Đại biểu Quốc hội: "Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào"

Chuoito011

Cái lồn nhăn nheo

(Dân trí) - Dẫn vụ Lê Văn Luyện giết người ở tuổi vị thành niên nên không thể tử hình, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan hỏi: "Vậy gia đình nạn nhân phải làm sao?". Theo bà, nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào.​

Quan điểm này được đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM) đưa ra khi thảo luận tại tổ chiều 20/5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Trong 8 tội được đề xuất bỏ án tử hình theo phương án nêu trong dự thảo luật, bà Lan chia sẻ băn khoăn, đặc biệt khi bỏ hình phạt tử hình với 4 tội: sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; vận chuyển trái phép chất ma túy; tham ô tài sản; nhận hối lộ.

Theo lẽ thường, bà Lan cho rằng nếu những tội phạm này ít hẳn đi, tình hình khá hơn thì sẽ giảm án. Còn nếu tình hình càng ngày càng căng thẳng, có nhiều nguy cơ, luật xử tới mức đó rồi vẫn chưa sợ, thì một trong những giải pháp là tăng mức xử phạt.

Đại biểu Quốc hội: Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào - 1

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (Ảnh: Hồng Phong).

Dẫn chứng vụ án Lê Văn Luyện (Bắc Giang) khi phạm tội giết người mới ở tuổi vị thành niên nên không thể tử hình được, bà Lan đặt câu hỏi: "Vậy còn gia đình nạn nhân thì sao?".

"Chúng ta nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào mình, với những người sống tuân thủ pháp luật. Những thân nhân của nạn nhân, những người chết vì tội phạm này làm sao họ có thể chấp nhận được", bà Lan nói.

Trong lĩnh vực y tế, đại biểu Lan cho rằng khi bác sĩ mắc sai lầm làm người bệnh tử vong sẽ có hàng loạt biện pháp kỷ luật, nhưng còn với một người dược sĩ "tán tận lương tâm", làm thuốc giả gây ảnh hưởng đến sức khỏe đồng bào, không khác gì giết người hàng loạt, thì sao?.

"Đừng có nói là tại em không biết nên em làm, biết hết đó, cái lúc nhận lợi nhuận thì tất cả đều biết nhưng vẫn làm thì cần phải bị trừng trị thích đáng", nữ đại biểu nêu quan điểm.

Theo bà, từ trước tới nay chưa từng xử ai tử hình về tội làm thuốc giả, nhưng quy định này có tác dụng răn đe rất lớn...

Đại biểu Quốc hội: Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào - 2

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Ảnh: Hồng Phong).

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cũng không đồng tình với việc bỏ tử hình với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

"Vừa qua có nhiều vụ sản xuất, buôn bán thuốc giả khiến nhân dân rất bức xúc. Đầu tiên phải nhìn nhận trách nhiệm của cơ quan chức năng trong kiểm tra, giám sát, nhưng tội phạm này cũng rất tinh vi trong sản xuất thuốc giả, sau đó tập trung đưa vào các bệnh viện, trung tâm y tế, nơi người dân tin tưởng nhất", bà Thúy nói về đề nghị không bỏ hình phạt tử hình với tội này.

Với tội vận chuyển trái phép chất ma túy, nữ đại biểu cũng đề nghị giữ nguyên hình phạt tử hình vì nếu bỏ sẽ khó có sức răn đe, đặc biệt với những vụ vận chuyển ma túy lớn.

Hai tội tham ô tài sản và nhận hối lộ, theo bà Thúy, cũng cần giữ hình phạt tử hình vì suốt thời gian qua và cả hiện nay, tình hình tham nhũng diễn biến phức tạp và chỉ có áp dụng tử hình tội tham nhũng mới có sức răn đe cao.

Đại biểu Quốc hội: Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào - 3

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (Ảnh: Hồng Phong).

Góp ý thêm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM), phân tích về ý nghĩa của hình phạt tử hình là mang tính răn đe rất lớn. "Tội phạm kể cả chuyên nghiệp nhất, hung hãn nhất, nếu đứng trước án tử hình cũng sẽ phải suy nghĩ, chùn bước, tự lựa chọn hành vi ít gây thiệt hại hơn", ông nói.

Qua thực tế nhiều vụ án, ông Nghĩa cũng cho rằng người bị tuyên án tử hình đã rất tích cực lập công chuộc tội hoặc khắc phục hậu quả, để có thể được giảm nhẹ hình phạt.

"Việc giảm số lượng tội danh áp dụng hình phạt tử hình là xu thế chung của thế giới, Việt Nam cần hội nhập cho phù hợp, song cũng cần duy trì các quy định cần thiết để tương thích với đặc thù của mỗi quốc gia", vị đại biểu nêu quan điểm
 
Đây mới là đại biểu mà dân cần,còn chị thiếu tướng Xuân đại biểu Daklak đòi đè dân ra phạt 200 củ thì nên về đợt tinh giảm này đi cho dân nghèo đỡ khổ :vozvn (22):
 
Đây mới là đại biểu mà dân cần,còn chị thiếu tướng Xuân đại biểu Daklak đòi đè dân ra phạt 200 củ thì nên về đợt tinh giảm này đi cho dân nghèo đỡ khổ :vozvn (22):
Thời gian ngắn,
Công việc thì rất nhiều,
Và nội dung thì rất phong phú
Yêu cầu của đc TBT thì rất cao
Mà trình độ cũng có hạn.
 
Luật vn nhân văn với tội phạm, đm nó lẻn vô nhà xử nó thì thành có tội mà ko xử nó thì năm về 2 lần.
 

Có thể bạn quan tâm

Top