Công an nhắc dân đứng lên chào lính Trung Quốc diễn binh ở Sài Gòn

Don Jong Un

Trai thôn
NATO
Mạng xã hội hôm 27 Tháng Tư tràn ngập những lời đàm tiếu xoay quanh chuyện nhóm 118 lính Trung Quốc tham gia diễn binh tại Sài Gòn.

Trong lúc các báo trong nước tuyên truyền rằng nhóm lính Trung Quốc hát vang một bài hát về Hồ Chí Minh tại buổi tổng dợt diễn binh vào sáng cùng ngày, cư dân mạng dấy lên tranh cãi xoay quanh sự hiện diện của những binh sĩ đến từ Bắc Kinh.
Công an nhắc nhở người dân đứng lên chào nhóm lính Trung Quốc. (Hình: Chụp qua màn hình)
Các video clip về buổi tổng dợt được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các công an viên Việt Nam liên tục nhắc nhở những người đang ngồi hai bên đường phải đồng loạt đứng dậy vỗ tay chào đón đoàn lính Trung Quốc để “thể hiện sự hiếu khách.”

Trong một số đoạn clip, có tiếng hô vang “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam,” xen lẫn những tiếng la của các cô gái trẻ: “Chồng em, chồng em kìa!,” “Ngộ ái nị” (em yêu anh), “lão công” (chồng ơi)…

Vài giờ sau đó, dân mạng bày tỏ sự bất bình khi các đoạn clip này được chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội Douyin (tên gọi khác của TikTok tại Trung Quốc) với những lời bình phẩm nặng lời về phụ nữ Việt Nam: “Các con khỉ hai bên đường không ngừng kêu gào,” “bọn nô dịch,” “kỹ nữ Việt Nam”…

Facebooker Sophie Nguyễn cho biết trên trang cá nhân: “Đừng để tụi nó [lính Trung Quốc] coi thường gái Việt Nam quá. Mình cầm cờ cổ vũ là được rồi, mấy má bớt làm lố quá đi. Đừng hú hét kẻo tụi nó khinh và xem thường, giữ liêm sỉ giùm cái. Nó đã coi mình không ra gì rồi thì đừng có làm lố, thay vì hú thì la ‘Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam’ được không?”
Gần 120 lính Trung Quốc trong buổi tổng dợt diễn binh tại Sài Gòn vào sáng 27 Tháng Tư. (Hình: ZNews)
Đáng lưu ý, cùng thời điểm nhóm lính Trung Quốc qua Sài Gòn diễn binh, các báo Việt Nam không dám dịch tin Bắc Kinh cho một nhóm lính trương cờ tại bãi đá Hoài Ân (Sandy Cay) đang tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, rồi quảng cáo tuyên truyền.

Guồng máy tuyên truyền chính thức và bán chính thức của Trung Quốc đưa cả video, hình ảnh và bản tin kể lại hoạt động bảo vệ “chủ quyền biển đảo” của họ tại quần đảo Trường Sa.

Bãi cạn này là một trong gần một chục bãi cạn nhỏ thuộc cụm đảo Thị Tứ (Thitu island) hiện do Philippines kiểm soát, cách đảo Thị Tứ chừng 4 hải lý.

Tuy Việt Nam coi bãi đá Hoài Ân cũng là một phần nằm trong chủ quyền của mình tại quần đảo Trường Sa, nhưng chỉ tuyên bố chủ quyền hình thức và để mặc Philippines và Trung Quốc kèn cựa với nhau
 

Có thể bạn quan tâm

Top