
Hầu hết, công nhân làm việc trong các nhà máy như Chung và Mạnh đều được trang bị các loại đồ bảo hộ tốt nhất để hạn chế tối đa rủi ro tai nạn lao động.
"Tôi vẫn thường xuyên được phát các loại giày được làm bằng da bò, khi các vật liệu rơi vào chân cũng không bị thương, mũi giày có bọc thép nên ngay cả những vật nóng hàng trăm độ có lỡ rơi vào cũng không sao", Chung nói.
Khi làm việc, từng chi tiết nhỏ cũng được chuẩn hóa để tránh rủi ro. Dù có kinh nghiệm làm cẩu hàng ở Việt Nam, khi sang Nhật, Chung phải học lại quy trình mới. Việc cẩu hàng yêu cầu phải có bằng cấp và hai người tham gia - một người lắp móc và một người điều khiển - cũng cần bằng cấp riêng biệt. Khi hàng được móc vào cần cẩu, người lắp móc cần ra ký hiệu an toàn, người điều khiển xác nhận lại bằng cả lời nói và ký hiệu, rồi mới được nâng hàng lên.
"Nhưng không phải nâng là xong. Sau khi nhấc lên khoảng 20cm, người điều khiển máy phải dừng lại, quan sát một lần nữa trước khi nâng lên hẳn. Chỉ cần thiếu một bước là sẽ bị nhắc nhở ngay, thậm chí bị phạt. Nhân công ở các quy trình khác nhau đều rất nghiêm túc với các quy tắc này", Chung nói.
Tương tự, Nguyễn Văn Mạnh, 26 tuổi, chuyên sơn linh kiện ô tô, cũng không khỏi ngạc nhiên khi thấy sự nghiêm ngặt trong khâu bảo hộ. Những linh kiện nhỏ bằng ngón tay khi sơn vẫn yêu cầu sử dụng găng tay, giày da, kính, áo bảo hộ, mặt nạ chống độc và luôn luôn phải bật máy hút mùi.
"Nếu trong lúc làm việc, công nhân thấy có mùi sơn là toàn bộ công việc sẽ được dừng lại để quản lý kiểm tra máy móc, khi nào đảm bảo hoạt động ổn định mới được tiếp tục", Mạnh kể.
dantri.com.vn
"Tôi vẫn thường xuyên được phát các loại giày được làm bằng da bò, khi các vật liệu rơi vào chân cũng không bị thương, mũi giày có bọc thép nên ngay cả những vật nóng hàng trăm độ có lỡ rơi vào cũng không sao", Chung nói.
Khi làm việc, từng chi tiết nhỏ cũng được chuẩn hóa để tránh rủi ro. Dù có kinh nghiệm làm cẩu hàng ở Việt Nam, khi sang Nhật, Chung phải học lại quy trình mới. Việc cẩu hàng yêu cầu phải có bằng cấp và hai người tham gia - một người lắp móc và một người điều khiển - cũng cần bằng cấp riêng biệt. Khi hàng được móc vào cần cẩu, người lắp móc cần ra ký hiệu an toàn, người điều khiển xác nhận lại bằng cả lời nói và ký hiệu, rồi mới được nâng hàng lên.

"Nhưng không phải nâng là xong. Sau khi nhấc lên khoảng 20cm, người điều khiển máy phải dừng lại, quan sát một lần nữa trước khi nâng lên hẳn. Chỉ cần thiếu một bước là sẽ bị nhắc nhở ngay, thậm chí bị phạt. Nhân công ở các quy trình khác nhau đều rất nghiêm túc với các quy tắc này", Chung nói.
Tương tự, Nguyễn Văn Mạnh, 26 tuổi, chuyên sơn linh kiện ô tô, cũng không khỏi ngạc nhiên khi thấy sự nghiêm ngặt trong khâu bảo hộ. Những linh kiện nhỏ bằng ngón tay khi sơn vẫn yêu cầu sử dụng găng tay, giày da, kính, áo bảo hộ, mặt nạ chống độc và luôn luôn phải bật máy hút mùi.
"Nếu trong lúc làm việc, công nhân thấy có mùi sơn là toàn bộ công việc sẽ được dừng lại để quản lý kiểm tra máy móc, khi nào đảm bảo hoạt động ổn định mới được tiếp tục", Mạnh kể.

Người Việt bất ngờ với chi chít quy tắc an toàn lao động tại Nhật Bản
(Dân trí) - Có kinh nghiệm làm công việc tương tự ở Việt Nam, khi sang Nhật, Phạm Thành Chung bất ngờ với chi chít các quy tắc mà người Nhật luôn tuân thủ khi làm việc.