Cảnh báo lừa đảo‼️ Côn đồ an đòi bỏ CQĐT VKS, VKS giả nhời "Con cặc!"

(PLO)- Bộ Công an vừa ban hành dự thảo sửa đổi Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, trong đó đề xuất bỏ Cơ quan điều tra VKSND Tối cao.
Ngày 2-4, Bộ Công an đã có tờ trình Chính phủ về dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi). Theo đó, cơ quan chủ trì dự luật đề xuất kết thúc hoạt động của Cơ quan điều tra thuộc VKSND Tối cao, bao gồm Cơ quan điều tra thuộc VKSND Quân sự Trung ương.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao

Một chức năng quan trọng của VKS là kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong ảnh là Cơ quan điều tra VKSND Tối cao tống đạt các quyết định tố tụng trong vụ án xảy ra ở Cục Thi hành án dân sự TP Đông Hà, Quảng Trị, năm 2023.
Với Cơ quan điều tra của CAND, dự thảo vẫn quy định hai trục Cơ quan An ninh điều tra và Cơ quan Cảnh sát điều tra. Trong đó Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ nhận trách nhiệm điều tra các vụ án về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, vốn thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND Tối cao theo luật hiện hành.
Cũng về tổ chức Cơ quan điều tra của CAND, ở địa phương, theo dự thảo, chỉ còn cơ quan điều tra ở công an cấp tỉnh.
Tờ trình giải thích sửa đổi này là để luật hóa những diễn biến thực tiễn đã vượt qua luật hiện hành. Chẳng hạn việc Bộ Công an không còn công an cấp huyện, được triển khai gấp rút vừa qua theo các kết luận của Bộ Chính trị, và cùng với đó, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều tra cấp huyện trên thực tế đã được chuyển hết lên cơ quan điều tra của công an cấp tỉnh.
Với Cơ quan điều tra của QĐND, dự thảo vẫn duy trì hai trục là Cơ quan An ninh điều tra (ở hai cấp Bộ Quốc phòng, quân khu) và Cơ quan Điều tra hình sự (ở ba cấp là Bộ Quốc phòng, quân khu, khu vực). Tuy nhiên, dự thảo bổ sung thêm cơ chế để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể cơ quan điều tra của QĐND ở quân khu, khu vực mà không cần đợi đưa ra Quốc hội để sửa luật.
Luật hiện hành quy định chi tiết về tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp. Tuy nhiên từ khi triển khai Nghị quyết 18 của Trung ương khóa XII về tinh gọn bộ máy, cùng với đó là Nghị quyết 22 năm 2018, Nghị quyết 12 năm 2022 của Bộ Chính trị, tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, sửa Luật Tổ chức điều tra hình sự lần này, Bộ Công an đề xuất không quy định chi tiết trong luật nội dung này nữa.
Ngoài các sửa đổi lớn về tổ chức bộ máy nêu trên, dự thảo Luật Tổ chức điều tra hình sự cũng hoàn thiện thêm cơ sở pháp lý về thẩm quyền của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và về các ngạch điều tra viên. Mục đích là đảm bảo linh hoạt hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động điều tra hình sự; đảm bảo cơ chế phân công, phân cấp phù hợp với mô hình tổ chức mới của Cơ quan điều tra.
Dự án Luật Tổ chức điều tra hình sự (sửa đổi) hiện đang ở bước thẩm định trong quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dự kiến, luật này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, sẽ được tổ chức vào đầu tháng 5, sớm hơn thường lệ mọi năm.
 
TPO - Liên quan đến dự thảo dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) của Bộ Công an, Viện KSND Tối cao vừa có công văn phúc đáp nêu 5 lý do cần giữ nguyên quy định về Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao như hiện nay.
Như Tiền Phong đưa tin, Bộ Công an - đơn vị chủ trì soạn thảo dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) đã đề xuất xóa bỏ Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao.
Theo lý giải, việc xóa bỏ là cần thiết nhằm luật hóa những thay đổi thực tiễn đã vượt qua quy định hiện hành. Điển hình là việc Bộ Công an đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức, bỏ cấp công an huyện theo chủ trương của Bộ Chính trị. Từ đó, chức năng điều tra ở cấp huyện đã được chuyển giao cho cơ quan điều tra công an cấp tỉnh.
Đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp vốn thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao, dự thảo quy định sẽ do Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đảm nhiệm.
vks-1710-4472.png

Trụ sở Viện KSND Tối cao.
Hoạt động điều tra là công tác nối dài của quyền công tố
Liên quan đến dự thảo luật Bộ Công an chủ trì soạn thảo, Viện KSND Tối cao vừa có công văn phúc đáp. Trong công văn, viện kiểm sát nêu 5 lý do cần giữ nguyên quy định về Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao như hiện nay.
Thứ nhất, về việc sắp xếp tinh gọn đầu mối cơ quan điều tra, Kết luận số 92 ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị nêu: “Giữ nguyên hệ thống tổ chức các cơ quan điều tra chuyên trách tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện KSND Tối cao, Viện kiểm sát Quân sự Trung ương như hiện nay và sắp xếp tinh gọn đầu mối trong từng cơ quan, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, không chồng chéo nhiệm vụ”. Như vậy, việc sắp xếp tinh gọn cơ quan điều tra là tinh gọn đầu mối các cơ quan điều tra trong từng cơ quan, không phải là gom các cơ quan điều tra trong từng bộ, ngành lại với nhau.
Thứ hai, viện kiểm sát là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp nên sẽ tham gia tất cả các hoạt động tố tụng tư pháp hình sự. Trong tố tụng dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động..., viện kiểm sát tham gia từ khi tòa án thụ lý vụ án, xét xử đến thi hành án dân sự. Mặt khác, viện kiểm sát cũng có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại và tố cáo của các cơ quan tư pháp. Do vậy, đây là cơ quan duy nhất có điều kiện theo sát, nắm chắc các hoạt động giải quyết vụ việc, vụ án của các chủ thể tiến hành tố tụng…
Với tính chất nêu trên, viện kiểm sát có điều kiện để phát hiện xử lý các tội phạm trong lĩnh vực tư pháp hiệu quả hơn các cơ quan khác. Việc giao viện kiểm sát thẩm quyền điều tra các tội phạm trong lĩnh vực tư pháp như quy định hiện nay là phù hợp.
Thứ ba, viện kiểm sát là một hệ thống cơ quan độc lập, Viện trưởng Viện KSND Tối cao báo cáo kết quả công tác trực tiếp trước Quốc hội. Với chức năng hiện nay, viện kiểm sát có vai trò quan trọng trong kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực tư pháp nói riêng.
Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao thực hiện nhiệm vụ điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và các tội phạm về tham nhũng chức vụ trong hoạt động tư pháp nhằm góp phần bảo đảm cho một nền tư pháp trong sạch, bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
screen-shot-2025-04-08-at-191437-455-5705.png

Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao khởi tố, bắt giam bị can Nguyễn Đình Cương, Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh Quảng Trị về tội Giả mạo trong công tác.
Thứ tư, viện kiểm sát cho rằng, về cơ bản các cơ quan đều thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Như Bộ Công an vừa thực hiện chức năng điều tra, vừa tiến hành các hoạt động giám định tư pháp về hình sự; chức năng tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Bộ Quốc phòng cũng quản lý toàn bộ hệ thống tư pháp trong quân đội; Tòa án nhân các cấp xét xử khách quan, nghiêm minh đối với người phạm tội, trong đó có cán bộ, công chức ngành tòa án vi phạm pháp luật.
Với ngành kiểm sát, kết quả công tác trong những năm qua luôn được Quốc hội ghi nhận, đánh giá thực hiện tốt nhiệm vụ điều tra, truy tố với tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng chức vụ trong hoạt động tư pháp; không để oan sai, bỏ lọt tội phạm…
Tuy thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng các bộ, ngành đều làm tốt nhiệm vụ được giao và bảo đảm được sự khách quan.
Thứ năm, Viện KSND Tối cao dẫn chứng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ..., công tố viên/kiểm sát viên có thực hiện hoạt động điều tra trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Điều này xuất phát từ nguyên lý công tố bám sát, chỉ đạo điều tra, trực tiếp tiến hành điều tra trong trường hợp cần thiết. Về bản chất, hoạt động điều tra là công tác nối dài của quyền công tố, nhằm mục đích phòng ngừa oan sai, chống vi phạm trong hoạt động tố tụng tư pháp.
Ở Việt Nam, hoạt động điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Viện KSND Tối cao là công tác nối dài của chức năng thực hành quyền công tố, nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp, tuân thủ pháp luật; góp phần hiệu quả trong đấu tranh, phòng chống tội phạm tham nhũng, chức vụ nói chung và tham nhũng, chức vụ và xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng.
 

Có thể bạn quan tâm

Top