
Trong cuốn Bullshit Jobs, nhà nhân chủng học David Graeber (Mỹ) phân loại công việc hiện đại thành hai kiểu:
- "Shit jobs", việc chân tay, vất vả, lương thấp nhưng hữu ích,
- Và "bullshit jobs", việc văn phòng, lương cao nhưng vô nghĩa.
Theo ông, người trẻ rời bỏ công việc nhàn hạ nhưng vô hồn để làm các việc vặt vãnh chính là cách họ tìm lại mối liên kết giữa công việc và giá trị sống.
Trung Quốc - Bỏ công việc tại tập đoàn lớn với mức lương 50.000 tệ mỗi tháng, Yali, 34 tuổi, chuyển sang làm thời vụ để tìm lại cảm giác "sống thật".
Tháng 11/2024, Yali quyết định nghỉ việc với 2 triệu tệ tiết kiệm. Không vay nợ, không mua nhà, xe trả góp, cô tính số tiền này đủ để "mua đứt một khoảng tự do". Nhưng tự do với Yali không phải là nằm dài ở nhà, mà được làm những việc thấy ý nghĩa.
Cô bắt đầu làm việc thời vụ, từ hỗ trợ hội chợ việc làm ở Thượng Hải đến quản lý hiệu sách trong một ngày, từ dựng gian hàng triển lãm, pha cocktail cho đến làm người trông chó. Có hôm, cô đạp xe đi đưa thuốc cho bạn và được trả 50 tệ phí chạy vặt. Làm gần chục việc vặt, tiền công khoảng 100 - 300 tệ mỗi ngày nhưng lại khiến cô thấy vui.
Yali cho biết thích cảm giác khách hài lòng vì bản dịch mượt mà, ly cocktail ngon hay chú chó vui vẻ khi được dắt đi dạo. "Nó có ý nghĩa hơn nhiều so với việc cặm cụi làm cả ngày rồi bị chê 'thiếu sáng tạo' trước đây", Yali nói.
vnexpress.net
- "Shit jobs", việc chân tay, vất vả, lương thấp nhưng hữu ích,
- Và "bullshit jobs", việc văn phòng, lương cao nhưng vô nghĩa.
Theo ông, người trẻ rời bỏ công việc nhàn hạ nhưng vô hồn để làm các việc vặt vãnh chính là cách họ tìm lại mối liên kết giữa công việc và giá trị sống.
Trung Quốc - Bỏ công việc tại tập đoàn lớn với mức lương 50.000 tệ mỗi tháng, Yali, 34 tuổi, chuyển sang làm thời vụ để tìm lại cảm giác "sống thật".
Tháng 11/2024, Yali quyết định nghỉ việc với 2 triệu tệ tiết kiệm. Không vay nợ, không mua nhà, xe trả góp, cô tính số tiền này đủ để "mua đứt một khoảng tự do". Nhưng tự do với Yali không phải là nằm dài ở nhà, mà được làm những việc thấy ý nghĩa.
Cô bắt đầu làm việc thời vụ, từ hỗ trợ hội chợ việc làm ở Thượng Hải đến quản lý hiệu sách trong một ngày, từ dựng gian hàng triển lãm, pha cocktail cho đến làm người trông chó. Có hôm, cô đạp xe đi đưa thuốc cho bạn và được trả 50 tệ phí chạy vặt. Làm gần chục việc vặt, tiền công khoảng 100 - 300 tệ mỗi ngày nhưng lại khiến cô thấy vui.
Yali cho biết thích cảm giác khách hài lòng vì bản dịch mượt mà, ly cocktail ngon hay chú chó vui vẻ khi được dắt đi dạo. "Nó có ý nghĩa hơn nhiều so với việc cặm cụi làm cả ngày rồi bị chê 'thiếu sáng tạo' trước đây", Yali nói.
Yali không đơn độc. Yue Lingshan, 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ kỹ sư xây dựng nhưng không xin được công việc như ý. Sau ba năm, cô chọn làm mọi việc có thể, từ hướng dẫn viên học sinh, nhân viên bán hàng, diễn viên quần chúng, livestream.
"Lúc đầu tôi cũng hoảng loạn, thấy mình vô dụng", Yue kể. Nhưng một lần làm hậu trường cho một buổi biểu diễn, cô ngồi trong phòng điều khiển, nhìn ánh đèn, nghe tiếng khán giả vỗ tay, rồi nhận ra "Nếu cứ ngồi văn phòng cả đời, chắc mình sẽ không bao giờ thấy những thứ
Cheng Xinyi, 31 tuổi đã bỏ làm công ty truyền thông với văn phòng sang trọng và mức lương ổn định, chuyển sang làm đủ thứ nghề ngắn hạn, từ đầu năm nay.
Cô cho biết trước đây luôn cảm thấy "mỗi sáng thức dậy là một lần vật vã". Hiện cô làm lễ tân hội nghị, giáo viên dạy tiếng Đức, người mẫu tóc, phát tờ rơi ở ga tàu, thậm chí mặc váy công chúa đứng chụp hình với khách trong trung tâm thương mại.
"Tưởng là tạm thời, nhưng hóa ra là một cách sống khác", cô nói. "Không hào nhoáng, nhưng chân thực và không khiến tôi trống rỗng như trước".
Trước đây, lao động thời vụ thường gắn với hình ảnh những người trung niên, cao tuổi, chen chúc ở các chợ lao động như Mã Cư Kiều (Bắc Kinh), Hạ Sa (Hàng Châu). Họ bị xem là lười biếng, đáng thương, trình độ thấp. Nhưng giờ đây, càng nhiều người trẻ có bằng cấp cao cũng chọn công việc tự do, ngắn hạn như một cách tạm thoát khỏi guồng quay.
Bắt kịp xu hướng, tại kỳ tuyển dụng mùa xuân, nền tảng WeChat tung ra mini-program "Công việc ở gần đây", giúp người dùng tìm việc sát vị trí hiện tại nhất. Trong số hơn 20.000 lựa chọn, không ít công việc thời vụ lạ lẫm xuất hiện như đóng vai ông chủ tham gia đấu giá, quản trò game nhập vai, diễn viên quần chúng tại tiệm trà sữa hay quản lý một cửa hàng trong một ngày.
Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng cho thấy đến cuối 2024, hơn 200 triệu người làm việc linh hoạt, chiếm gần 1/3 lực lượng lao động. Dự báo đến năm 2036, con số này có thể chạm mốc 400 triệu.
Yue Lingshan từng lo lắng khi sống bằng việc thời vụ, nhưng hiện tại "với tinh thần có tiền thì làm, không có tiền thì thôi", phần lớn thời gian cô lại sống vui vẻ.
"Ban đầu, ba mẹ tôi phản đối dữ lắm. Họ muốn tôi đi làm công ty, có bảo hiểm, có lương tháng", cô kể. Nhưng sau một lần con gái đưa đi xem biểu diễn, đi cùng phát hàng, họ dần chấp nhận.
Yali cũng từng lo khi bắt đầu hành trình này. Tuy nhiên thực tế trải nghiệm cô thấy việc kiếm tiền không khó. Yali dẫn ví dụ từng làm phiên dịch tiếng Anh tại một hội chợ, lương 400 tệ/ngày. Bà chủ rất hài lòng, còn gia hạn làm thêm hai ngày. Sau khi hội chợ kết thúc, chủ mời cô công tác, trả 600 tệ/ngày và còn hứa chia phần trăm doanh số. Nhưng Yali không muốn biến công việc thời vụ thành việc mệt mỏi, cũng không muốn bị trói buộc, nên đã từ chối.
Cuối tháng Một, dịp Tết, nhiều người rời Thượng Hải về quê, Yali nhận làm dịch vụ đến tận nhà cho chó mèo ăn. Chưa đến hai tuần, cô kiếm được gần một vạn tệ (36 triệu đồng).
Qua những trải nghiệm công việc thời vụ này, cô nhận ra thoát khỏi hào quang của đại công ty, rời khỏi sự nâng đỡ của gia đình, giáo dục hay điều kiện khác, chỉ cần dựa vào lao động bản thân cũng không đến mức chết đói.
Gần đây khi một người bạn hỏi thăm đang sống bằng gì, Yali trả lời: "Tôi sống bằng tự do". "Nếu có thể sống đúng với bản thân, làm việc mình thấy có ý nghĩa, đó chính là công việc lý tưởng rồi", cô nói.

Người trẻ bỏ việc lương cao để 'được sống có ý nghĩa'
Trung Quốc- Bỏ công việc tại tập đoàn lớn với mức lương 50.000 tệ mỗi tháng, Yali, 34 tuổi, chuyển sang làm thời vụ để tìm lại cảm giác "sống thật".
