ĐBQH ĐỀ XUẤT QUAN NÊN ĐÁNH ÚP LÍNH NHƯ THỜI PHONG KIẾN

tungdo5205

Thôi vậy thì bỏ
Spain

'Bộ trưởng thử vi hành để xem cán bộ tiếp công dân thế nào'​

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất bộ trưởng, chủ tịch tỉnh thử hóa trang để đi thực tế tại cơ sở, xem cán bộ, công chức tiếp người dân và doanh nghiệp ra sao.

Thảo luận tổ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội sáng 23/5, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM) ghi nhận cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy được cử tri và nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, cải cách thể chế quan trọng nhất phải bắt đầu từ yếu tố con người.

Dẫn phản ánh từ cử tri và doanh nghiệp, ông Nghĩa nói trong thực thi công vụ có hiện tượng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược". Khi học nghị quyết, nghe lãnh đạo chỉ đạo ở các cuộc họp thì rất hào hứng, nhưng khi đi vào quy định cụ thể thì rất vướng. "Hàng nghìn giấy phép con và thủ tục vẫn tiếp tục mọc lên. Bước vào một dự án, một việc làm ăn cụ thể là đụng ngay hàng loạt quy định", ông Nghĩa nêu.

Ông cũng cho rằng vẫn còn hiện tượng "trên nóng dưới lạnh". Dự cuộc họp với Thủ tướng xong, các tập đoàn, doanh nghiệp rất hào hứng, phấn khởi khi cởi bỏ được nhiều rào cản về thủ tục rườm rà. Nhưng khi về địa phương, doanh nghiệp bắt tay vào làm thì gặp những cán bộ, công chức hoặc bộ phận không áp dụng tinh thần Thủ tướng quán triệt. Theo ông Nghĩa, nguyên nhân một phần là thể chế chưa đủ, nhưng cũng có phần do người thực hiện.
"Chứng nhận cái giấy để sửa chữa nhà thôi mà phải đề nghị ông xã ký xác nhận 4 bên không có tranh chấp, nhiều trường hợp cũng phải có phong bì mới ký", ông Nghĩa nói.

Bộ trưởng thử vi hành để xem cán bộ tiếp công dân thế nào

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM). Ảnh: Phạm Thắng

Từ thực tiễn trên, ông đề nghị Chính phủ có biện pháp để các chủ trương được thực hiện xuyên suốt đến tận cấp xã, không thể thông thoáng ở bộ, ở tỉnh nhưng đến xã thì lại tắc.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển (chuyên trách Ủy ban Pháp luật và Tư pháp) nói qua rà soát cho thấy có những vấn đề đã đặt ra nhưng thực hiện chưa hiệu quả. Quy định mỗi mặt hàng chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan chuyên ngành được đặt ra từ năm 2019 nhưng đến nay chưa thể ban hành nghị định quy định cụ thể. Thực tế vẫn có những mặt hàng chịu sự quản lý của 2 cơ quan, thậm chí là tiêu chuẩn khác nhau, gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

Hay như lĩnh vực y tế, liên quan đến Nghị định số 09/2016 quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, các bất cập đã được chỉ ra, từng chất vấn Bộ trưởng Y tế, nhưng đến nay vẫn chưa có quy định sửa đổi.

Để đạt mục tiêu các nghị quyết đặt ra, như Nghị quyết về các chính sách đặc biệt cho kinh tế tư nhân, ông Hiển đề nghị sớm rà soát, đánh giá toàn bộ văn bản, thủ tục đã ban hành, xem những gì đã làm được, chưa làm được, để có giải pháp kịp thời.

Đồng tình với đại biểu Nghĩa, ông Hiển cũng mong muốn cơ quan Nhà nước đẩy mạnh giám sát trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo chủ trương mới, Quốc hội sẽ ban hành luật với các quy định mang tính nguyên tắc, Chính phủ sẽ quy định chi tiết để thực hiện.

Với sự thay đổi này, tới đây, số lượng văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ và các bộ, ngành sẽ tăng lên rất nhiều. Điều này đòi hỏi việc giám sát phải được thực hiện chặt chẽ, để luật đã "mở" rồi thì đến nghị định, thông tư cũng phải "mở" chứ không thể tạo ra rào cản.

"Nếu không cẩn thận, các rào cản sẽ được tạo ra tại các văn bản dưới luật, không thể phát huy hiệu quả các chính sách mà Quốc hội đã thông qua", ông nói.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Phạm Thắng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Phạm Thắng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh nhiệm kỳ Đại hội 13, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung tháo gỡ thể chế. Trong đó tại kỳ họp thứ 9 đang diễn ra, Quốc hội sẽ sửa 34 luật nhằm thể chế hóa quy định liên quan sắp xếp bộ máy và chế độ cho cán bộ, công viên chức.

Theo Chủ tịch Quốc hội, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuối năm là đảm bảo tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, mục tiêu này có không ít thách thức, từ những chính sách thuế quan mới của nước ngoài cho đến những biến động chính trị phức tạp của thế giới.

Vì vậy, ba nhiệm vụ cần tập trung thực hiện, gồm tăng cường đầu tư công; thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường. Để làm được việc này, Quốc hội, từng đại biểu cần đồng hành với Chính phủ, tiếp tục cải cách thể chế, pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Quốc hội sẽ làm việc "hết sức tích cực, khẩn trương".

"Tôi mong rằng đại biểu tích cực thảo luận, không phát biểu thì gửi bài. Nếu thấy vấn đề nổi cộm cần phản ánh cho Chủ tịch Quốc hội, các ủy viên thường trực. Đại biểu hiến kế, đóng góp gì thì mạnh dạn, chúng tôi sẵn sàng tiếp thu", ông nói.

 

Có thể bạn quan tâm

Top