Cựu điệp viên CIA: 'Trump sai, Hà Nội cũng sai' trong vụ cấm quan chức Mỹ dự lễ 30/4

Don Jong Un

Cái lồn nhăn nheo
NATO
Việc Tổng thống Donald Trump quyết định tẩy chay lễ kỷ niệm 50 năm ngày tiếp quản tại Việt Nam là một sai lầm, một sai lầm chính trị nghiêm trọng," cựu điệp viên CIA Frank Snepp nói.
Chuyên gia phân tích chiến lược của CIA từng hoạt động tại miền Nam Việt Nam trong thời chiến nói với BBC News Tiếng Việt rằng việc ông Trump yêu cầu các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ không tham dự các sự kiện kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh mà Việt Nam đang tổ chức rầm rộ là một quyết định "đi ngược chiều" quan hệ Việt - Mỹ.
"Các nhà lãnh đạo Hà Nội rất mong muốn nhận được sự ủng hộ từ Mỹ trong việc đối phó với sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và với Việt Nam. Và việc giúp giới lãnh đạo Hà Nội như vậy cũng phục vụ lợi ích của Mỹ. Nhưng ông Trump lại đang kéo Mỹ ra khỏi bức tranh đó. Đây là một sai lầm về mặt chiến lược," ông Frank Snepp nói.
Vào ngày 23/4/2025, tờ The New York Times đưa tin bốn quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên tiết lộ rằng Nhà Trắng đã chỉ đạo các nhà ngoại giao cấp cao ở Việt Nam, bao gồm cả Đại sứ Mỹ Marc Knapper, "tránh tham gia các hoạt động liên quan đến lễ kỷ niệm 30/4."
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói rằng Việt Nam chưa rõ "tính chính xác của thông tin này" và cho biết thêm "nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao, chính đảng quốc tế và các đại biểu khác đã nhận lời mời tham gia lễ kỷ niệm 30/4 của Việt Nam, trong đó có Mỹ."
Tuy nhiên, bà Hằng không nêu cụ thể đại diện phía Mỹ là diện ngoại giao, cựu chiến binh, nhà nghiên cứu hay tổ chức phi chính phủ.

'Mỹ đã sai lầm nghiêm trọng'​

Mỹ luôn muốn duy trì ảnh hưởng và củng cố vai trò lãnh đạo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là với Việt Nam, để kiềm chế sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và điều này luôn nằm trong những tính toán địa chính trị của Hoa Kỳ.
Sau chiến tranh, Mỹ và Việt Nam đã trải qua hành trình đầy trắc trở trước khi tiến đến bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.
Ngày 10/9/2023 là dấu mốc lịch sử khi Việt Nam nâng cấp hai bậc quan hệ với Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện (cấp bậc cao nhất trong thang bậc ngoại giao của Hà Nội).
Ngày 10/9/2024, hai nước Việt Nam và Mỹ đã có thông cáo báo chí kỷ niệm một năm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Việc nâng cấp quan hệ này được coi là chiến thắng của Tổng thống Joe Biden trong chiến dịch tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
"Tình thế hiện tại đã xoay chuyển. Hoa Kỳ năm xưa từng bước vào Chiến tranh Việt Nam với lý do là ngăn chặn chủ nghĩa ******** của Trung Quốc tràn sang Việt Nam và tin rằng những người ******** Việt Nam bị Trung Quốc điều khiển.
"Thế mà giờ đây, chính những người ******** Việt Nam đang mong đợi Mỹ giúp họ đối phó, giữ cân bằng với ảnh hưởng Trung Quốc, nhưng không may là Tổng thống Trump đã đưa ra một quyết định sai lầm," cựu CIA, nhà báo Frank Snepp, nói.
Theo ông, các đời tổng thống Mỹ trước đây dù là đảng Dân chủ hay Cộng hòa đều có quyết định đúng đắn khi từng bước cải thiện, củng cố quan hệ với Việt Nam sau chiến tranh. Trong đó, Tổng thống Bill Clinton đóng vai trò then chốt
Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton được người dân Hà Nội chào đón, nhiều người đang cố gắng để bắt tay ông tại Hà Nội vào ngày 17 tháng 11 năm 2000. Chuyến thăm này mang tính lịch sử khi ông Clinton trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc.

NGUỒN HÌNH ẢNH, HOÀNG ĐÌNH NAM/GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton được người dân Hà Nội chào đón, nhiều người đang cố gắng để bắt tay ông tại Hà Nội vào ngày 17 tháng 11 năm 2000. Chuyến thăm này mang tính lịch sử khi ông Clinton trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc.
Khi tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào tháng 7/1995, Tổng thống Clinton từng dẫn Kinh Thánh để nhấn mạnh việc hòa hợp: "Hãy để khoảnh khắc này trở thành thời khắc để hàn gắn và thời khắc để xây dựng."
Từ đó, quan hệ hai nước cựu thù đi dần vào quỹ đạo của hàn gắn, điều mà cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2017, ông Ted Osius, gọi là "không gì là không thể".
"Với hơn 30 năm đi đi về về giữa Việt Nam và Mỹ, tôi thấy chúng ta đang đi đúng hướng. Cơ hội để hòa giải giờ đây lớn hơn rất nhiều so với 30 năm về trước. Và chúng ta nên ghi nhận và nên vui mừng vì đã có những tiến bộ lớn lao – không chỉ từ sau chiến tranh, mà đặc biệt là trong ba thập niên gần đây, kể từ khi quan hệ giữa hai nước thực sự được cải thiện," ông Osius đánh giá với BBC News Tiếng Việt trong cuộc phỏng vấn ngày 12/4.
Tuy nhiên, chính quyền Trump đã có một thái độ rất khác và nhiều người lo ngại diễn biến này sẽ gây trở ngại tiến trình củng cố quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% mà vị tống thống đang tạm hoãn.
Ông Frank Snepp cho rằng các nhà ngoại giao, quan chức Mỹ ở Việt Nam, đặc biệt là Đại sứ Marc Knapper vẫn nên tham dự lễ kỷ niệm 30/4 và dùng nó để lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hòa giải với tất cả các bên, không chỉ giữa Mỹ và Việt Nam mà còn giữa những người Việt Nam với nhau.
"Ông Knapper nên làm vậy vì điều đó mang ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Vì những lý do chính trị chính đáng, chúng ta nên tiếp tục tiến trình hòa giải."
"Tôi thật sự hy vọng ông Trump sẽ thay đổi cách mà ông ta đang làm. Bởi nếu ông Trump thật sự quan tâm đến việc kiềm chế Trung Quốc như ông ấy tuyên bố thì Việt Nam là một đồng minh chiến lược trong nỗ lực ấy," ông Snepp nói.
Trong khi những nhà ngoại giao Mỹ được cho là sẽ tránh tham dự lễ kỷ niệm thì vào ngày 25/4, một nhóm gồm 118 quân nhân Trung Quốc đã đến TP HCM để tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh.

Lãnh đạo Hà Nội cũng đã 'mắc sai lầm'​

Ngoài quyết định được cho là "sai lầm" của Mỹ, ông Snepp cho rằng giới lãnh đạo Hà Nội cũng "mắc sai lầm" trong việc tuyên truyền ngày 30/4.
"Một trong những vấn đề lớn với nỗ lực hòa giải là Hà Nội vẫn khăng khăng dựng nên một hình ảnh sai lệch về cuộc chiến. Họ vẫn muốn tuyên bố rằng chủ nghĩa dân tộc đã chiến thắng, rằng lòng yêu nước chỉ thuộc về phía ********, về bên thắng cuộc. Đó là cách làm rất tệ trong việc xây dựng cầu nối hòa hợp hòa giải."
"Giới lãnh đạo Hà Nội, những người chiến thắng, nghĩ điều đó sẽ khiến những người phía Việt Nam Cộng hòa cảm thấy thế nào? Đó là một điều sai trái."
"Đảng ******** Việt Nam nên hiểu rằng, cách tốt nhất để hòa giải với cựu thù là ngừng sỉ nhục họ [Mỹ và VNCH] và thôi giả vờ rằng mình mới là tốt đẹp nhất. Hãy thôi độc quyền về phẩm hạnh, thể hiện rằng chỉ Hà Nội là phía duy nhất có lòng yêu nước, có lý tưởng cao đẹp."
"Họ có thể tự nói với nhau như vậy, có thể tự huyễn hoặc bản thân về chủ nghĩa dân tộc, nhưng không nên hô hào, khoét sâu vào vết thương của bên thua cuộc. Tôi nghĩ vào năm 1986, khi đất nước mở cửa thì lẽ ra Hà Nội nên mở rộng vòng tay đối với cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhưng giáo điều của ******** đã ngăn trở và vì vậy, họ không hiểu rằng hòa hợp, hòa giải thực sự phải được thực hiện bằng một tinh thần sẵn sàng nhượng bộ."
Frank Snepp's quote

Trên thực tế, diễn ngôn chống Mỹ, lên án "ngụy quân-ngụy quyền" luôn là một phần quan trong các chiến dịch tuyên truyền cho "Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" hằng năm. Trong sách giáo khoa và các hoạt động ngoại khóa của học sinh, kể cả lớp mẫu giáo, không hiếm những nội dung, những tiểu phẩm mô tả "tội ác của Mỹ-ngụy".
Mới đây, một tấm áp phích có hình ảnh chim bồ câu đứng trên chiếc mũ lính Mỹ bị thủng và lá cờ Mỹ nằm dưới đất kèm thông điệp chào mừng ''kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước'' trên nền lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng được dựng tại khu vực Hồ Gươm đã gây tranh cãi. Sau đó, chính quyền Hà Nội đã cho tháo dỡ và thay bằng một tấm áp phích khác.
Năm 2020, nhà báo Huy Đức, người hiện đang ngồi tù với bản án "lợi dụng các quyền tự do dân chủ", đã từng viết rằng lễ kỷ niệm 45 năm kết thúc chiến tranh, lãnh đạo Việt Nam vẫn theo cách tuyên truyền cũ với "xe tăng, pháo lớn nổ đinh tai nhức óc".
Ông Huy Đức dẫn lại chuyện cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã kêu gọi đừng kỷ niệm 30/4 theo cách làm cũ và "đừng tiếp tục nã xe tăng đại bác vào quá khứ", nã vào người anh em.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt nổi tiếng với câu nói "một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu".
Tại TP HCM, chính quyền đã lên lịch dày đặc các hoạt động kỷ niệm, bao gồm bắn đại bác vào các ngày 25, 27 và 30/4 tại Công viên Bến Bạch Đằng. Bên cạnh đó là các cuộc diễu binh, màn trình diễn của tiêm kích, trực thăng cùng các đợt bắn pháo hoa. Đại Nội Huế thông báo sẽ mở cửa miễn phí một số khu vực và bắn súng thần công về đêm mừng lễ 30/4
Bên cạnh việc cho rằng chính quyền Hà Nội đã chọn sai cách tiếp cận trong tiến trình hòa giải, ông Frank Snepp còn đề cập đến chiến lược ngoại giao "sai lầm" mà các lãnh đạo ******** đang theo đuổi với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo ông Snepp, Việt Nam không chỉ đang thực hiện đối thoại song phương - điều bình thường mà các quốc gia nào cũng làm - mà họ còn nhằm vào việc thỏa mãn lợi ích của riêng ông Trump.
"Lãnh đạo Việt Nam đang mắc một sai lầm lớn khi họ đưa ra đủ loại ưu đãi cá nhân cho ông Trump để thuyết phục ông ta nối lại quan hệ hoặc tiếp tục làm mặn nồng mối quan hệ đôi bên."
Phát biểu của ông Frank Snepp gợi lại cách tiếp cận mang tính o bế ông Trump của Hà Nội, chẳng hạn cử các doanh nhân hàng đầu tới khu dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida, ký kết các thỏa thuận hợp tác với tập đoàn The Trump Organization.
"Họ để ông ta xây khách sạn, sân gôn mang tên Trump tại Việt Nam. Hành động đó có tên gọi là hối lộ. Với Mỹ và trong ngoại giao, chúng ta không nên làm vậy dù tôi đồ rằng ông Trump có thể dễ bị xiêu lòng, bị mua chuộc."
"Đó là một cách tiếp cận tồi tệ. Chính quyền Việt Nam nên làm điều mà họ giỏi nhất: nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam và nhấn mạnh rằng Washington cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Hà Nội để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, một sức ảnh rất nguy hiểm đối với cả Việt Nam lẫn Mỹ," ông Snepp nhận xét.
Ông Frank Snepp là nhà phân tích đứng đầu của CIA về chiến lược của Bắc Việt trong Chiến tranh Việt Nam, từng đảm nhận nhiệm vụ đưa cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra sân bay rời Việt Nam sang Đài Loan vào ngày 25/4/1975 trước khi Sài Gòn sụp đổ. Sau khi trở về Mỹ, ông đã viết cuốn sách Decent Interval, với nhan đề ngụ ý về việc Mỹ muốn có một khoảng cách thời gian hợp lý giữa việc rút quân và sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa, để Mỹ không bị coi là đã bỏ rơi đồng minh hoặc thua trận một cách trực tiếp.
 
Điệp viên éo gì mà giáo điều thế này? Thằng này chỉ là nhà báo thôi
Mày lậm phim quá rồi, điệp viên nhiệm vụ chính là moi móc thông tin, ko phải bắn súng đì đùng như jame bond đâu. Phạm xuân ẩn, điệp viên nổi tiếng nhất của +sản cũng là nhà báo thôi, có biết đánh đấm võ vẽ Lồn gì đâu, thực tế cái kỹ năng đánh đấm đéo hề cần thiết mấy, cái cần là một vỏ bọc hoàn hảo, tạo đk nhiều mối quan hệ với đám quan chức, moi đk càng nhiều thông tin càng tốt.
 
Mày lậm phim quá rồi, điệp viên nhiệm vụ chính là moi móc thông tin, ko phải bắn súng đì đùng như jame bond đâu. Phạm xuân ẩn, điệp viên nổi tiếng nhất của +sản cũng là nhà báo thôi, có biết đánh đấm võ vẽ lồn gì đâu, thực tế cái kỹ năng đánh đấm đéo hề cần thiết mấy, cái cần là một vỏ bọc hoàn hảo, tạo đk nhiều mối quan hệ với đám quan chức, moi đk càng nhiều thông tin càng tốt.
T chả nói gì đến chuyện đánh đấm cả. Điệp viên phải là thằng hiểu vấn đề, nắm rõ bản chất câu chuyện nhất. Ông này toàn nói những thứ sách vở như "ko đc chiều lòng Trump vì là hối lộ blah blah...". Giáo điều, sách vở ở chỗ đó.
 

Có thể bạn quan tâm

Top