Don Jong Un
Chúa tể đa cấp

Tổng thống Mỹ tiếp tục chiếm trang nhất các tuần san. The Economist ghép ảnh nhiều khuôn mặt của tổng thống Mỹ Donald Trump với đủ trạng thái, chạy tít « Thời của hỗn loạn ». Le Point đăng chân dung ông Trump trên trang bìa với tít lớn « Thời hoang dã » và tựa nhỏ « Một sự thay đổi lịch sử ». Hồ sơ của Courrier International được dành cho « Toàn cầu hóa dừng lại », với hình vẽ ông Trump cầm lưỡi cưa cắt ngang chiếc cà-vạt đỏ của ông với quả địa cầu.
Trên trang bìa của L’Express, Donald Trump cỡi trên lưng một con bò rừng đang hất hai cẳng sau lên trời, đầu chúc xuống cùng với biểu đồ mũi tên đỏ lao dốc, chạy tít « Làm thế nào tránh được thảm họa », với hồ sơ đặc biệt về khủng hoảng thế giới. Le Nouvel Obs « Cảnh báo về bóp méo thông tin khí hậu »và tựa nhỏ « Khi các nhân vật dân túy tấn công vào khoa học và sinh thái » : Donald Trump cùng với hai chính khách cánh hữu và cực hữu Pháp.
Các nhà đầu tư và doanh nghiệp cả thế giới đứng trước thử thách. Thị trường toàn cầu sụp đổ, trái phiếu kho bạc dài hạn bị bán đổ bán tháo, đồng đô la sụt giá. Sau thông báo tạm hoãn, lãi suất trái phiếu vẫn còn cao. Vật giá sẽ tăng, ảnh hưởng đến sức mua của dân Mỹ và đầu tư. Ngay cả khi bãi bỏ tất cả mức thuế, « Ngày Giải phóng » sẽ còn lưu giữ mãi trong ký ức tất cả những công ty nào đang xây dựng chuỗi cung ứng.
Dù sao đi nữa, ông Trump vẫn trong thế đối đầu công khai với Trung Quốc, khó thể lùi bước. Hoa Kỳ đánh thuế hàng Trung Quốc đến 145 %, Bắc Kinh áp thuế hàng Mỹ 125 % : Mức thuế cao như vậy đủ để tàn phá hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cho đến nay vẫn liên hệ chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên một cuộc chiến thuế quan mang tính hủy diệt và khó lường chưa bao giờ là giải pháp, vì gây tác hại kinh tế nặng nề cho cả đôi bên và làm tăng nguy cơ đối đầu quân sự. Cách lý tưởng cho Hoa Kỳ là tập hợp các đồng minh của mình vào một khối tự do mậu dịch đủ lớn để buộc Trung Quốc phải thay đổi cung cách làm ăn - chiến lược phía sau Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà ông Trump đã hủy bỏ trong nhiệm kỳ đầu.
Nhưng giờ đây khi Washington bắt chẹt các đồng minh và từ bỏ các hiệp định đã ký, họ sẽ ít sẵn sàng hợp tác. Đó là sự thiển cận của chương trình thiếu suy nghĩ của Donald Trump. Chỉ trong mười ngày, tổng thống đã gây rối loạn cho toàn cầu, tuy hiện nay đã tạm lắng nhưng sẽ tốn rất nhiều thời gian để gầy dựng lại những gì đã mất.
Các công ty quốc tế có đầu tư vào Hoa Kỳ để tránh thuế, hay thế giới sẽ hỗn loạn khi tất cả các nền kinh tế đều chậm lại, thậm chí nguy cơ chiến tranh giữa những nước không còn quan hệ kinh tế nên dễ chấp nhận rủi ro này ? Những mối liên kết mới đã bắt đầu : các bộ trưởng thương mại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ba nước vốn không ưa nhau đã họp ở Seoul hôm 30/03 để chuẩn bị giải pháp đối phó với « Ngày Giải phóng ». Hiện hy vọng duy nhất để « thắng » bớt Trump là một thảm họa chứng khoán tầm cỡ như năm 1929.
Trên L’Express, nhà kinh tế Mark Skousen, đại học Chapman mỉa mai « Trump ngủ gục trong giờ học kinh tế chăng ? ». Ông coi thuế quan của Donald Trump là thêm một sắc thuế đánh vào người tiêu thụ và nhà sản xuất Mỹ. Nhà kinh tế Jason Furman từng đánh giá : « Nhập khẩu là tốt chứ không phải xấu. Người tiêu dùng có được những sản phẩm đa dạng hơn như trái bơ của Mêhicô, rẻ hơn như xe hơi Hàn Quốc, phẩm chất tốt hơn như rượu sâm banh Pháp ». Các công ty Mỹ cho ra được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh là nhờ dùng nguyên liệu, phụ tùng và máy công cụ nhập khẩu.
Chẳng hạn cảng Long Beach ở California có 40 % hàng hóa đến từ Trung Quốc, với mức thuế 145 %, sẽ giảm 4 đến 5 triệu container, mất đi 15.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp ở Los Angeles, hàng trăm mặt hàng thông dụng tăng giá, đời sống đắt đỏ. Về công nghệ, trong số 50 công ty lớn nhất của Mỹ có 41 lệ thuộc vào Trung Quốc cho 40 % chuỗi cung ứng. Apple là một ví dụ cụ thể : một iPhone 14 Pro Max sản xuất tại Trung Quốc có giá thành 501 đô la, với mức thuế 145 % sẽ thành 1.227 chưa tính tiền lời của hãng và các nhà bán lẻ. Người tiêu dùng phải trả trên 2.000 đô la thay vì 1.099 như hiện nay. Apple ước tính mất ít nhất 7 năm để chuyển dịch được 20 % sản xuất khỏi Hoa lục.
Về phía Trung Quốc, sẽ mất 2,2 % GDP và 3,5 triệu việc làm bị đe dọa. Dù đầu tư rất lớn cho công nghệ, Bắc Kinh vẫn lệ thuộc nặng nề vào các công nghệ hiện đại nhất, phải nhập trên 80 % nhu cầu chip bán dẫn tân tiến. Riêng tại « công xưởng thế giới » Quảng Đông, chỉ cần xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm phân nửa là 4.000 nhà máy phải đóng cửa, 650.000 công nhân bị sa thải. Nếu chia làm các khối kinh tế đối địch, về lâu về dài GDP thế giới giảm 7 % và ở một số nước đang phát triển tỉ lệ này là trên 12 %.
Đối với Việt Nam, L’Express cho rằng « Ngày Giải phóng » của Trump là cú sốc cực lớn, mức thuế cao ngất 46 % đe dọa sự cất cánh kinh tế những năm gần đây. Chỉ trong 6 năm qua, thặng dư thương mại với Hoa Kỳ tăng gấp ba, nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng lên kỷ lục. Việc tiếp tay cho Bắc Kinh không thể thoát khỏi cặp mắt của chính quyền Mỹ.
Chuyến công du khu vực của Tập Cận Bình có vẻ như diễn ra vào thời điểm thích hợp để tận dụng sai lầm của đối thủ. Trước hết ông Tập đến Việt Nam ngày 14/04 và sẽ loan báo một loạt đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng cao cấp. Sau đó ông đến Malaysia với các thông báo tương tự, Cam Bốt là chặng cuối cùng. Tuy nhiên không có quốc gia Đông Nam Á nào, ít nhất là cả ba nước sắp tiếp đón Tập Cận Bình, từ bỏ quan hệ với Mỹ.
Khác với nhiều khu vực khác trên thế giới, họ bình tĩnh chuẩn bị thương lượng. Nhà lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm nằm trong số những người đầu tiên liên lạc với ông Trump, đề nghị giảm thuế cho hàng Mỹ bằng không, và gởi một nhà đàm phán đến Washington. Trên thực tế, Đông Nam Á không có chọn lựa nào khác, không nước nào có thể sánh được ảnh hưởng của Trung Quốc hay Liên Hiệp Châu Âu. Dù một số người lo rằng thuế quan sẽ khiến Đông Nam Á xích gần với Bắc Kinh, nhưng hiện không có dấu hiệu nào. Tuy quân đội Trung Quốc quan hệ chặt chẽ với Việt Nam và Cam Bốt, ông Tập sẽ không ký hiệp ước an ninh mới nào trong vòng công du.
Hơn nữa, ASEAN lo sợ hàng Trung Quốc không xuất được qua Mỹ sẽ ồ ạt tràn sang, trong khi thị trường đã tràn ngập hàng made in China. Một quan chức Malaysia gọi hiện tượng này là « chiến tranh thương mại cấp hai » với các nạn nhân thuế quan của Trump. Và thật ra vũ điệu ngoại giao của ông Tập không đúng lúc. Các nước chủ nhà không muốn tỏ ra quá thân thiết với Bắc Kinh vào lúc đang mở đàm phán với ông Trump, và sợ hàng Trung Quốc đe dọa sản xuất trong nước. Các thỏa thuận đã dự kiến từ lâu sẽ được ký kết, nhưng ngoài ra không hy vọng có tiến triển quan trọng.
Một chiến lược khác là rút về phía thượng nguồn, bán phụ tùng và thiết bị cho các nước láng giềng để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh xuất sang Hoa Kỳ, khi thuế cho Trung Quốc luôn trên 100 % còn Việt Nam, Thái Lan chỉ 10 %. Nhưng mới đây cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro đã tố cáo Việt Nam là « thuộc địa » của các nhà sản xuất Hoa lục. The Economist nhấn mạnh, Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường Mỹ nếu không tự tách mình khỏi Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Stevan Altman, NYU Stern School of Business trong cuốn sách « How Nations Escape Poverty » (Làm thế nào các quốc gia thoát được nghèo đói), đã phân tích về phép lạ kinh tế Việt Nam. Trả lời L’Express, ông Altman nhận xét Việt Nam đã ký kết các hiệp định tự do mậu dịch nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đây là ví dụ tuyệt vời cho thương mại tự do.
Trong thập niên 90, Việt Nam là nước nghèo nhất thế giới với GDP trên đầu người chỉ có 98 đô la. Rồi sau đó chính quyền ******** đã chấp nhận sở hữu tư nhân, hướng về kinh tế thị trường, mở cửa cho đầu tư ngoại quốc, từ 80 % dân chúng sống trong cảnh nghèo khổ nay chỉ còn 3 %. Đối với một nước lệ thuộc vào tự do mậu dịch như Việt Nam, việc ông Trump áp thuế là rất bất công. Nhưng Việt Nam đã nhanh chóng đề nghị giảm thuế cho hàng Mỹ còn 0 %, đây là phản ứng rất khôn ngoan.
www.rfi.fr
Trên trang bìa của L’Express, Donald Trump cỡi trên lưng một con bò rừng đang hất hai cẳng sau lên trời, đầu chúc xuống cùng với biểu đồ mũi tên đỏ lao dốc, chạy tít « Làm thế nào tránh được thảm họa », với hồ sơ đặc biệt về khủng hoảng thế giới. Le Nouvel Obs « Cảnh báo về bóp méo thông tin khí hậu »và tựa nhỏ « Khi các nhân vật dân túy tấn công vào khoa học và sinh thái » : Donald Trump cùng với hai chính khách cánh hữu và cực hữu Pháp.
Mức thuế hủy diệt giữa hai đại cường
The Economist nhận định, chính sách thương mại bất nhất của tổng thống Donald Trump sẽ gây thiệt hại lâu dài. Dù có rút lại, ông cũng đã làm cho toàn thế giới lao đao.Cú sốc ông Trump gây ra là chưa từng thấy trong lịch sử. Trump thay thế mối quan hệ thương mại ổn định mà nước Mỹ đã mất hơn nửa thế kỷ mới xây dựng được, bằng chính sách kỳ quặc và tùy tiện, với những quyết định được đăng lên mạng xã hội và các cố vấn cũng chẳng biết tiếp theo là gì.Các nhà đầu tư và doanh nghiệp cả thế giới đứng trước thử thách. Thị trường toàn cầu sụp đổ, trái phiếu kho bạc dài hạn bị bán đổ bán tháo, đồng đô la sụt giá. Sau thông báo tạm hoãn, lãi suất trái phiếu vẫn còn cao. Vật giá sẽ tăng, ảnh hưởng đến sức mua của dân Mỹ và đầu tư. Ngay cả khi bãi bỏ tất cả mức thuế, « Ngày Giải phóng » sẽ còn lưu giữ mãi trong ký ức tất cả những công ty nào đang xây dựng chuỗi cung ứng.
Dù sao đi nữa, ông Trump vẫn trong thế đối đầu công khai với Trung Quốc, khó thể lùi bước. Hoa Kỳ đánh thuế hàng Trung Quốc đến 145 %, Bắc Kinh áp thuế hàng Mỹ 125 % : Mức thuế cao như vậy đủ để tàn phá hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cho đến nay vẫn liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trump tấn công đồng minh thay vì liên kết chống Trung Quốc
Kể từ hơn một thập niên qua, phương Tây liên tục phàn nàn về cung cách làm ăn của Trung Quốc. Từ lâu Bắc Kinh đã vi phạm tinh thần của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó các nhà xuất khẩu được trợ giá theo những cách mập mờ, khó thể phù hợp với trật tự minh bạch dựa trên các quy định quốc tế. Trung Quốc sản xuất thừa một phần do tiêu thụ nội địa thấp. Nhìn chung, điều này không làm Hoa Kỳ nghèo đi, nhưng có nghĩa trao đổi thương mại với Trung Quốc là không công bằng, đặc biệt đối với những người lao động bị mất việc vì công nhân Hoa lục.Tuy nhiên một cuộc chiến thuế quan mang tính hủy diệt và khó lường chưa bao giờ là giải pháp, vì gây tác hại kinh tế nặng nề cho cả đôi bên và làm tăng nguy cơ đối đầu quân sự. Cách lý tưởng cho Hoa Kỳ là tập hợp các đồng minh của mình vào một khối tự do mậu dịch đủ lớn để buộc Trung Quốc phải thay đổi cung cách làm ăn - chiến lược phía sau Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà ông Trump đã hủy bỏ trong nhiệm kỳ đầu.
Nhưng giờ đây khi Washington bắt chẹt các đồng minh và từ bỏ các hiệp định đã ký, họ sẽ ít sẵn sàng hợp tác. Đó là sự thiển cận của chương trình thiếu suy nghĩ của Donald Trump. Chỉ trong mười ngày, tổng thống đã gây rối loạn cho toàn cầu, tuy hiện nay đã tạm lắng nhưng sẽ tốn rất nhiều thời gian để gầy dựng lại những gì đã mất.
Ai sẽ cứu tự do mậu dịch ?
Le Nouvel Obs đặt câu hỏi « Ai có thể cứu vãn tự do mậu dịch ? ». Ông Trump đã kết thúc 80 năm tự do thương mại mà không đo lường được tất cả những gì đang đảo lộn. Sau 1945, Hoa Kỳ trông cậy vào các trao đổi để người dân có thể làm giàu, kích thích tăng trưởng thế giới, tạo điều kiện cho hòa bình. Thuế quan phía Mỹ chỉ có 2,6 %, châu Âu 3,5 %. Sức mua tăng nhờ giá thành giảm, các nhà máy chuyển về châu Á. Giờ đây ông Trump muốn thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời thu về số thuế hải quan ước tính 500 tỉ đô la thay vì 170 tỉ để có thể giảm thuế cho người Mỹ như đã hứa. Nhưng chủ nghĩa bảo hộ mới liệu có kết quả khi các nước đều đã có thế mạnh riêng, và năng lực kỹ nghệ phân bố không đều ?Các công ty quốc tế có đầu tư vào Hoa Kỳ để tránh thuế, hay thế giới sẽ hỗn loạn khi tất cả các nền kinh tế đều chậm lại, thậm chí nguy cơ chiến tranh giữa những nước không còn quan hệ kinh tế nên dễ chấp nhận rủi ro này ? Những mối liên kết mới đã bắt đầu : các bộ trưởng thương mại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ba nước vốn không ưa nhau đã họp ở Seoul hôm 30/03 để chuẩn bị giải pháp đối phó với « Ngày Giải phóng ». Hiện hy vọng duy nhất để « thắng » bớt Trump là một thảm họa chứng khoán tầm cỡ như năm 1929.
Trên L’Express, nhà kinh tế Mark Skousen, đại học Chapman mỉa mai « Trump ngủ gục trong giờ học kinh tế chăng ? ». Ông coi thuế quan của Donald Trump là thêm một sắc thuế đánh vào người tiêu thụ và nhà sản xuất Mỹ. Nhà kinh tế Jason Furman từng đánh giá : « Nhập khẩu là tốt chứ không phải xấu. Người tiêu dùng có được những sản phẩm đa dạng hơn như trái bơ của Mêhicô, rẻ hơn như xe hơi Hàn Quốc, phẩm chất tốt hơn như rượu sâm banh Pháp ». Các công ty Mỹ cho ra được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh là nhờ dùng nguyên liệu, phụ tùng và máy công cụ nhập khẩu.
« Trâu bò đánh nhau », không chỉ ruồi muỗi chết
Le Point tóm tắt tình hình « Mỹ đánh thuế cao, Trung Quốc trả đũa, và chính bạn phải trả giá ». Trong báo cáo năm 2019, ba nhà nghiên cứu Mary Amiti, Stephen J. Redding et David E. Weinstein chứng minh nếu đánh thuế trên 100 %, sẽ dẫn đến tác động dây chuyền làm thương mại sụt mất 45 %. Và nếu cắt đứt hoàn toàn trao đổi, tổng sản phẩm nội địa thế giới sẽ giảm 1,5 %, tương đương 1.450 tỉ đô la.Chẳng hạn cảng Long Beach ở California có 40 % hàng hóa đến từ Trung Quốc, với mức thuế 145 %, sẽ giảm 4 đến 5 triệu container, mất đi 15.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp ở Los Angeles, hàng trăm mặt hàng thông dụng tăng giá, đời sống đắt đỏ. Về công nghệ, trong số 50 công ty lớn nhất của Mỹ có 41 lệ thuộc vào Trung Quốc cho 40 % chuỗi cung ứng. Apple là một ví dụ cụ thể : một iPhone 14 Pro Max sản xuất tại Trung Quốc có giá thành 501 đô la, với mức thuế 145 % sẽ thành 1.227 chưa tính tiền lời của hãng và các nhà bán lẻ. Người tiêu dùng phải trả trên 2.000 đô la thay vì 1.099 như hiện nay. Apple ước tính mất ít nhất 7 năm để chuyển dịch được 20 % sản xuất khỏi Hoa lục.
Về phía Trung Quốc, sẽ mất 2,2 % GDP và 3,5 triệu việc làm bị đe dọa. Dù đầu tư rất lớn cho công nghệ, Bắc Kinh vẫn lệ thuộc nặng nề vào các công nghệ hiện đại nhất, phải nhập trên 80 % nhu cầu chip bán dẫn tân tiến. Riêng tại « công xưởng thế giới » Quảng Đông, chỉ cần xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm phân nửa là 4.000 nhà máy phải đóng cửa, 650.000 công nhân bị sa thải. Nếu chia làm các khối kinh tế đối địch, về lâu về dài GDP thế giới giảm 7 % và ở một số nước đang phát triển tỉ lệ này là trên 12 %.
Đối với Việt Nam, L’Express cho rằng « Ngày Giải phóng » của Trump là cú sốc cực lớn, mức thuế cao ngất 46 % đe dọa sự cất cánh kinh tế những năm gần đây. Chỉ trong 6 năm qua, thặng dư thương mại với Hoa Kỳ tăng gấp ba, nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng lên kỷ lục. Việc tiếp tay cho Bắc Kinh không thể thoát khỏi cặp mắt của chính quyền Mỹ.
Vũ điệu ngoại giao của Tập Cận Bình để lôi kéo Đông Nam Á
The Economist cảnh báo, Tập Cận Bình có thể cố gắng rù quến các nạn nhân bị Donald Trump áp thuế. Đông Nam Á là khu vực bị liệt vào hàng đầu trong bảng phong thần của ông Trump : Việt Nam 46 %, Cam Bốt 49 %, Thái Lan 36 %...Ngay cả Singapore cũng phải chịu mức thuế sàn là 10 % dù không hề đánh thuế vào hàng Mỹ, thậm chí bị thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ. Thủ tướng Singapore Hoàng Tuần Tài (Lawrence Wong) tuyên bố trước Quốc Hội là « kỷ nguyên toàn cầu hóa dựa trên quy định và tự do mậu dịch đã kết thúc », nước Mỹ« đã hủy bỏ hệ thống do chính mình lập ra ».Chuyến công du khu vực của Tập Cận Bình có vẻ như diễn ra vào thời điểm thích hợp để tận dụng sai lầm của đối thủ. Trước hết ông Tập đến Việt Nam ngày 14/04 và sẽ loan báo một loạt đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng cao cấp. Sau đó ông đến Malaysia với các thông báo tương tự, Cam Bốt là chặng cuối cùng. Tuy nhiên không có quốc gia Đông Nam Á nào, ít nhất là cả ba nước sắp tiếp đón Tập Cận Bình, từ bỏ quan hệ với Mỹ.
Khác với nhiều khu vực khác trên thế giới, họ bình tĩnh chuẩn bị thương lượng. Nhà lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm nằm trong số những người đầu tiên liên lạc với ông Trump, đề nghị giảm thuế cho hàng Mỹ bằng không, và gởi một nhà đàm phán đến Washington. Trên thực tế, Đông Nam Á không có chọn lựa nào khác, không nước nào có thể sánh được ảnh hưởng của Trung Quốc hay Liên Hiệp Châu Âu. Dù một số người lo rằng thuế quan sẽ khiến Đông Nam Á xích gần với Bắc Kinh, nhưng hiện không có dấu hiệu nào. Tuy quân đội Trung Quốc quan hệ chặt chẽ với Việt Nam và Cam Bốt, ông Tập sẽ không ký hiệp ước an ninh mới nào trong vòng công du.
Hơn nữa, ASEAN lo sợ hàng Trung Quốc không xuất được qua Mỹ sẽ ồ ạt tràn sang, trong khi thị trường đã tràn ngập hàng made in China. Một quan chức Malaysia gọi hiện tượng này là « chiến tranh thương mại cấp hai » với các nạn nhân thuế quan của Trump. Và thật ra vũ điệu ngoại giao của ông Tập không đúng lúc. Các nước chủ nhà không muốn tỏ ra quá thân thiết với Bắc Kinh vào lúc đang mở đàm phán với ông Trump, và sợ hàng Trung Quốc đe dọa sản xuất trong nước. Các thỏa thuận đã dự kiến từ lâu sẽ được ký kết, nhưng ngoài ra không hy vọng có tiến triển quan trọng.
Việt Nam có nguy cơ mất thị trường Mỹ nếu tiếp tay cho Bắc Kinh
Trung Quốc có thể đơn thương độc mã chống lại Hoa Kỳ hay không ? Ông Trump thừa hưởng một thị trường chứng khoán căng thẳng, nhưng một nền kinh tế vững chắc. Tổng thống Mỹ thứ 47 đã làm mọi cách để phung phí di sản này. Kinh tế Trung Quốc thì đang bị giảm phát, và các nhà lãnh đạo quá cứng nhắc, quá chậm đổi hướng. Thương chiến nổ ra chóng vánh và ác liệt mà Bắc Kinh không lường nổi. Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc ngày 07/04, sau khi chính quyền quyết định trả đũa Mỹ. Ngân hàng Barclays ước tính Bắc Kinh cần bơm thêm đến 7.500 tỉ nhân dân tệ (trên 1.000 tỉ đô la, tức 5 % GDP năm nay) để thúc đẩy kinh tế.Một chiến lược khác là rút về phía thượng nguồn, bán phụ tùng và thiết bị cho các nước láng giềng để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh xuất sang Hoa Kỳ, khi thuế cho Trung Quốc luôn trên 100 % còn Việt Nam, Thái Lan chỉ 10 %. Nhưng mới đây cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro đã tố cáo Việt Nam là « thuộc địa » của các nhà sản xuất Hoa lục. The Economist nhấn mạnh, Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường Mỹ nếu không tự tách mình khỏi Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Stevan Altman, NYU Stern School of Business trong cuốn sách « How Nations Escape Poverty » (Làm thế nào các quốc gia thoát được nghèo đói), đã phân tích về phép lạ kinh tế Việt Nam. Trả lời L’Express, ông Altman nhận xét Việt Nam đã ký kết các hiệp định tự do mậu dịch nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đây là ví dụ tuyệt vời cho thương mại tự do.
Trong thập niên 90, Việt Nam là nước nghèo nhất thế giới với GDP trên đầu người chỉ có 98 đô la. Rồi sau đó chính quyền ******** đã chấp nhận sở hữu tư nhân, hướng về kinh tế thị trường, mở cửa cho đầu tư ngoại quốc, từ 80 % dân chúng sống trong cảnh nghèo khổ nay chỉ còn 3 %. Đối với một nước lệ thuộc vào tự do mậu dịch như Việt Nam, việc ông Trump áp thuế là rất bất công. Nhưng Việt Nam đã nhanh chóng đề nghị giảm thuế cho hàng Mỹ còn 0 %, đây là phản ứng rất khôn ngoan.

Đại chiến thuế quan Mỹ-Trung, « cây tre » Việt Nam biết ngả về đâu
The Economist tuần này cảnh báo, Tập Cận Bình cố gắng lôi kéo các quốc gia láng giềng là nạn nhân bị Donald Trump áp thuế, và Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường Mỹ nếu không giữ khoảng cách với Trung…
