duy nhất, cũng không phải là mục tiêu cao nhất trong đấu tranh tội phạm hình sự. LS cho rằng việc ưu tiên thu hồi tài sản bất hợp pháp, giảm phạm vi áp dụng hình phạt tử hình là sự thay đổi phù hợp với thực tiễn và xu thế chung.
 
Địt mẹ, hỏi cái Lồn, sắp tới sẽ đề nghị UNESCO công nhận tham nhũng là di sản văn hóa phi vật thể.
 

Có thể bạn quan tâm

Top