xamvnnew
Trẩu tre
xì pam dữ mày
- Các yếu nhân hoạt động chính trị trong các phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ 20 (Đông Du, Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng, ĐCS Đông Dương,...) chống thực dân Pháp: Lâm Đức Thụ (1890-1947), Nguyễn Công Thu (1894 - 1976), Nguyễn Danh Ðới (1905 - 1943), Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932),...
- Lâm Đức Thụ (1890-1947) (huyện Kiến Xương, tức Nguyễn Công Viễn, là đồng chí hoạt động cùng Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc, mất năm 1949 tại quê nhà).
- Nguyễn Công Thu (1894 - 1976) quê xã Vũ Trung, Kiến Xương (cháu nội danh nhân Nguyễn Mậu Kiến), một trong những người đầu tiên đợc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc) vào những năm 1925 - 1926, có nhiều đóng góp đa đón thanh niên yêu nước sang Quảng Châu du học và hình thành tổ chức ******** ở Hà Nội.
- Nguyễn Danh Ðới (1905 - 1943) người xã Vũ Trung (cháu 4 đời danh nhân Nguyễn Mậu Kiến), bí thư kỳ bộ thanh niên đầu tiên ở Bắc Kỳ, tham gia sáng lập Ðảng ******** Ðông Dương.
- Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) quê Diêm Ðiền, Thái Thuỵ, tham gia sáng lập Ðảng ******** Ðông Dương, sáng lập Công hội đỏ (tiền thân của Tổng Liên doàn lao động Việt Nam).
- Vũ Trọng, quê làng Trình Phố (nay thuộc xã An Ninh, Tiền Hải), là bí thư một trong hai chi bộ ******** đầu tiên ở Thái Bình.
- Nguyễn Văn Năng (1902 - 1964) quê làng Thượng Phú (nay thuộc xã Ðông Phong, Ðông Hưng), bí thư tỉnh bộ đầu tiên của Thái Bình.
- Hoàng Văn Triệu (huyện Đông Hưng) là người đa công nghiệp về Thái Bình.
- Hoàng Văn Thái (huyện Tiền Hải, Đại tướng, tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Sinh trưởng ở làng An Khang (nay là xã Tây An) , là làng ở ngay bên cạnh làng Trình Phố nói trên)
- Nguyễn Thị Chiên (sinh 1930), nữ anh hùng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (1952). Quê ở xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đảng viên ĐCS Việt Nam (1948). Gia nhập bộ đội từ 1952. Trong Kháng chiến chống Pháp, xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật (Thái Bình) đánh địch trên đờng 39. Khi dẫn đờng cho cán bộ, bị địch bắt, tra tấn, bịt mắt, doạ bắn, vẫn nêu cao khí tiết, khiến địch phải trả tự do, trở về tiếp tục chỉ huy đội du kích chiến đấu. Huân chương Quân công hạng ba, huân chương Kháng chiến hạng nhất, huân chương Chiến công hạng nhất.
- Nguyễn Văn Vực, người làng Kênh Son, xã Minh Hưng, Kiến Xương, Thái Bình: Tham gia thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, Bí thư tỉnh ủy Thái Bình, tổng biên tập đầu tiên của báo Thái Bình (báo Tiến Lên). Bị Pháp bắt đi tù ở các nhà tù Nam Định, Sơn La, Côn Đảo.Sau Cách mạng tháng Tám thành công, ông đợc Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động, giữ các chức vụ sau: Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng, quyền Bí thư khu ủy khu Tám, Bí thư Nông hội Nam Bộ. Ông hy sinh năm 1952.
- Nguyễn Khang, người xã Minh Hưng, Kiến Xương, Thái Bình. Ông là người phụ trách tổng khởi nghĩa tại Hà Nội. Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu I; Uỷ viên Trung ương Đảng tại Đại hội II của ĐCS Việt Nam năm 1951; Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Mông Cổ. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng và Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
- Lại Ngọc Cang (nhà nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học Hán Nôm, như Truyện Kiều, Hoa tiên..., ông tự vẫn)
- Nguyễn Hữu Đang sinh ngày 15 tháng 8 năm 1913 trong một gia đình trí thức tại làng Trà Vi, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bìnhlà một nhà báo, một trong những người sáng lập nên Hội truyền Bá Quốc ngữ, là thứ trưởng Bộ Thanh Niên và là người chỉ huy dựng Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân.
- Tạ Quốc Luật quê thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. Đại đội trưởng thuộc đại đoàn 312. Người giương cao ngon cờ trên nóc hầm Đờ Cát trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
- Vũ Ngọc Nhạ (sinh 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư - Một trong 4 nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam)
- Nguyễn Ngọc Trìu quê quán xã Tây Giang huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Ông nguyên là Chủ tịch, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình (thời kỳ 5 tấn thóc); nguyên Phó Thủ tướng, - Bộ trưởng Nông nghiệp (Thời kỳ Khoán sản nông nghiệp). Chủ tịch trung ương hội làm vườn việt Nam.
- Nguyễn Đức Tâm (tên khai sinh Nguyễn Đức Kiêm) (1920 - 2010) quê quán xã Thượng Hiền, Kiến Xương, Thái Bình; nguyên ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng khóa V, VI; nguyên trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
- Trần Độ tên thật Tạ Ngọc Phách (23 tháng 9, 1923 – 9 tháng 8, 2002), quê huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Là nhà quân sự và chính trị Việt Nam, Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam , nguyên ủy viên Trung ương ĐCS Việt Nam các khóa 3 (dự khuyết từ năm 1960 đến năm 1972), 4, 5, 6 (1960-1991),Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị , Phó chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tuyên giáo, nhà văn, nhà hoạt động dân chủ.
- Phạm Tuân (huyện Kiến Xương, Anh hùng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ, và có công đầu trong việc hạ máy bay B52 của Mĩ. Cựu học sinh trường cấp ba Tây Tiền Hải)
- Đặng Kim Giang (1910-1983) quê tại xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên là Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam. Là chủ nhiệm cung cấp, một trong bốn thành viên của Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Điện Biên. Chịu trách nhiệm đảm bảo quân lương, súng đạn cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Thứ trưởng Bộ Nông trường.