Dương Quốc Chính: Vì sao cần phát triển kinh tế tư nhân?
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân tuy có diễn giải động cơ dẫn tới việc đề cao kinh tế tư nhân, vốn dĩ lâu nay vẫn không được coi trọng lắm trong nền kinh tế con la (Kinh tế thị trường định hướng XHCN, xem status trước), nhưng thực sự không nhắc tới một động lực đáng kể khác mà mình phân tích dưới đây.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân tuy có diễn giải động cơ dẫn tới việc đề cao kinh tế tư nhân, vốn dĩ lâu nay vẫn không được coi trọng lắm trong nền kinh tế con la (Kinh tế thị trường định hướng XHCN), nhưng thực sự không nhắc tới một động lực đáng kể khác mà mình phân tích dưới đây.
Trước giờ, Việt Nam tuy đã thị trường hóa nhiều mặt của nền kinh tế, nhưng với não trạng cố hữu của người ******** vẫn không thể tin tưởng hoàn toàn vào kinh tế tư nhân, đặc biệt là với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lý do đơn giản mà mình đã phân tích nhiều lần, đó là sự bất an với tính bền vững của chế độ.
Nhà nước ******** là nhà nước muốn được kiểm soát nhiều thành phần của xã hội, đặc biệt là kinh tế, thì sẽ muốn kiểm soát doanh nghiệp nhà nước, vì dễ kiểm soát hơn, nhất là với các ngành mũi nhọn, liên quan tới an ninh quốc gia, kiểu năng lượng, xuất khẩu lương thực, viễn thông, truyền thông, quốc phòng, an ninh... Tóm lại là các mặt ngon ăn và quan trọng thì nhà nước phải quản. Đó là lý do Mỹ vẫn không chịu công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường.
Tiếp nữa, nếu là tư nhân thì nhà nước sẽ ưu ái doanh nghiệp lớn kiểu Chaebols hơn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vì một vài bọn to bao giờ cũng dễ quản hơn nhiều thằng nhỏ. Thế nên các đời thủ tướng trước lúc thì đòi phát triển chaebols nhà nước (ông Nguyễn Tấn Dũng) tới chaebols tư nhân (ông Nguyễn Xuân Phúc).
Các phép thử đều thấy sai sai, không giống được bên Hàn. Cơ bản do hệ điều hành của nhà mình nó khác, dễ dính virus hơn. Lưu ý là Hàn nó bắt cựu tổng thống như cơm bữa, bắt luôn lãnh đạo các chaebols. Bao giờ Việt Nam dám làm điều tương tự, thì hãy tính học đòi chaebols. Vì để bọn "cá mập" hoành hành thì phải có cách kiểm soát mạnh mẽ như vậy và phải có tư pháp độc lập mới kiểm soát nổi.
Vậy sao giờ tự dưng lại bơm thổi bọn tư nhân cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Cái này là bị rơi vào đường cùng thôi. Do bối cảnh quốc tế. Tổng thống Trump dí thuế cho Việt Nam 46%, nghe đồn là deal được về khoảng một nửa, mình cũng dự đoán từ status đầu về vụ này. Tức là còn đâu đó 25-27%, thực ra là quá cao, 10-15% là khốn nạn rồi.
Thuế này cao hay thấp không quan trọng bằng những nước cạnh tranh với Việt Nam dính thuế này thấp hay cao hơn Việt Nam. Cạnh tranh là Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Mexico, Thái Lan... Đại khái là bọn "đại bàng" FDI sẽ bay đi "làm tổ" ở nơi có thuế thấp hơn thì mới có tính cạnh tranh quốc tế.
Nói chung thuế này sẽ góp phần tiêu diệt nền kinh tế nào bị phụ thuộc FDI như Việt Nam và Trung Quốc, Lào, Cam. Tất nhiên đảng ta cũng nhìn thấy điều này, nên xác định đứng trước bờ vực là nền kinh tế sẽ bị tụt giảm tốc độ tăng trưởng cỡ vài % do doanh nghiệp FDI bỏ chạy và ngay cả doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng khốn đốn.
Doanh nghiệp nhà nước được ưu ái lâu nay nhưng vẫn dặt dẹo lý do cơ bản nhất là vì thằng này tiêu tiền của thằng kia thì động lực tham nhũng cao hơn động lực phát triển. Nên coi như hết dư địa rồi. Các doanh nghiệp tư nhân mấy năm rồi được bơm thổi vươn lên thành tư bản thân hữu nhưng cơ bản cũng đã gần hết dư địa tăng trưởng do ưu ái đến thế là cùng, nhất là ưu ái nhiều thì lại phải đốt lò nhiều. Vì anh em thân hữu là đút lót mạnh nhất, mạnh hơn doanh nghiệp nhà nước luôn.
Vậy nên cách khả dĩ nhất còn lại là kích thích tăng trưởng cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ lâu nay vốn bị kỳ thị, đẩy xuống vị trí thấp, dặt dẹo sống qua ngày. Vì đám này nói chung tiềm năng, dư địa tăng trưởng còn rất lớn, bản chất chính là phát triển nội lực quốc gia. Mình cho đó là lý do cơ bản nhất dẫn tới sự ra đời của Nghị quyết 68 nói trên.
Tóm lại là không còn đường lùi thì phải bàn làm thôi.
Ảnh minh họa. Nguồn mạng